60 năm câu nói bất hủ 'Tôi có một ước mơ' của Martin Luther King

28/08/2023 16:02 GMT+7 | Văn hoá

60 năm sau khi Martin Luther King có bài phát biểu mang tính biểu tượng của mình tại Washington DC, những lời nói của nhà hoạt động Mỹ này vẫn có tác động không thể so sánh được cho đến ngày nay.

"Tôi có một ước mơ rằng một ngày nào đó 4 đứa con nhỏ của tôi sẽ sống ở một quốc gia nơi chúng sẽ không bị đánh giá bởi màu da mà bằng tính cách của chúng. Hôm nay tôi có một ước mơ".

Sức mạnh của lời nói

Những lời đó, được Martin Luther King Jr. phát biểu từ bậc thềm của Đài tưởng niệm Lincoln vào ngày 28/8/1963 và nó tiếp tục vang vọng 55 năm sau cái chết của vị mục sư và nhà hoạt động.

Bài phát biểu "I Have a Dream" của Martin Luther King .Jr HD 

Chúng là một phần trong bài phát biểu mang tính biểu tượng "Tôi có một ước mơ" của Luther King.

Bài phát biểu này đã được dạy trong trường học, được in lại trong sách giáo khoa đại học, được giới thiệu trong nhiều bộ phim tài liệu về thời đại này, được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trích dẫn và thậm chí còn được đưa vào các nhạc phẩm của Vua pop Michael Jackson và rapper Common.

Đối với nhà hoạt động dân quyền John Lewis, người cũng đã phát biểu ngày hôm đó tại "tuần hành tại Washington vì việc làm và tự do" năm 1963, không chỉ những lời nói của Luther King đã ảnh hưởng đến mọi người mà bản thân ông cũng có sức thu hút độc đáo.

John Lewis – hiện là Nghị sĩ đảng Dân chủ - đã phát biểu trên chương trình Newshour trên PBS:

"Tiến sĩ Martin Luther King có sức mạnh và khả năng để biến những bậc thang trên Đài tưởng niệm Lincoln thành một khu vực mang tính biểu tượng và mãi mãi được công nhận.

60 năm câu nói bất hủ 'Tôi có một ước mơ' của Martin Luther King - Ảnh 2.

Bằng cách nói của Martin Luther King, ông đã giáo dục, truyền cảm hứng không chỉ cho người dân ở đó mà còn cho mọi người trên khắp nước Mỹ và các thế hệ chưa sinh ra".

Luther King - người đại diện cho cuộc đấu tranh dân quyền của Mỹ - đã sử dụng nhiều chiến lược diễn thuyết để đảm bảo lời nói của mình sẽ gây được tiếng vang với khán giả.

Là một nhà truyền giáo, Martin Luther King Jr không chỉ đan xen những tài liệu tham khảo về Cơ đốc giáo của mình mà còn dựa trên những câu chuyện và trích dẫn trong Kinh thánh đặc biệt có ý nghĩa đối với công chúng tụ hội trước mặt ông.

Ông nói: "Tôi có một ước mơ rằng một ngày nào đó mọi thung lũng sẽ được tôn lên, đồi núi sẽ bị hạ thấp.

Những nơi gồ ghề sẽ được làm cho bằng phẳng, những nơi quanh co sẽ được làm thẳng…".

60 năm câu nói bất hủ 'Tôi có một ước mơ' của Martin Luther King - Ảnh 4.

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle góp phần hoàn thành bức tranh về Martin Luther King Jr

Bằng cách kết hợp tài liệu tham khảo kinh thánh với từ vựng lấy từ các bài thánh ca truyền thống của Mỹ như bài ca yêu nước America - trong đó có câu rằng "Đất nước của tôi là của bạn, vùng đất ngọt ngào của tự do", Luther King đã tạo ra cách nói độc đáo của riêng mình.

Tác động của Luther King tới ngày hôm nay

Ngày nay, bài hùng biện của Luther King là chủ đề của các cuộc hội thảo ở trường đại học. Đó là những từ phù hợp dành cho đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Một tài liệu vượt thời gian.

60 năm câu nói bất hủ 'Tôi có một ước mơ' của Martin Luther King - Ảnh 5.

Đài tưởng niệm Martin Luther King ở Washington DC

Như Deval Patrick - Thống đốc da màu đầu tiên ở bang Massachusetts và Thống đốc da màu thứ hai từng được bầu trong lịch sử Mỹ - đã nói:

"Bài phát biểu mang tính tiên tri vào thời đó, cũng như nhiều bài phát biểu của Martin Luther King, chúng vượt thời gian và đầy chất thơ, đầy tính thách thức - và đối với chúng tôi, đó là một sự khích lệ".

Đầu năm 2023, thành phố Boston đã công bố một tác phẩm điêu khắc tưởng niệm mới để vinh danh Martin Luther King Jr. và vợ ông, Coretta Scott King.

Chính tại thành phố này, ông đã từng lấy được bằng tiến sĩ thần học và gặp vợ mình.

Được gọi là "The Embrace", tác phẩm điêu khắc bằng đồng cao 6m và rộng gần 8m là tượng đài lớn nhất ở Hoa Kỳ tôn vinh sự bình đẳng chủng tộc.

60 năm câu nói bất hủ 'Tôi có một ước mơ' của Martin Luther King - Ảnh 6.

Tác phẩm điêu khắc 'The Embrace' ở Boston Commons

Nó được thiết kế từ một bức ảnh lịch sử chụp năm 1964, khi thông tin đến với Luther King rằng ông sắp nhận giải Nobel Hòa bình và ông đã ngã vào vòng tay của vợ mình - Coretta.

Việt Lâm (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm