Nâng cao giá trị cho cà phê Việt

12/12/2017 08:19 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Lần đầu tiên “Ngày Cà Phê Việt Nam” được tổ chức tại Đà Lạt ngày 9 đến ngày 11 tháng12 với phương châm “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cho hạt cà phê”, Ngày Cà phê Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.

Các dự án hợp tác phát triển nông nghiệp bền vững trong ngành cà phê như Dự án hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực cà phê được Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và Nestlé Việt Nam đồng chủ trì hay các dự án được các doanh nghiệp chủ động triển khai Nescafe plan được đánh giá cao. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá hợp tác công tư là một nhóm giải pháp rất tích cực có tác động đến sự phát triển của ngành cà phê và người nông dân trồng cà phê Việt Nam.

Hưởng ứng Ngày Cà Phê Việt Nam lần đầu tiên, một chuỗi các hoạt động đã được thực hiện trong đó đáng chú ý có chuyến thăm thực địa hộ sản xuất cà phê bền vững của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Các hội thảo chuyên đề như: “Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Tây nguyên, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo cấp cao của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng và Nestle Việt Nam tại không gian văn hóa cà phê Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hội thảo “Mở rộng mô hình hợp tác hiệu quả, liên kết chuỗi và phát triển bền vững – Kinh nghiệm thực tiễn từ ngành cà phê” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp thực hiện cùng Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB), Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP) và Nestlé Việt Nam tổ chức.

Theo các chuyên gia cà phê, mặc dù là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên cà phê Việt Nam chủ yếu được ưa chuộng do giá thành rẻ trong khi chất lượng cà phê Việt Nam được đánh giá không cao. Các hộ làm cà phê đa phần canh tác và thu hái theo phương pháp truyền thống, không có quy trình chuẩn cũng như áp dụng khoa học – kỹ thuật vào các khâu chăm sóc. Bên cạnh đó là tình trạng cây cà phê già cỗi, cũng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng, và chất lượng hạt cà phê”.

Dự án hợp tác công tư (PPP Coffee Taskforce) được Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và Nestlé Việt Nam đồng chủ trì với sự tham gia của các đối tác trong khối tư như: Yara, Bayer, Ba con cò và Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP) ra đời nhằm mục tiêu phát triển canh tác cà phê bền vững. Không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng cho hạt cà phê Việt Nam, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng cà phê, đảm bảo môi trường canh tác bền vững với tầm nhìn 20-20-20 đến năm 2020 (tăng 20% năng suất – tăng 20% thu nhập – giảm 20% khí thải nhà kính).

Dự án PPP còn đóng vai trò kết nối với các dự án khác hoạt động trong ngành hàng cà phê với cùng mục tiêu như Nescafe plan, ISLA,ddự án nước của tổ chức EDE… nhằm tối ưu sự liên kết chuỗi, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ trực tiếp người nông dân canh tác bền vững đóng góp cho sự phát triển chung của ngành.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam

Vừa qua, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk– Bayer Việt Nam hân hạnh là nhà tài trợ chính cho Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam"lần đầu tiên được phối hợp thực hiện cùng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên.

Mỹ Nhung

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm