Trong 24 giờ qua, thế giới có tổng cộng hơn 2.450.550 ca mới, Châu Âu tiếp tục là điểm nóng

06/01/2022 10:55 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng 6/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 298.040.335 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.481.557 ca tử vong. Số ca hồi phục là hơn 256.749.333 ca.   

Thế giới có 295.436.446 ca mắc Covid-19, trong đó có 5.473.043 ca tử vong

Thế giới có 295.436.446 ca mắc Covid-19, trong đó có 5.473.043 ca tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 9h sáng 5/1 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 295.436.446 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.473.043 ca tử vong. Số ca hồi phục là hơn 256 triệu ca. 

Trong 24 giờ qua, thế giới có tổng cộng 2.450.552 ca mới, trong đó Mỹ ghi nhận con số cao nhất 624.560 ca, tiếp theo là Pháp 332.252 ca, Anh 194.747 ca, Italy 189.109 ca, Tây Ban Nha 137.180 ca.   

Châu Âu tiếp tục là điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới khi chiếm tới hơn 50% tổng số ca mắc mới ghi nhận hằng ngày trên toàn cầu. Một loạt các nước châu Âu như Hà Lan, Croatia,... đều ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao kỷ lục.     

Tại Anh, số liệu chính thức cho thấy cứ 20 người thì có hơn 1 người mắc COVID-19. Đây là tỷ lệ cao nhất được ghi nhận kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này. Tỷ lệ các ca mắc mới tiếp tục tăng ở tất cả các nhóm tuổi trong tuần kết thúc vào ngày 31/12/2021, trong đó tỷ lệ cao nhất được ghi nhận ở trẻ em trong độ tuổi đi học và thanh niên.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN

Thủ đô London ghi nhận tỷ lệ mắc cao nhất, với tỷ lệ 1/10 người. Tại vùng England, ước tính cứ 15 người trong cộng đồng thì có một người mắc COVID-19. Tại Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, nơi áp dụng trở lại một số hạn chế phòng dịch trong những tuần gần đây, tỷ lệ thấp hơn một chút, ở mức 1/20-1/25 người.     

Các số liệu trên được đưa ra khi chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố nới lỏng các quy định xét nghiệm đối với những người mắc COVID-19 không triệu chứng ở vùng England, theo đó kể từ ngày 11/1, những người có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính với COVID-19 nhưng không có triệu chứng sẽ phải tự cách ly ngay lập tức mà không cần xét nghiệm PCR. Quy định này cũng sẽ được thực hiện tại Scotland và xứ Wales từ ngày 6/1.         

Trong khi đó, Chính phủ Đức cảnh báo biến thể mới phát hiện này sẽ bùng phát mạnh ở Đức trong vài ngày tới. Theo người phát ngôn Bộ Y tế liên bang Đức, hiện biến thể Omicron mới chỉ chiếm 25% số ca mắc COVID-19 mới trên toàn nước Đức, song số ca mắc biến thể này đang có chiều hướng gia tăng mạnh, đặc biệt ở các bang miền Bắc. Bộ Y tế liên bang cho rằng chỉ trong vài ngày tới, biến thể Omicron sẽ là biến thể chủ đạo trong số ca mới. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận có thêm gần 60.000 ca nhiễm và 396 ca tử vong. Đáng chú ý, tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh ở 15/16 bang.        

Tình hình dịch bệnh tại Nam Mỹ đang chuyển biến xấu đi. Bộ Y tế Argentina cho biết nước này đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất trong ngày kể từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm 2020 với 95.159 ca dương tính mới trong bối cảnh làn sóng thứ 3 của dịch bệnh đang bùng phát mạnh.         

Chú thích ảnh
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo lý giải của giới chức y tế Argentina, số lượng ca nhiễm mới tăng mạnh trong thời gian vừa qua rơi vào giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Hè ở Nam Bán cầu và hàng trăm nghìn người đã di chuyển tới các điểm du lịch trên cả nước khi các biện pháp hạn chế hầu như đã được dỡ bỏ.        

Điểm mới duy nhất trong các biện pháp phòng chống dịch là việc Chính phủ Argentina yêu cầu bắt buộc kể từ ngày 1/1 phải xuất trình giấy chứng nhận hoàn tất phác đồ tiêm chủng đối với những người tham gia các hoạt động được cho là có “nguy cơ dịch tễ” như các sự kiện đông người tại các điểm công cộng trong nhà và ngoài trời        

Mặc dù vậy, Chính phủ Argentina vẫn không có ý định siết chặt các biện pháp hạn chế như trước đây vì cho rằng đa phần các ca nhiễm mới đều ở thể nhẹ và đều tự khỏi bệnh sau thời gian cách ly. Trong khi đó, số ca bệnh nặng phải điều trị tích cực vẫn ở mức thấp so với trước đây và không gây ảnh hưởng tới hệ thống y tế quốc gia.        

Còn tại Peru, chính phủ nước này quyết định gia hạn lệnh giới nghiêm từ 11h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau ở thủ đô Lima do lo ngại làn sóng thứ 3 của đại dịch COVID-19. Bộ trưởng Y tế Peru Hernando Cevallos cho biết cùng với sự gia tăng các ca mắc mới COVID-19 trong thời gian gần đây, thủ đô Lima từ một đô thị đối mặt đại dịch ở mức trung bình đã chuyển sang mức nguy cơ cao và do đó buộc phải gia hạn lệnh giới nghiêm.     

Cùng với thủ đô Lima, 23 địa phương khác của Peru cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao và phải chấp hành lệnh giới nghiêm nói trên. Trước đó, chính phủ quốc gia Nam Mỹ này đã ban hành lệnh cấm tụ tập đông người trong dịp Giáng sinh và Năm mới, đồng thời ban bố lệnh giới nghiêm từ 11h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau trong những ngày nghỉ lễ.     

Peru là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi đại dịch. Trong những ngày đầu tiên của năm 2022, số ca COVID-19 tại Peru đã tăng thêm 25%, từ 11.000 lên 14.000 ca một tuần, đưa tổng số ca mắc lên hơn 2,3 triệu ca với khoảng 230.000 ca tử vong. Biến thể Omicron đang chiếm ưu thế trong số các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại nước này.   

Lan Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm