QBV Văn Thị Thanh: ‘Tôi khóc như mưa sau cú sốc đầu tiên nhưng giữ được cái đầu lạnh giữa dòng đời vạn biến’

18/12/2023 06:23 GMT+7 | Bóng đá Việt

Quả bóng vàng Việt Nam 2003 Văn Thị Thanh trải lòng về sự nghiệp cầu thủ trong màu áo CLB bóng đá nữ Hà Nam và đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam qua những dòng tự truyện chân thực nhất.

Thethaovanhoa.vn xin được trích một phần trong những chia sẻ của cựu danh thủ tuyển nữ Việt Nam:

CLB bóng đá Hà Nam và ĐTQG trong kí ức của tôi

Đôi lúc thấy mình đi nhanh quá cần sống chậm lại và tận hưởng từng phút giây cuộc sống, trải lòng qua từng câu chữ, chia sẻ cho các bạn về những kinh nghiệm cuộc đời cầu thủ.

Được chọn chơi cho CLB là một vinh dự. Đó là khoảng thời gian chơi rất thăng hoa và thoải mái của tôi và đồng đội, những kĩ năng được rèn luyện trong quá trình luyện tập bây giờ có dịp được áp dụng vào thực chiến.

Vì mới tham dự vào giải vô địch quốc gia nên ban huấn luyện không đặt mục tiêu thành tích cao, chỉ là học hỏi. Cảm giác được thi đấu khác với cảm giác lúc luyện tập, mặc dù luyện tập rất nhiều, nhưng khi vào thi đấu vẫn bị run, chuyền sai rất nhiều.

Nhất khi đấu với các đối thủ mạnh như Hà Nội hay Thành Phố Hồ Chí Minh, đẳng cấp khác hẳn. Đối với các cầu thủ trẻ việc tiến bộ về kĩ năng là rất nhanh. Nhưng vấn đề cốt lõi nằm ở tâm lý không ổn định, lúc thì thi đấu rất hay, nhưng có trận thi đấu không đúng phong độ.

Việc duy trì được phong độ trong từng trận đấu đối với cả cầu thủ chuyên nghiệp cũng khó. Nó cũng như viết văn và thơ có lúc viết rất hay nhưng có lúc lại rất dở. Nhưng quan trọng phải tròn vai và tuân thủ đúng đấu pháp của HLV.

Văn Thị Thanh là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá nữ Việt Nam

Văn Thị Thanh là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá nữ Việt Nam

Tôi và đồng đội đã có những bước tiến vững chắc. Cô gái trẻ 18 tuổi đã trưởng thành nhanh chóng để trở thành trụ cột của câu lạc bộ. Lứa cầu thủ đầu tiên của đội bóng đá nữ Hà Nam đã đem đến cho giải bóng đá nữ vô đich quốc gia một luồng gió mới của sự tươi trẻ và mới mẻ.

Chúng tôi đã cùng nhau bước ra từ những tháng ngày luyện tập đối diện với sự cô đơn buồn chán và đối diện với chính bản thân mình,chỉ đổi lại 90 phút trên sân như chiếc lò xo bị dồn nén và được bùng nổ trên sân cỏ,càng trải qua nhiều khó khăn con người càng trưởng thành hơn.

Đó là kĩ năng sống không phải ai cũng có được. Mỗi con người có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Có người nhút nhát, có người thì mạnh mẽ.

Tôi sẽ phân tích kĩ về hai loại người này. Người nhút nhát là người hướng nội. Đặc điểm nhận dạng là người hay ngồi một chỗ, không thích tiếp xúc với đám đông, không nói được trước đám đông, hay sợ người khác đánh giá, hay tự ti về bản thân, loại người này chiếm 30 % trong xã hội. Còn lại là người hướng ngoại với những cá tính ngược lại.

QBV Văn Thị Thanh: ‘Tôi khóc như mưa sau cú sốc đầu tiên nhưng giữ được cái đầu lạnh giữa dòng đời vạn biến’ - Ảnh 3.

Nhưng không phải như thế mà người hướng nội không có điểm mạnh của mình,và người hướng ngoại không có điểm yếu. Quan trọng là đặt đúng chỗ, vị trí là sẽ phát huy hết sức mạnh của bản thân.

Những người hướng nội điển hình như Newton, Paolo Picaso, Albert Einstein... Có thể bạn cho những vấn đề tôi nói ở đây là không liên quan đến bóng đá nhưng nó là vấn đề tâm lí con người.

Vấn đề tâm lí là vấn đề cực kì quan trọng trong thi đấu. Có những cầu thủ thể hiện ở ngoài rất tốt nhưng vào trận thì toàn đá lỗi. Vì vậy cần phải có những phương pháp rèn luyện tâm lí cầu thủ .

Thêm nữa Cơ hội đến với tất cả mọi người nếu không ngừng cố gắng ,và không từ bỏ ước mơ,còn nếu bạn đã cố gắng mà chưa được chọn thì là do sự cố gắng của bạn là chưa đủ,hay do thiếu một yếu tố nào đó chứ chưa hẳn là kém hơn người khác,hoặc do tư duy và phương pháp của bạn chưa đúng.

Trong quá trình rèn luyện tôi phát hiện ra một phương pháp ,có thể rút ngắn thời gian thành công của bạn đó là hãy tập cùng những người giỏi nhất.Và thầy cũng dậy chúng tôi chơi một lối chơi đơn giản và hiệu quả nhất ,phân phối sức hợp lí để không bị hụt hơi vào lúc cuối trận,quả nào cần tăng tốc thì tăng tốc ,không thì giữ nhịp độ.

Sau khi giải nghệ, Văn Thị Thanh theo đuổi sự nghiệp HLV bóng đá

Sau khi giải nghệ, Văn Thị Thanh theo đuổi sự nghiệp HLV bóng đá

Những cô gái trẻ đó đã tiến bộ rất nhanh và cán đích ở vị trí thứ 4 ở giải vô đich quốc gia bóng đá nữ năm 2003.Tôi cũng ghi được khá nhiều bàn thắng ở giải đó phong độ tốt đã giúp tôi và chị Nguyễn Thị Hương được gọi vào đội tuyển quốc gia tháng 2/2003. Lúc lên tuyển còn không biết được mình được chế độ hỗ trợ đi xe nên hai chị em đã đi bằng tàu để lên tuyển tập trung.

Hơi ngố vì lần đầu tiên lên tuyển, xa lạ với cách sinh hoạt cũng như phải thích nghi với những điều mới. HLV mới, cũng như phải tập luyện cùng những đồng đội mới, những người xuất sắc nhất của câu lạc bộ , tập trung lên đây nên phải cạnh tranh xuất đá chính, đối diện với nguy cơ bị loại khi những người ở cùng vị trí xuất sắc hơn.

Và cơ hội đầu tiên đó đã trôi qua. Hai chị em bị loại thật. Mặc dù hôm trước trong một buổi tập tôi có ghi một bàn thắng, chạy vòng quanh sân, cứ ngỡ mình đã ghi điểm trong mắt ban huấn luyện nhưng hôm sau bị loại thật,và hai chị em đã khóc như mưa.

Sau lần bị loại lần đầu tiên đó tôi đã quay trở lại mạnh mẽ hơn, luyện tập chăm chỉ hơn một lần nữa được gọi lại đội tuyển quốc gia. Chắc hẳn bạn sẽ hỏi tôi thuộc người hướng nội hay hướng ngoại, tôi xin trả lời tôi là người hướng ngoại. Tôi luôn tràn đầy năng lượng khi ở giữa đám đông. Bạn cũng đừng buồn nếu mình là người hướng nội hãy phát huy hết sức mạnh của bản thân, thậm chí năng lượng của bạn mạnh mẽ hơn tôi vì nó nằm ngay ở bên trong bạn .

Việc được chơi ở đội tuyển quốc gia đó thực sự là một giấc mơ có thật, được thi đấu cùng các đội nước ngoài, đi đây đi đó và nhất là khoảng khắc khi hát quốc ca mắt nhìn lên lá cờ đỏ sao vàng, trong lòng vô cùng xúc động chỉ muốn khóc. cũng như khoác lên mình bộ quần áo đỏ. Nó tượng trưng cho màu máu của thế hệ đi trước, đã hi sinh thân mình để đổi lại nền độc lập ngày hôm nay.

Văn Thị Thanh hiện theo đuổi sự nghiệp HLV bóng đá ở quê nhà Hà Nam

Văn Thị Thanh hiện theo đuổi sự nghiệp HLV bóng đá ở quê nhà Hà Nam

Trong lòng tôi tự nhủ phải chiến đấu hết mình giành chiến thắng, để không phụ lòng những bộ đội cụ Hồ đã hi sinh về đất nước, góp phần nhỏ bé của mình cho bóng đá nước nhà. Khi chơi ở ĐTQG, tôi được may mắn chơi cùng những đồng đội xuất sắc đó là chị Đoàn Chi thủ lĩnh tinh thần đội trưởng chơi hộ công được biệt danh là Ronaldinho của Việt Nam vì những pha xử lí rất kĩ thuật và đẳng cấp, sở hữu tốc độ từ một vận động viên điền kinh chuyển sang, những cú dứt điểm tinh tế và trái phá,đầu tiên chị được bố trí chơi ở tiền đạo,sau được huấn luyện viên rút về đá hộ công cũng rất ổn.

Vị trí tiền đạo được giao cho Ngọc Châm hoa khôi bóng đá người Hà nội gốc, xinh đẹp đá bóng rất thông minh, chọn vị trí thông minh và đúng thời điểm để trừng phạt đối phương.

Tuyến giữa là Mai Lan một cô gái đất mỏ thân hình mảnh khảnh,nhưng bên trong ẩn chứa một sức mạnh nội lực,một cầu thủ khó thể thay thế một người hùng thầm lặng,nhiệm vụ dọn dẹp và thu hồi bóng trước hàng hậu vệ,tung ra những đường chuyền phân phối hợp lí cho tuyến trên,cùng với những tiền vệ,tiền đạo xuất sắc như Nguyễn thị Muôn,Thúy Nga, Lưu NGọc Mai....

Thủ môn với hậu vệ nói ở phần trước tạo nên một đội hình bất khả chiến bại,vô địch đông nam á 2003, 2005,2009. Điều này cho thấy bóng đá nữ là một thế mạnh. Năm nay dưới sự chèo lái của thuyền trưởng Mai Đức Chung bóng đá nữ Việt Nam một lần nữa vô Địch Đông Nam Á, tràn đầy cơ hội tham dự World Cup nếu như có thành tích ở vòng chung kết Asian Cup.

Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải là nhắc đến thành tích. Chúng ta không thể sống mãi trong kí ức mà phải nghĩ đến hiện tại và tương lai. Yếu tố quan trọng để duy trì phong độ cầu thủ chuyên nghiệp đó chính là 'cảm giác' bóng.

Đó chính là quá trình luyện tập,để khi chơi bóng đỉnh cao bạn sẽ điều khiển trái bóng ít khi bị mắc lỗi và làm chủ trái bóng biến nó thành công cụ để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật,thay đổi tốc độ lúc nhanh lúc chậm khiến đối thủ không theo kịp để đạt được điều đó phụ thuộc vào sự cố gắng của từng cầu thủ,chắc hẳn mọi người còn nhớ mãi hình ảnh Kim Chi đầu quấn băng trắng vẫn thi đấu thăng hoa giúp đội nhà giành chiến thắng trong trận chung kết,tinh thần đó đã truyền lửa cho đồng đội rất nhiều,khi mới lên tuyển là một cảm giác bỡ ngỡ của cô gái 18t ,cảm thấy rất thiếu tự tin nhưng chị Kim Chi và Đoàn Thúy Miện...giúp đỡ rất nhiều,đó chính là một sự đoàn kết cần thiết tạo nên một công thức chiến thắng cho đội tuyển.

Thúy Miện  tấm lá chắn thép chiếc cầu môn, một mẫu trung vệ đầu óc chọn vị trí cắt bóng thông minh được người hâm mộ rất yêu quý và dành tặng một quả bóng vàng và một quả bóng đồng đôi khi là hơi bất công khi thành tích là chung của đội nhưng những Kim Chi bốn quả bóng Vàng, một quả bóng bạc.

Đó là sự đền đáp xứng đáng cho những cố gắng của họ, những cầu thủ châu Á thường rất kĩ thuật, điển hình là anh Hồng Sơn trong cuộc thi Pessi cup anh đã xếp vị trí thứ hai về kĩ thuật vượt hàng loạt những hảo thủ như Beckham...Bóng đá nghệ thuật là Nam The Man, Đỗ Kim Phúc...

Nhưng tố chất thể lực vẫn là điểm yếu khiến cầu thủ Việt Nam khó có thể chơi ở nước ngoài. Hơn nữa tư duy chơi bóng cũng như bản lĩnh thi đấu của người Châu Âu, hoặc những quốc gia có nền bóng đá phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc là vượt trội hơn.

Các cầu thủ đó luôn giữ được bản lĩnh thi đấu cũng như một cái đầu rất lạnh giữa dòng đời vạn biến,không chịu tác động của bên ngoài, chỉ luyện tập để vượt qua những giới hạn của bản thân. Thích nghi với những môi trường bóng đá khác nhau.

Đó lá những điều cần thiết để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp mà tôi đã tích lũy được và tôi nghĩ các bạn thế hệ tương lai sẽ làm được và sẽ làm tốt hơn rất nhiều thế hệ của chúng tôi. Đường ra thế giới không còn xa...!


HT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm