Pháo sáng trên sân cỏ Việt, có dập nổi không?

23/11/2018 05:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Từ V-League đến AFF Cup, pháo sáng đang trở thành nỗi ám ảnh của VFF và dường như VFF vẫn chưa có biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn vấn nạn này.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Trực tiếp bóng đá VTV6, VTC3

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Trực tiếp bóng đá VTV6, VTC3

Xem trực tiếp bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Trực tiếp bóng đá AFF Cup 2018. VTV6, VTC3, VTV5. Lịch thi đấu và trực tiếp Việt Nam vs Campuchia.

* Lịch thi đấu lượt trận cuối cùng vòng bảng AFF Cup 2018:

19h30, 24/11: Việt Nam vs Campuchia

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

19h30, 24/11: Malaysia vs Myanmar

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

19h00, 25/11: Thái Lan vs Singapore (bảng B)

19h00, 25/11: Indonesia vs Philippines (bảng B)

Xếp hạng bảng A:

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, lịch thi đấu AFF Cup 2018, VTV6, VTC3, trực tiếp bóng đá, vtv6 truc tiep bong da, Việt Nam vs Campuchia, nhận định Việt Nam vs Campuchia

Xếp hạng bảng B:

Việt Nam vs Campuchia, Campuchia vs Việt Nam, VN vs Cambodia, trực tiếp Việt Nam, trực tiếp Việt Nam vs Campuchia, nhận định Việt Nam vs Campuchia, nhận định bóng đá Việt Nam vs Campuchia

Tháng trước, Uỷ ban đạo đức và kỷ luật của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã thông báo phạt tiền VFF 12.500 USD (tương đương 300 triệu đồng) do AFC xác định có 3 lần pháo sáng xuất hiện ở khu vực dành cho CĐV Việt Nam trong trận Olympic Việt Nam – Olympic Hàn Quốc tại bán kết môn bóng đá nam ASIAD 2018.

Kèm theo án phạt, VFF đã được Uỷ ban đạo đức và kỷ luật AFC khuyến cáo trong biên bản công bố kỷ luật rằng: "VFF đã được thông báo rằng sẽ bị xử phạt nặng hơn nếu vẫn để tình trạng trên tái diễn". Sở dĩ AFC phải đưa ra cảnh báo như thế là bởi trong hơn 1 năm qua, CĐV Việt Nam đã có ít nhất 3 lần sử dụng pháo sáng ở các trận đấu quốc tế của đội tuyển Việt Nam.

Riêng ở AFF Cup cách đây 2 năm, VFF cũng từng bị phạt rất nặng khi CĐV đốt pháo sáng, ném vỡ kính xe chở đội Indonesia. Rồi tới vòng loại Asian Cup 2019, Liên đoàn phải nhận thêm án phạt 11.000 USD vì CĐV đốt pháo sáng khi đội tuyển Việt Nam làm khách ở Campuchia.

Và mới nhất, ở trận Việt Nam – Malaysia diễn ra vào ngày 16/11/2018 vừa qua, bất chấp mọi khuyến cáo cũng như đề nghị từ phía Liên đoàn, pháo sáng vẫn xuất hiện từ bên ngoài sân cho tới bên trên khán đài, và VFF đang "hồi hộp" chờ đợi xem AFC sẽ đưa ra án phạt như thế nào cho mình.

TTK VFF Lê Hoài Anh thừa nhận việc VFF sẽ phải tiếp tục nộp phạt cho AFC là điều không thể tránh khỏi, và hy vọng duy nhất bây giờ chỉ là việc có thể Liên đoàn bóng đá châu Á sẽ xem xét phản ứng nhanh nhẹn của lực lượng an ninh tại sân Mỹ Đình như là tình tiết giảm nhẹ để không đưa ra án phạt treo sân dành cho đội tuyển Việt Nam mà thôi.

Cũng theo ông Hoài Anh, hình phạt do đốt pháo sáng sẽ bị tăng nặng nếu như tái phạm nhiều lần trong một trận đấu hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn khiến cho trận đấu bị gián đoạn, như đội tuyển Malaysia hồi năm 2015 từng phải đá trong sân không có khán giả do CĐV nước này ném pháo sáng xuống sân làm gián đoạn trận đấu.

Nhắc lại như vậy để thấy pháo sáng thực sự là một vấn đề không chỉ với VFF mà còn là nỗi đau đầu của nhiều Liên đoàn bóng đá quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia sở hữu lực lượng CĐV máu lửa, đông đảo.

Chẳng nói đâu xa, ngay một nước được coi là có CĐV hiền lành như Myanmar mà cũng có pháo sáng xuất hiện trên khán đài ở trận Myanmar – Việt Nam vào ngày 20/11/2018 vừa qua. Rất may là lần này pháo sáng lại xuất hiện ở khu vực CĐV Myanmar chứ không phải ở chỗ khán đài dành riêng cho CĐV Việt Nam, tránh cho VFF một phen đau đầu.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là việc ngăn ngừa CĐV sử dụng pháo sáng trong khi trận đấu đang diễn ra là nhiệm vụ bất khả thi. Bằng chứng là sân Lạch Tray của Hải Phòng vài mùa bóng gần đây hầu như không xuất hiện pháo sáng, cho dù pháo sáng chính là “thương hiệu” của CĐV Hải Phòng và việc mua pháo sáng tại đây cũng rất đơn giản, thuận tiện.

Lý do đơn giản là ở Hải Phòng lực lượng an ninh có cả loạt biện pháp ngăn ngừa và trừng phạt những ai sử dụng pháo sáng. Nếu bị phát hiện đốt pháo sáng trên khán đài sân Lạch Tray thì người vi phạm sẽ có nguy cơ phải đối mặt với số tiền phạt tối thiểu là 30 triệu đồng cùng ít nhất 1 tuần bị tạm giữ ở trụ sở công an.

Còn khi trận đấu đang diễn ra, ngoài lực lượng an ninh mặc cảnh phục, BTC sân Lạch Tray còn bố trí rất nhiều cảnh sát mặc thường phục ngồi lẫn với CĐV, nhất là ở những khu vực khán đài máu lửa nhất, để có thể lập tức phát hiện người sử dụng pháo sáng nếu có, hoặc ngăn chặn hành vi đốt pháo sáng khi vừa có dấu hiệu.

Chú thích ảnh

Lực lượng cảnh sát PCCC của Hải Phòng cũng có thừa kinh nghiệm đối phó với pháo sáng nên họ luôn chuẩn bị đầy đủ thiết bị để dập tắt pháo sáng chỉ sau vài giây, khác hẳn với cảnh tượng lúng túng của lực lượng làm nhiệm vụ tại sân Hàng Đẫy khi phải xử lý pháo sáng ở V-League. Chúng tôi từng trao đổi với một số thành viên của lực lượng cảnh sát PCCC tại sân Lạch Tray và được biết cũng có lực lượng cảnh sát PCCC từ địa phương khác tới đây để tìm hiểu kinh nghiệm xử lý pháo sáng, nhưng vẫn chưa có đơn vị nào xử lý nhanh gọn hiệu quả như tại Hải Phòng.

Sẽ có người thắc mắc rằng vì sao CĐV trước khi được lên khán đài còn phải đi qua cổng từ để phát hiện kim loại mà vẫn mang lọt pháo sáng, và có lẽ chỉ những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ tại sân Mỹ Đình ở trận Việt Nam – Malaysia vào ngày 16/11 vừa qua mới có thể trả lời câu hỏi này.

Tuy nhiên, có một thực tế là AFC đã đưa ra những án phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi sử dụng pháo sáng, bởi dù cho đến nay vẫn còn xảy ra tranh cãi quanh việc nên hay không nên cho phép pháo sáng xuất hiện hợp pháp trên khán đài sân bóng đá, nhưng chắc chắn pháo sáng là một thứ đồ cổ động rất nguy hiểm, không thích hợp để dùng ở chỗ công cộng hoặc đông người.

Ở Việt Nam đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp chấn thương nào nghiêm trọng do pháo sáng gây nên, nhưng trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 3 ca tử vong do pháo sáng tại sân vận động, và 2 trong số 3 nạn nhân đều ở độ tuổi thiếu niên.

Đó là Guillem Lazaro, cậu bé 13 tuổi người Tây Ban Nha, qua đời vì một quả pháo sáng phát nổ ngay trước ngực tại một sân vận động ở Barcelona năm 1992, và cách đây 5 năm, một cậu bé 14 tuổi đã thiệt mạng vì một quả pháo sáng phát nổ trong trận đấu của đội Corinthians tại giải VĐQG Brazil.

Cộng thêm những thiệt hại về kinh tế do pháo sáng đem lại, có lẽ VFF cần phải thực hiện những biện pháp quyết liệt và cứng rắn hơn nữa để pháo sáng không còn xuất hiện trên khán đài trong các trận đấu của ĐTQG, bởi không thể mạo hiểm với sự an toàn của hàng trăm, hàng nghìn người trong sân vận động chỉ để đổi lấy một vài khoảnh khắc khói lửa của pháo sáng.

Theo phụ lục số 1, Bộ quy tắc đạo đức và kỷ luật, AFC đưa ra 3 khung xử phạt tiền với pháo sáng: đốt 1 quả pháo sáng phạt 5.000 USD (tương đương 110 triệu đồng), đốt từ 2 đến 5 quả phạt 10.000 USD (tương đương 220 triệu đồng), đốt từ 6 đến 10 quả phạt 20.000 USD (tương đương 440 triệu đồng).

Huy Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm