Những biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu

01/07/2021 19:45 GMT+7 | Thế giới

Thethaovanhoa.vn) - Hiện hơn 80 quốc gia đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể này. Theo giới chức y tế Nam Phi, B.1.351 được cho là có khả năng lây lan cao hơn 50%. Biến thể này không gây ra các triệu chứng bệnh nặng hơn, song có bằng chứng cho thấy, khi các bệnh viện chịu áp lực do sự lây lan nhanh của biến chủng này, nguy cơ tử vong ở người mắc COVID-19 sẽ tăng lên. 

Nga khẳng định vaccine Sputnik V đạt hiệu quả 90% trong phòng biến thể Delta

Nga khẳng định vaccine Sputnik V đạt hiệu quả 90% trong phòng biến thể Delta

Theo hãng thông tấn RIA, Viện Gamaleya phát triển vaccine Sputnik V của Nga ngày 29/6 cho biết vaccine này đạt hiệu quả khoảng 90% trong phòng chống biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 vốn có tốc độ lây lan rất nhanh.

Một số nghiên cứu cho thấy, biến thể B.1.351 có thể “né tránh” các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Trong một nghiên cứu được công bố ngày 6/5/2021 tại Qatar, vaccine của Pfizer có hiệu quả 75% trong việc ngăn ngừa biến chủng này sau 2 mũi tiêm. 

Chú thích ảnh
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở ngoại ô Moskva, Nga, ngày 30/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

* Biến thể Gamma (P.1) được xác định ở Brazil

Biến thể Gamma (P.1) lần đầu được ghi nhận ở 4 người tại Nhật Bản, đi từ Brazil vào ngày 2/1 và được báo cáo lên WHO vào ngày 6/1/2021.

Biến thể này đã được ghi nhận ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. P.1 có khả năng lây lan nhanh gấp 2 lần so với chủng virus ban đầu. Theo WHO ghi nhận, từ ngày 4/12/2020 đến ngày 21/1/2021, có 91% số bệnh nhân mắc COVID-19 ở khu vực Amazon của Brazil nhiễm biến chủng P.1. 

Gamma chứa các đột biến E484K và K417T có khả năng trốn tránh các phản ứng kháng thể, tương tự như biến thể Beta. Đây được cho là lý do khiến Gamma có thể tái lây nhiễm cho những người từng mắc COVID-19 trước đó. 

* Biến thể Delta (B.1.617.2) được ghi nhận lần đầu ở Ấn Độ

Biến thể Delta, còn được gọi là B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2020. Đây là một đột biến hay một biến thể phụ của biến chủng B.1.617 (phát hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2020 ở bang Maharashtra, Ấn Độ) và bắt đầu được chú ý nhiều từ tháng 4/2021 với tên gọi “chủng đột biến kém”.

Biến thể Delta có một số đột biến trên protein đột biến của virus SARS-CoV-2, có thể giúp nó lây lan dễ dàng hơn các chủng. Tháng 5/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp biến thể Delta vào diện biến thể "đáng lo ngại" ở cấp độ toàn cầu, cũng như các biến thể Alpha, Beta và Gamma.

Chú thích ảnh
Chôn cất bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại nghĩa trang ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Biến thể Delta có nhiều đột biến. Trong quá trình lan rộng, nó liên tục biến đổi. Qua nghiên cứu sơ bộ, các nhà khoa học đã biết rằng các đột biến này cho phép virus liên kết với tế bào của người mắc COVID-19 một cách dễ dàng hơn và tránh được một số phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các đột biến ở biến chủng Delta bao gồm L52R, E848Q và P6814, có thể khiến virus dễ lây nhiễm hơn hoặc tránh các phản ứng kháng thể. Biến thể Delta đã xuất hiện tại hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ và ngày càng trở nên phổ biến khắp thế giới.

* Biến thể Delta Plus (B.1.617.2.1) được phát hiện lần đầu tại châu Âu

Nếu như biến chủng Delta đã được ghi nhận ở hơn 80 quốc gia, thì Delta Plus hiện đã được tìm thấy ở 11 quốc gia trên thế giới. Delta Plus đang là chủng có tốc độ lây lan mạnh mẽ  và khiến đại dịch có nguy cơ quay trở lại Vương quốc Anh, Mỹ và Ấn Độ.

Delta Plus được cho là sở hữu tất cả các đặc điểm của biến thể Delta (phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ), kết hợp với đột biến trong biến thể Beta (phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi). Theo nhận định ban đầu, giống như biến thể Delta, Delta Plus được coi là có khả năng lây nhiễm cao và lây lan nhanh. Nó cũng cho thấy khả năng bám chặt hơn vào các thực thể của tế bào phổi và có khả năng làm giảm phản ứng kháng thể đơn dòng.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Biến thể Delta Plus lần đầu tiên được phát hiện tại châu Âu  vào tháng 3/2021, tuy nhiên mãi đến ngày 13/6, biến thể này mới được biết đến. Đến thời điểm hiện tại, các nước đã ghi nhận có biến thể Delta Plus là Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Ba Lan, Nepal, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Delta Plus hiện đã có ở hầu khắp các bang ở Ấn Độ, giống như cách mà biến thể tiền thân của nó là Delta từng làm chao đảo nước này không lâu sau khi được biết đến.

Delta Plus có một đột biến bổ sung được gọi là K417N-lần đầu tiên được phát hiện trong biến thể Beta (có nguồn gốc từ Nam Phi và cũng là một biến thể gây lo ngại), giúp phân biệt nó với biến thể Delta thông thường. Delta Plus sở hữu tất cả các đặc tính khác của Delta, có thể làm cho biến thể mới nhất này trở nên dễ lây nhiễm hơn nhiều. Đột biến này ảnh hưởng đến protein gai - một phần của virus gắn vào các tế bào mà nó lây nhiễm.

Ngoài những biến thể đã được ghi nhận, hiện nay WHO còn đang theo dõi khoảng 50 biến chủng virus SARS-CoV-2, bao gồm biến chủng Lambda được các nhà khoa học ở Nam Mỹ như Chile, Peru, Ecuador và Argentina phát hiện.

An Ngọc - TTXVN (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm