Cây baobap biểu tượng của châu Phi chết hàng loạt

15/06/2018 09:15 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Hiện tượng chết dần của các cây baobab cổ thụ nghìn năm trong thời gian gần đây cho thấy "lưỡi hái tử thần" của hiện tượng biến đổi khí hậu đã bắt đầu chạm tới loài cây mang tính biểu tượng của châu Phi này.

Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn nguồn từ tạp chí về thực vật nổi tiếng thế giới Nature Plants, hàng loạt cây baobab tại Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, Botswana và Zambia đã chết hoặc đang trong quá trình mục ruỗng, trong đó nhiều cây có niên đại từ thời La Mã cổ đại. 

Chú thích ảnh
Cây baobab - loài cây mang tính biểu tượng của châu Phi. Ảnh: deccanchronicle.com

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong vòng 12 năm qua có đến 9/13 cây baobab có tuổi đời hàng nghìn năm đã chết hoặc đang tàn lụi, trong đó 5 trong 6 cây có kích thước lớn nhất đã chết hẳn. 

Theo nhà khoa học Adrian Patrut từ Đại học Babes-Bolyai, Romania, đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nghiên cứu về loại cây vĩ đại này. Mặc dù nguyên nhân dẫn tới cái chết bất ngờ của những cây cổ thụ có tuổi đời khoảng 1.000 - 2.500 năm này vẫn chưa có kết luận chính thức, song phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng baobab là "nạn nhân" tiếp theo của biến đổi khí hậu, cụ thể là ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu và hạn hán. 

Hình ảnh của baobab luôn gắn liền với châu Phi và có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống người dân của lục địa đen. Vỏ cây baobab có thể dùng để bện thành dây thừng. Lá và quả cây được dùng làm thức ăn. Thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi. Lá cây được người Nigeria gọi là kuka, được dùng nấu xúp. Những thân cây mục ruỗng còn được sửa sang thành những ngôi nhà thiên nhiên đặc biệt hoặc thậm chí đã từng được tận dụng làm quán bar hay trạm chờ xe buýt. 

Theo tài liêu của Vườn quốc gia Kruger tại Nam Phi, baobab có thể sống đến 3.000 năm và cây có niên đại cao nhất từ trước đến nay đã bị đổ vào năm 2010 tại Zimbabwe với tuổi đời khoảng 2.500 năm. Mỗi cây baobab có chiều cao trung bình đến 25 m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung tích trữ nước tới 120.000 lít nước. Cây lớn nhất, được gọi là Holboom, ở Namibia, cao 30,2 m và có chu vi 35,2 m.

Xuất hiện rãnh nứt khổng lồ, bằng chứng châu Phi bắt đầu tách làm hai, tạo thành lục địa mới

Xuất hiện rãnh nứt khổng lồ, bằng chứng châu Phi bắt đầu tách làm hai, tạo thành lục địa mới

Một vết nứt khổng lồ kéo dài hàng kilomet và rộng hàng chục mét bất ngờ xuất hiện gần đây ở vùng tây nam Kenya được cho là bằng chứng cho thấy lục địa châu Phi đang bắt đầu tách làm hai.

TTXVN/Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm