CK ngày 31/3: VN-Index giảm phiên thứ hai liên tiếp

31/03/2009 14:09 GMT+7 | Thế giới

Thị trường châu Á, châu Âu và Mỹ đêm qua (30/3) mất điểm mạnh trước phản ứng quyết liệt của chính quyền Tổng thống Obama đối với hãng xe General Motors và Chrysler, cũng như cảnh báo sẽ có thêm nhiều ngân hàng cần đến sự cứu trợ từ Chính phủ. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay (31/3) tiếp tục giảm điểm do tác động tâm lý từ thị trường chứng khoán thế giới và áp lực bán ra nhằm hiện thực hóa lợi nhuận. Đáng chú ý là thị trường lại có dấu hiệu hồi phục trong đợt khớp lệnh cuối cùng khi sức cầu bất ngờ tăng trở lại.
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 280,67 điểm, giảm 1,71 điểm (tương đương giảm 0,61%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 22.696.930 đơn vị, giảm 5,15% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 496,493 tỷ đồng, giảm 7,05% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 261.326 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7,79 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 22.958.256 đơn vị (giảm 12,62% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 504,285 tỷ đồng (giảm 17,48%).

Bước vào đợt khớp lệnh mở cửa, hàng loạt lệnh bán tiếp tục được hiển thị trên bảng giá ngay những phút đầu tiên. Tâm lý nhà đầu tư lo ngại muốn bán tháo cổ phiếu cũng dễ hiểu, khi thị trường chứng khoán thế giới, nhất là Mỹ đêm qua đã có một phiên sụt giảm khá mạnh.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 3,85 điểm, xuống 278,53 điểm (tương đương giảm 1,36%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.148.810 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 89,36 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 32 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu, 103 mã giảm giá và 3 mã không có giao dịch là BBT, SJ1, VPK. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 9 mã tăng trần là DDM, DRC, GTA, HMC, LAF, LBM, SFC, SHC, TMC và có tới 19 mã giảm sàn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 4,49 điểm, xuống 277,89 điểm (tương đương giảm 1,59%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 19.188.970 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 419,10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều bất ngờ lại xảy ra khi sang đến đợt khớp lệnh đóng cửa thị trường lại có sự chênh lệch giữa hai yếu tố cung và cầu. Dường như những người muốn bán đã giải tỏa được áp lực của mình, trong khi bên mua lại có phần thắng thế. Do đó, kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 280,67 điểm, giảm nhẹ 1,71 điểm (tương đương giảm 0,61%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 22.696.930 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 496,49 tỷ đồng.

Theo CTCK Âu Việt (AVSC), phiên giao dịch ngày hôm qua là phiên giao dịch chốt lãi cuối cùng trong đợt sóng tháng 03 này. Khối lượng và giá trị giao dịch sẽ giảm trở lại và đa phần nhà đầu tư sẽ án binh bất động trước khi có BCTC quý I/2009. Thị trường sẽ tạm lắng một thời gian để chờ đợi một thông tin hỗ trợ thật mạnh để có thể bắt đầu một con sóng mới.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 63 mã tăng giá, 94 mã giảm giá, 24 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 28 mã tăng trần, 17 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 13 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 cổ phiếu tăng giá, 6 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là STB. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VIC và 1 mã tăng trần là PVF.

Cụ thể, HAG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,86%), đạt 54.000 đồng. VPL tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,08%), đạt 49.000 đồng. PVF tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), đạt 18.900 đồng.

HPG giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,29%), còn 30.700 đồng. FPT giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,75%), còn 44.900 đồng. PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,68%), còn 58.500 đồng. VNM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,88%), còn 78.500 đồng. VIC giảm 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), còn 40.200 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 9,13% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức gias tham chiếu là 16.200 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 31,23% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là SFI, PVF, VKP. Ngược lại, có 2 mã cùng có mức giảm 4,96% là HRC, VIC xuống các mức giá tương ứng là 24.900 đồng/cổ phiếu và 40.200 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFI là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.100 đồng lên mức 44.100 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 39 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 5.000 đồng xuống còn 106.000 đồng/cổ phiếu, với hơn 21 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 3 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,33%), chỉ còn 4.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,39%), chỉ còn 7.100 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 100 đồng (tương đương 2,13%), chỉ còn 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 59 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.469.370 đơn vị, bằng 15,29% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 633.340 đơn vị, chiếm 68,12% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như DPM (493.120 đơn vị), PVF (411.180 đơn vị), SSI (317.940 đơn vị) và ITA (181.550 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VPL (76,26%), DPR (68,79%), PPC (68,12%), DMC (60,26%) và VFMVF4 (58,67%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

   16.200

      -  

0,00%

  2.071.870

SSI

   27.500

   (500)

-1,79%

  1.569.530

REE

   24.300

   (900)

-3,57%

  1.373.770

DPM

   31.600

   (400)

-1,25%

  1.053.600

ITA

   25.600

  1.100

4,49%

  1.019.810

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

VKP

    6.300

    300

5,00%

    66.040

SFI

   44.100

  2.100

5,00%

    39.440

PVF

   18.900

    900

5,00%

   802.330

SHC

   16.900

    800

4,97%

    18.440

TNA

   17.100

    800

4,91%

       330

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

HRC

   24.900

 (1.300)

-4,96%

    33.670

VIC

   40.200

 (2.100)

-4,96%

   364.960

PNJ

   49.900

 (2.600)

-4,95%

   158.450

TDH

   36.600

 (1.900)

-4,94%

   199.190

NTL

   33.500

 (1.700)

-4,83%

   147.270


HASTC-Index lội ngược dòng ở những phút cuối
Mở đầu phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index giảm khá mạnh do ảnh hưởng tâm lý từ thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh đêm qua. Hầu hết các cổ phiếu bluechip trên sàn này đều có mức giảm tương đối mạnh, khối lượng giao dịch thấp trong những phút đầu. Tuy nhiên, thị trường lại có dấu hiệu ấm lên khi giao dịch bắt đầu tăng mạnh trong 2/3 thời gian còn lại. Đáng chú ý là sau khi sàn HOSE đóng cửa với mức điểm giảm không đáng kể, hy vọng tăng điểm lại được nhen nhóm trên HASTC, do đó sức cầu mạnh ở những mã bulechip đã giúp chỉ số này xanh trở lại trong 15 phút cuối. 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/03/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 98,37 điểm, tăng 1,02 điểm (tương đương tăng 1,05%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 10.578.600 đơn vị, tăng 3,66% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 208,64 tỷ đồng, giảm 2,92%.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 4 cổ phiếu là THB, ACB, NTP và BVS với tổng khối lượng giao dịch là 158.000 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 2,61 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 10.736.600 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 211,25 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 12.559 lệnh mua với tổng khối lượng là 18.645.400 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 7.104 với tổng khối lượng bán là 13.051.900 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 2.839.100, 2.581.000, 1.652.400 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 1.926.200, 1.883.000, 1.328.600 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 912.900, 698.000, 592.700 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là KBC, SCC, L18 với khối lượng đặt tương ứng là 37.000, 31.700, 30.800 đơn vị.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 56 mã tăng giá, 31 mã đứng giá tham chiếu, 65 mã giảm giá, và 25 mã không có giao dịch. Trong đó có 1 mã tăng trần là SVI và 4 mã giảm sàn là SRA, VE9, VTL, VTV. Đáng chú ý về cuối phiên, có 7 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là SAP, SCC, SDJ, SRA, VE9, VTL, VTV và 12 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng giá, 4 mã giảm giá và 4 mã đứng giá tham chiếu.

Cụ thể, TBC tăng 500 đồng/cổ phiếu (tăng 3,33%), đạt 15.500 đồng với 489.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS tăng 100 đồng/cổ phiếu (tăng 0,49%), đạt 20.700 đồng với 1.222.200 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Các mã BTS giữ nguyên mức giá tham chiếu là 8.900 đồng, với 271.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC là 10.500 đồng, với 697.000 cổ phiếu. VCG là 15.500 đồng, với 268.500 cổ phiếu. PVI là 25.800 đồng, với 223.900 cổ phiếu.

Còn lại, ACB giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 1,04%), xuống  28.600 đồng với 1,627 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 1,13%), xuống  26.200 đồng với 309.200 cổ phiếu. KBC giảm 400 đồng/cổ phiếu (giảm 0,99%), xuống  40.000 đồng với 215.800 cổ phiếu. VNR giảm 600 đồng/cổ phiếu (giảm 1,88%), xuống  31.300 đồng với 1.400 cổ phiếu.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là S55 đạt 20.000 đồng/cổ phiếu, tăng 1.200 đồng (tương đương 6,38%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 81 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là SRA khi tụt xuống mức 12.100 đồng/cổ phiếu, giảm 900 đồng (tương đương 6,92%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 14 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VMC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.200 đồng lên mức 21.300 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 11 nghìn cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu S55 tăng 1.200 đồng lên mức 20.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 81 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, 2 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.000 đồng là QST xuống còn 17.000 đồng/cổ phiếu và VTV xuống còn 13.700 đồng/cổ phiếu, với cùng tổng khối lượng giao dịch báo giá chỉ có 100 cổ phiếu.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là KLS với hơn 1,75 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 12.500 đồng/cổ phiếu, giảm 300 đồng (tương đương 2,34%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 55,40% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 20 mã với tổng khối lượng là 295.600 cổ phiếu và bán ra 14 mã với tổng khối lượng là 478.300 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VCG khi mua vào 90.800 đơn vị, chiếm 33,82% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là PVI, KBC, BVS, PVS với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 77.400, 43.400, 37.000, 24.900 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BVS với 242.300 cổ phiếu, chiếm 19,82% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KBC, VSP, VCG, BCC với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 80.500, 45.000, 40.000, 20.000 cổ phiếu. 

 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

 +/-

 %

KLGD

 KLS

    12.500

      (300)

    (2,34)

    1.748.000

 ACB

    28.600

      (300)

    (1,04)

    1.627.000

 BVS

    20.700

       100

      0,49

    1.222.200

 BCC

    10.500

         -  

        -  

      697.000

 HPC

    15.500

       800

      5,44

      566.500

 

 

 

 

 

 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 

 Giá

 +/-

 %

 KLGD

 S55

    20.000

      1.200

      6,38

       80.600

 SVI

    13.400

       800

      6,35

        3.400

 DC4

    17.100

      1.000

      6,21

       20.300

 SDS

    14.000

       800

      6,06

          100

 VMC

    21.300

      1.200

      5,97

       10.500

 

 

 

 

 

 5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 

 Giá

 +/-

 %

 KLGD

 SRA

    12.100

      (900)

    (6,92)

       14.000

 VTV

    13.700

     (1.000)

    (6,80)

          100

 VTL

    13.900

     (1.000)

    (6,71)

          500

 VE9

    12.000

      (800)

    (6,25)

          100

 NGC

    14.000

      (900)

    (6,04)

          200

 

* VC7: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 15%

* VC6: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2008 bằng tiền, với tỷ lệ 3%

* PPG: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận quyền nhận cổ tức đợt 3 năm 2008 bằng tiền, với tỷ lệ 3%

* LBE: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 6% 
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm