Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam

19/09/2017 11:24 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Vừa qua, tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk– Bayer Việt Nam hân hạnh là nhà tài trợ chính cho Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê Việt Nam"lần đầu tiên được phối hợp thực hiện cùng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Tây Nguyên. Hội thảo nhằm giới thiệu các giải pháp và những tiến bộ kỹ thuật mới để hỗ trợ phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam, đặc biệt là trồng cà phê tái canh.

“Bayer mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng cà phê tại Việt Nam. Với bộ giải pháp Much More Coffee và Câu lạc bộ Chuyên gia Cà phê Bayer, chúng tôi mong muốn tạo nên một diễn đàn giúp người nông dân phản ánh và nâng cao sự chuyên nghiệp cũng như niềm đam mê của mình đối với công việc trồng cà phê, thông qua đó giúp gia tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận một cách bền vững.”, ông Kohei Sakata, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết.

Tình hình canh tác và xuất khẩu cà phê tại Việt nam:

Theo Tiến sĩ Trần Thanh Hùng, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (IAS), bên cạnhxuất khẩu gạo và tiêu đen thì Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Trong niên vụ 2016/2017, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt khoảng 27,3 triệu bao (60kg/bao), chiếm 38 - 40% sản lượng xuất khẩu của cà phê thế giới. Chỉ tính riêng các tỉnh Tây Nguyên đến thời điểm hiện tại, diện tích trồng cây cà phê đạt trên 551.670 ha. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng suất và chất lượng cây cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang bị giảm sút. Để cây cà phê của Việt Nam có thể phát triển bền vững, cho trái cà phê đạt năng suất, chất lượng thì việc áp dụng những phương thức mới là rất cần thiết.

Chú thích ảnh
Người trồng cà phê tìm hiểu thông tin về Quy trình Much More Coffee của Bayer

Tiến sĩ Trương Hồng, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho rằng các giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả sản xuất trồng cà phê tái canh là sử dụng các loại giống cà phê mới cho năng suất, chất lượng cao đã được cấp thẩm quyền công nhận, áp dụng đồng bộ hệ thống giải pháp kỹ thuật tiên tiến như bón phân dựa vào độ phì đất, tưới nước tiết kiệm, áp dụng công nghệ bón phân qua hệ thống tưới. Đồng thời cần khuyến khích người dân trồng cây đai rừng, cây che bóng hoặc trồng xen đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch trong vườn cà phê như trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ… với mật độ phù hợp để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đây cũng được xem như một giải pháp canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo cho ngành cà phê phát triển bền vững.

Giải pháp Much More Coffee và giới thiệu Câu lạc bộ Chuyên gia Cà phê Bayer:

Trong bối cảnh hơn 50% diện tích cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên cần được tái canh, Bayer Việt Nam đã chia sẻ giải pháp Much More Coffee (MMC) và giới thiệu Câu lạc bộ Chuyên gia Cà phê Bayer giúp cây cà phê “Tăng năng suất – Tăng chất lượng – Tăng lợi nhuận".

Bộ giải pháp MMC bao gồm khuyến cáo áp dụng các biện pháp canh tác tốt và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) có chọn lọc ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây cà phê. Được giới thiệu đến nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên từ năm 2015, giải pháp này đã được các cơ quan như WASI, Cục BVTV Tỉnh Đắk Lắk, Cục BVTV Tỉnh Lâm Đồng chấp thuận vàtriển khai hơn 1.000 mô hình cho bà con nông dân tại đây. Đến nay, MMC đã đạt kết quả ấn tượng như: giúp tăng năng suất cà phê hơn 23%, tiết kiệm lao động và đạt lợi nhuận trung bình tăng hơn 27% so với tập quán canh tác của bà con trước đây.

Cùng thời gian trên, Bayer Việt Nam thành lập Câu lạc bộChuyên gia Cà phê Bayer (CLB) tại Tây Nguyên, đây là điểm hẹn cuối tuần đểcán bộ của WASI, Cục BVTV địa phương và chuyên viên kỹ thuật của Bayer tập huấn kiến thứcvà nông dân trồng cà phê giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như nắm vững mô hình MMC. Đến nay,CLBđã thu hút hơn 500 hộ nông dân tham gia.

Chú thích ảnh
Anh Trương Hoàng Trung, nông dân trồng cà phê tại Đắk Lắk và Đại sứ cà phê Bayer chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng Quy trình Much More Coffee tại vườn nhà mình

Hướng đến mô hình cà phê sạch và bền vững

Chiều cùng ngày, các thành viên có chuyến tham quan vườn cà phê của nông dân Trần Hoàng Trung ở Xã Quảng Hiệp, Huyện Cư M'gar, Tỉnh Đắk Lắk, người đã thực hiện thành công mô hình MMC từ 2015 đến nay.

“Với sự hỗ trợ của cán bộ WASI, Cục BVTV địa phương, bà con nông dân không chỉ được tập huấn mô hình MMC mà còn được huấn luyện tổng hợp giải pháp từ giống cây trồng, phân bón, tưới tiêu, phương pháp quản lý cỏ dại, sâu bệnh hại giúp bà con canh tách cà phê bền vững.”, ông Trung chia sẻ.

Ông Thạch Văn Kiên, Xã B'lá, Thị Trấn Lộc Thắng, Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Trước đây bà con dùng các sản phẩm thuốc diệt cỏ có gốc Glyphosate và phải phun thuốc quản lý cỏ dại từ 3 đến 4 lần/năm, tốn khá nhiều tiền và nhân công trong khi lao động thì ngày càng khan hiếm. Hiện nay, nhờ áp dụng mô hình MMC, bà con được sử dụng sản phẩm quản lý cỏ dại an toàn và hiệu quả, chỉ cần phun thuốc một lần là an toàn cho cả năm vàgiúp tiết kiệm công lao động.”

“Ngoài ra, mô hình còn giúp bà con quản lý sâu bệnh hại suốt cả vụ, giúp bảo vệ cây trồng và tăng năng suất lên trung bình khoảng hơn 23% và tăng lợi nhuận hơn 27%. Đặc biệt, khi áp dụng mô hình MMC, sau thu hoạch, cây trồng khỏe hơn, giúp ổn định năng suất và khả năng phòng bệnh trong giai đoạn tiếp theo.”, ông Kiên chia sẻ thêm.

ÔngTrần Hữu Ngà, Thôn Hiệp Thắng, Xã Quảng Hiệp, Huyện Cư M’gar, Tỉnh Đắk Lắk đề xuất: “Mô hình này giúp bà con nông dân Tăng năng suất - Tăng chất lượng - Tăng lợi nhuận và hiệu quả cao trong sản xuất cà phê bền vững nên cần được nhân rộng cho bà con trồng cà phê cả nước, giúp bà con trồng cà phê tốt hơn trong điều kiện thời tiết biến đổi ngày càng phức tạp.”

Với những hiệu quảđược ghi nhận từ năm 2015 đến nay đã chứng tỏ mô hình MMCvà CLB MMC là giải pháp phù hợp hỗ trợ bà con trồng cà phê vùng Tây nguyêncũng như bà con trồng cà phê trên cả nước bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả cũng như đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu.

Theo ông Kohei Sakata, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam, trong thời gian tới, Bayer Việt Nam sẽ nâng cấp mô hình MMC bằng cách đưa ra các sản phẩm mới để phát triển đầy đủ giải pháp trên cũng như phát triển thành viên CLB giúp nông dân biết và áp dụng các giải pháp MMC hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Bayer cũng làm việc với các đối tác để đưa công nghệ tưới nhỏ giọt giúp bà con quản lý nguồn tài nguyên nước tốt hơn cũng như hợp tác với các đối tác Thu Mua – Sản xuất – Xuất khẩu cà phê giúp nông dân sản xuất đúng tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu với giá thành ổn định.

Minh Hải

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm