Ngôi nhà "cứng đầu" nằm ngay giữa giao lộ, gia chủ đòi đền bù hơn 10 tỷ đồng cùng BĐS 480m2 mới di dời: Được cho là "điểm đen" giao thông

15/05/2023 09:31 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Theo tiêu chuẩn đền bù, gia đình ông Trình sẽ được nhận khoản bồi thường là khoảng 1,3 triệu NDT (hơn 4 tỷ đồng). Thế nhưng gia đình ông ấy muốn được đền bù ít nhất 3 triệu NDT (khoảng 10 tỷ đồng). 

Được thông xe vào năm 2015, trên tỉnh lộ An Huy 323 (Trung Quốc) có một đoạn bị thu nhỏ tại thôn Hoàng Gia, thị trấn Kinh Dương, huyện Kinh Đức do bị một ngôi nhà chắn ngang. Đây cũng chính là ngôi nhà đinh nổi tiếng ở tỉnh An Huy.

Ngôi nhà "cứng đầu" nằm ngay giữa giao lộ, gia chủ đòi đền bù hơn 10 tỷ đồng cùng BĐS 480m2 mới di dời: Được cho là "điểm đen" giao thông  - Ảnh 1.

Trong các hình ảnh về đoạn đường này, tỉnh lộ 323 đang đi thẳng thì bỗng bị thu hẹp khi đi qua làng Hoàng Gia. Kết hợp cùng với 2 con đường nhỏ từ phía ngôi làng tạo thành “giao lộ” bất đắc dĩ. Đường chính gồm 6 làn hai chiều đột ngột uốn cong và thu hẹp lại chỉ còn 4 làn. 

Trang tin Hồng Tinh ghi nhận có những gờ giảm tốc trên đoạn đường này. Sau khi có tin tức tai nạn giao thông nghiêm trọng thường xuyên xảy ra trên đoạn đường, các bộ phận liên quan của làng Hoàng Gia và huyện Kinh Đức đã bác bỏ tin đồn thông qua trang tin này. Theo đó, tin tức lan truyền trên Internet là chưa chính xác.

Trưởng thôn làng Hoàng Gia Vương Tiểu Bảo cho biết: “Tuy khu vực này có độ dốc nhất định, nhà cửa chắn tầm nhìn, 6 làn bỗng thành 4 làn nhưng ngoại trừ một số lần va quệt nhẹ thì chưa có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào xảy ra”.

Ngôi nhà "cứng đầu" nằm ngay giữa giao lộ, gia chủ đòi đền bù hơn 10 tỷ đồng cùng BĐS 480m2 mới di dời: Được cho là "điểm đen" giao thông  - Ảnh 2.

Tuy nhiên, ông Vương cũng xác nhận có sự tồn tại của “nhà đinh” và cho biết đến hiện nay, chủ hộ vẫn chưa chịu di dời.

"Chủ hộ họ Trình, hai vợ chồng già đều đã ngoài 60. Họ đã sống ở đây hơn 20 năm. Trong gia đình có hai người con trai. Người con trai cả đã ngoài 40 tuổi đi làm xa, 7-8 năm chưa về nhà. Người nhỏ hơn cũng đã ngoài 30, trước đây có ở nhà. Tuy nhiên hiện tại, trong nhà chỉ có hai vợ chồng già bán rau kiếm sống, với thu nhập hàng tháng khoảng 2-3.000 NDT."

Vào năm 2013, đoạn đường này được khởi công xây dựng nhưng đã gặp trở ngại khi ngôi nhà cũ của gia đình họ Trình không chịu chuyển đi. Ông Vương Tiểu Bảo kể: 

"Nguyên nhân họ không di dời là vì cảm thấy rằng số tiền đền bù thấp. Theo tiêu chuẩn đền bù phá dỡ của chính phủ Trung Quốc, gia đình ông Trình sẽ được nhận khoản bồi thường là khoảng 1,3 triệu NDT (hơn 4 tỷ đồng). Thế nhưng gia đình ông ấy muốn được đền bù ít nhất 3 triệu NDT (khoảng 10 tỷ đồng). 

Ngoài ra, theo quy định về đất tái định cư, mỗi hộ được 1 ngôi nhà với diện tích phân bổ là 160m2. Gia đình ông Trình có thể được tối đa 2 BĐS tái định cư tương đương 320m2. Thế nhưng họ lại muốn được đền bù BĐS 480m2. Tôi có thể hiểu cảm xúc của họ, nhưng cũng phải yêu cầu mức đền bù dựa trên tình hình thực tế. Ông ấy quá vô lý và đang cố tình hét giá."

Theo lời kể lại của Trưởng thôn Vương, từ năm 2013 đến nay, các đơn vị liên quan đã rất nhiều lần làm việc với “ngôi nhà đinh” này. Tuy nhiên, cả hai bên đều không tìm được tiếng nói chung và đi đến thỏa thuận.

“Mỗi lần có người đến làm việc, ông ấy lại bất tỉnh. Riêng tôi ít nhất đã thấy ông Trình ngất 6 lần vì bệnh tim. Sau khi được đưa đến bệnh viện, ông ấy đã hồi phục nhanh chóng nhưng lần tới khi nói chuyện ông ấy lại ngất đi. 

Toàn bộ chi phí y tế đều do chúng tôi chi trả. Năm 2015, lãnh đạo quyết định thông xe trước rồi mới tiếp tục làm việc với gia đình ông Trình. Nhưng sau khi thông xe, mọi chuyện vẫn không có chuyển biến gì. Thậm chí dù nhiều lần được liên hệ để thương lượng nhưng vẫn không có kết quả.

Với sự cứng đầu đó, gia đình ông Trình bị người dân xung quanh cho là ích kỷ, không biết vì lợi ích chung và bị dư luận lên án. Bây giờ chúng tôi chỉ biết bàn bạc tiếp với con trai họ sau khi họ qua đời.”

Ngôi nhà "cứng đầu" nằm ngay giữa giao lộ, gia chủ đòi đền bù hơn 10 tỷ đồng cùng BĐS 480m2 mới di dời: Được cho là "điểm đen" giao thông  - Ảnh 3.

Còn về vấn đề là điểm đen giao thông, nhân viên Đội cảnh sát giao thông huyện Kinh Đức nói với trang tin Hồng Tinh rằng: “Sau khi có tin đồn đoạn đường này gây ra tai nạn giao thông thường xuyên, tỉnh cũng đã tiến hành điều tra. Tuy nhiên tình hình thực tế không phải như vậy. Không có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào xảy ra ở khu vực này. Nếu có cũng chỉ là vài vụ va chạm nhỏ."

Đồng thời, người phụ trách Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kinh Đức cho biết, khi tỉnh lộ 323 được thi công, hộ dân này nằm trong chỉ giới đường đỏ, “lúc đó bên kia đòi nhiều tiền đền bù nên không có cách nào thương lượng. Chính quyền cho rằng nếu thương lượng không ổn thì sẽ thi công vòng qua, không cưỡng chế phá dỡ”. 

Quả thật, tỉnh lộ có một khúc cua vòng và hẹp hơn khi qua ngôi nhà đinh này. Tuy nhiên, chỉ khi những bức ảnh được chụp trên cao về đoạn đường này lan truyền thì mới thu hút được sự tò mò của dư luận. 

Một số cư dân mạng cho rằng sẽ có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do hộ nhà đinh không chịu di dời. Tuy nhiên trên thực tế, nếu có nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng như vậy, cơ quan quản lý đường bộ nhất định sẽ tiến hành điều tra làm rõ, xử lý và chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Con trai ăn học thành tài trở về "biến" tiệm giặt là nhỏ của bố mẹ thành biệt thự 258㎡: Chi phí hết khoảng 3 tỷ đồng, ai cũng phải trầm trồ

Ánh Lê

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm