Giữa đại dịch, chơi thể thao trong nhà có an toàn?

13/07/2021 08:28 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Dịch Covid-19 lại bùng phát, các hoạt động thi đấu và tập luyện thể thao ngoài trời đã phải tạm dừng nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng, liệu các môn thể thao trong nhà, kể cả thi đấu lẫn tập luyện thể thao có an toàn?

 

Đoàn Thể thao Việt Nam sẵn sàng vượt qua thử thách

Đoàn Thể thao Việt Nam sẵn sàng vượt qua thử thách

Công tác chuẩn bị cho đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự Olympic Tokyo đã hoàn tất và các tuyển thủ đã sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ vào ngày 18/7. Đây là chuyến đi được dự báo có rất nhiều khó khăn cho TTVN, bởi quá trình từ khi chuẩn bị đến lúc bước vào thi đấu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

 

Theo các nhà khoa học, ngay với các môn thể thao đỉnh cao diễn ra trong nhà thi đấu cũng có thể rủi ro hơn các môn thể thao ngoài trời vì thiếu luồng không khí có thể khiến virus tồn tại trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, mức độ rủi ro còn tùy thuộc vào các yếu tố như khả năng phòng dịch, mức độ tiếp xúc vật lý với những người chơi khác và có bao nhiêu người chơi dựa vào thiết bị dùng chung. Ngay cả khán giả, đặc biệt là khi họ ngồi gần nhau, cũng có thể là một yếu tố đáng lo ngại, vì hò hét, hát vang sẽ khiến virus lan rộng vào không khí.

Vì sao các môn thể thao trong nhà tiềm ẩn nguy hiểm?

Nếu không có hệ thống thông gió thích hợp, những không gian trong nhà có thể hạn chế luồng không khí, do đó, các hạt virus corona có thể quanh quẩn trong các giọt không khí và có khả năng lây nhiễm cho bất kì ai trong cùng không gian.

Các môn thể thao dễ khiến virus lây lan giữa người với người. Chơi thể thao, cũng như quan sát chúng, có thể bao gồm nhiều nhịp thở nặng nhọc, hò hét, la hét và hát vang, tất cả đều có thể phóng những giọt nhỏ và các hạt ở đường hô hấp chứa virus vào không khí xung quanh. Điều này trở nên đáng quan tâm hơn trong các không gian trong nhà, kín, nơi nhiều người vẫn nghĩ không cần dùng khẩu trang.

Chú thích ảnh

Bên cạnh đó, các môn thể thao yêu cầu tiếp xúc gần, ngay cả khi người chơi đeo khẩu trang nếu không đúng cách, cũng có thể khiến vận động viên, huấn luyện viên và khán giả có nguy cơ hít phải các hạt và nhiễm Covid-19.

Có những môn thể thao nào có sự rủi ro cao hơn?

Câu trả lời ngắn gọn: Có, và một lần nữa, điều này phụ thuộc vào lượng tiếp xúc cơ thể của môn thể thao và khả năng phòng chống dịch của người chơi.

Lấy ví dụ như bóng rổ - là môn thể thao đòi hỏi thể chất và nhịp độ nhanh. Hai môn thể thao này đều yêu cầu tiếp xúc gần hơn, và người chơi liên tục hét lên, thở hổn hển và tiến lại gần nhau. Để so sánh, các môn thể thao trong nhà khác như quần vợt đơn hoặc điền kinh trong nhà, các vận động viên có thể dễ dàng đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về tác động của nhiệt độ và độ ẩm đối với sự lây lan của virus corona, đơn cử, các sân băng đã là một nguồn lây nhiễm đáng chú ý trong mùa Đông như ở Mỹ vừa qua. Tờ Washington Post đưa tin vào đầu tháng 12 rằng, bang Massachusetts (Mỹ) đã ghi nhận hơn 100 trường hợp hockey thanh niên trong vài tuần, và một trọng tài không có triệu chứng ở Maine đã tiếp xúc với 400 người chỉ trong hai ngày.

Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, như các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến nghị, có thể làm giảm khả năng nhiễm virus của bạn, nhưng những biện pháp này không hiệu quả 100%. Luôn có một số rủi ro nếu bạn tương tác với những người khác.

Chú thích ảnh

Nói ngắn gọn, nhiều lớp bảo vệ rất quan trọng để giảm nguy cơ lây truyền, bởi ngay các hoạt động ngoài trời mát mẻ hơn có thể làm giảm nguy cơ lây lan Covid-19, nhưng bất kì hoạt động thể thao hoặc tụ tập nào cũng có khả năng lây lan virus.

Hãy vệ sinh nhà cửa trước khi tập thể thao

Ngay cả khi tập thể dục, thể thao tại nhà, bạn cũng có thể có nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu không đảm bảo công tác vệ sinh, giữ gìn nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, nên vệ sinh bằng chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt. Vệ sinh các bề mặt thường được chạm vào một cách thường xuyên và sau khi có khách đến thăm nhà. Tập trung vào các bề mặt thường được chạm vào như tay nắm cửa, bàn, tay nắm, công tắc đèn và mặt kệ. Làm sạch các bề mặt khác trong nhà khi bị bẩn trông thấy hoặc khi cần thiết.

Trong hầu hết các tình huống, việc vệ sinh sẽ giúp loại bỏ hầu hết phần tử virus trên bề mặt. Nhưng nên nhớ, khử trùng để giảm lây truyền Covid-19 tại nhà có thể trở nên không cần thiết trừ khi có người trong nhà bị bệnh hoặc có người dương tính với Covid-19 xuất hiện tại chính nhà của bạn trong vòng 24 giờ qua.

Và tập thể thao trong nhà, hãy đảm bảo nơi diễn ra hoạt động thể thao có các hệ thống lọc và thông khí đúng quy cách và có thể mở cửa sổ, cửa ra vào để tăng lưu thông khí trong toàn bộ không gian, nếu khả thi.

Tập môn thể thao nào ở nhà trong mùa dịch?

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều trung tâm, câu lạc bộ, phòng tập thể dục thể thao như: Phòng tập gym, aerobic, yoga... đã đóng cửa. Vì vậy, nhiều người dân đã chuyển sang tập luyện thể dục thể thao tại nhà hoặc những nơi thoáng mát, ít tập trung đông người. Việc người dân chủ động điều chỉnh cách tập luyện và lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng phòng, chống dịch bệnh thời điểm này là rất cần thiết.

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã hướng dẫn một số cách vận động để mọi người có thể tập luyện ở nhà trong mùa dịch như: Leo cầu thang, tập các bài co duỗi chân tay, nhảy dây, tập các bài luyện cơ bắp và thăng bằng. Mọi người cũng có thể tham gia các lớp tập thể dục trực tuyến, tìm và tập theo các bài tập có hướng dẫn trên mạng, nhún nhảy theo nhạc, hoặc thực hành các trò chơi vận động qua video…

Một số bài tập được đông đảo người lựa chọn, có thể tự tập ngay trong chính căn phòng của mình, hoàn toàn không cần dụng cụ hỗ trợ và tiết kiệm nhiều thời gian có thể kể đến như:

1. Chống đẩy: Đây là động tác phổ biến nhất, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Phương pháp này giúp đốt cháy calo, tác động hiệu quả lên các nhóm cơ ở tay, vai và lưng.

2. Tư thế rắn hổ mang: Tạo hình của bài tập giống như một con rắn hổ mang đang tấn công. Đây là bài tập cực kỳ hữu ích với các động tác căng cơ lưng và bụng. Phương pháp này giúp cột sống dẻo dai, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời tránh được các bệnh như thoái hóa cột sống…

3. Tập cơ bụng: Với các động tác gập bụng kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh, người tập có thể giải phóng mỡ thừa vùng bụng hiệu quả, cải thiện sức đề kháng.

4. Nhảy vung tay: Bài tập có tác dụng kích thích tim mạch hoạt động khỏe mạnh hơn, giải phóng năng lượng rất nhanh và làm săn chắc nhiều nhóm cơ cùng một lúc như: Cơ hông, cơ đùi trong, cơ vai… mà không cần đến dụng cụ tập gym.

Nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục hàng ngày, chú trọng rèn luyện sức khỏe qua các bài tập thể dục đơn giản, phù hợp với thể trạng của bản thân.

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

M.T

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm