Tăng số đề cử Oscar cho người da màu: Vụng chèo, khéo chống

26/01/2016 07:30 GMT+7 | Phim

(Thethaovanhoa.vn) - Quyết định mới đây của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh về việc sẽ tăng gấp đôi số phụ nữ và người da màu trong danh sách đề cử Oscar từ nay đến năm 2020 chưa chắc đã là giải pháp thực sự cho tranh cãi phân biệt chủng tộc tại giải thưởng này.

1. Ngay sau buổi công bố đề cử giải Oscar hôm 14/1, mà kết quả cho thấy đây là năm thứ hai liên tiếp người da màu không được đề cử ở bất kì hạng mục nào, Viện Hàn lâm đã phải đối mặt với cơn bão chỉ trích của dư luận.

Đạo diễn Spike Lee, các diễn viên như Will và Jada Pinkett Smith tuyên bố sẽ không tới dự lễ trao giải diễn ra hôm 28/2 tới, trong khi một số nhà hoạt động kêu gọi tẩy chay giải Oscar trên diện rộng.

Nhằm nhanh chóng dập tắt các tranh cãi, Viện Hàn lâm bất ngờ tuyên bố sẽ tăng gấp đôi số phụ nữ và người da màu trong danh sách đề cử vào năm 2020. Ngoài ra, một số người tham gia bầu chọn không hoạt động nhiều trong ngành điện ảnh 10 năm qua có nguy cơ mất quyền bỏ phiếu, một động thái được đánh giá nhằm tăng tốc cho quá trình phân bổ lại tỉ lệ người da trắng được đề cử của ban tổ chức.


Nam diễn viên da màu Michael B. Jordan (trái) trong phim "Creed", dù được đánh giá cao, cũng không được đề cử giải Oscar

2. Trong khi các diễn viên nổi tiếng như George Clooney, Reese Witherspoon, David Oyelowo và Mark Ruffalo công khai bày tỏ sự thất vọng về tính thiếu đa dạng của danh sách đề cử, nhiều người tham gia bầu chọn cho rằng họ không làm gì sai trái.

Khi nam diễn viên John Mahoney, 75 tuổi, điền vào lá phiếu đề cử Oscar năm nay, ông cho biết mình đơn giản chỉ bình chọn cho những gì bản thân cảm thấy là những màn thể hiện xuất sắc nhất, không phân biệt tới màu da hay giới tính của các diễn viên.

"Tôi không thể tưởng tượng được rằng quá trình bỏ phiếu sẽ thay đổi vì vấn đề chủng tộc" - Mahoney lên tiếng - "Nó phải hoàn toàn dựa trên nghệ thuật, dựa trên những phần thể hiện khiến bạn xúc động nhất. Tôi không thể tự nhủ với bản thân rằng "Ôi trời, họ đều là dân da trắng. Tôi nên loại bớt đi và thay bằng vài tên tuổi da màu".

Nam diễn viên Ron Masak, 79 tuổi, được biết đến với vai diễn trong phim Murder, She Wrote, cho biết ông từng đề cử người da màu trong các năm trước nhưng không chọn bất kỳ ai trong năm nay, đồng thời bày tỏ rằng việc bình chọn trong khi phải cân nhắc chủng tộc của diễn viên là điều "lố bịch".

3. Nhiều người cũng cho rằng, họ vốn vẫn bình chọn như thường cho các diễn viên da màu trong các năm trước, bằng chứng là chiến thắng của các diễn viên như Denzel Washington và Halle Berry,  hay 2 năm trước, 12 Years A Slave (12 năm nô lệ), bộ phim chính kịch mà cả đạo diễn và diễn viên chính đều là người da màu, đã giành giải Phim hay nhất.

Đề cử Oscar 2016 bị phản ứng dữ dội vì 'phân biệt chủng tộc'

Đề cử Oscar 2016 bị phản ứng dữ dội vì 'phân biệt chủng tộc'

Việc “vắng bóng” các đạo diễn và diễn viên da màu trong danh sách đề cử giải Oscar năm nay đã gây phản ứng dữ dội trong giới phê bình và cư dân mạng.


Nhưng cho dù tất cả những người được khảo sát đều khẳng định họ không đánh giá các màn diễn qua màu da của diễn viên, thì một số khác vẫn bảo vệ quan điểm rằng điều này thực tế có ảnh hưởng tới kết quả bầu chọn.

"Một vấn đề lớn với các giải Oscar là bạn không bao giờ biết có bao nhiêu người thực sự xem tất cả các phim. Và nếu nhiều người trong số họ là dân da trắng, thì nhiều khả năng những phim cuối cùng họ mở ra xem là phim của người da màu” – Nữ diễn viên Jennifer Warren, 74 tuổi, bày tỏ.

Vân Anh (Theo Los Angeles Times)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm