Điểm lại lịch sử 17 lần nước Mỹ đóng cửa chính phủ

01/10/2013 17:00 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu như không tính tới lần tạm ngưng hoạt động của chính phủ vào ngày hôm nay, nước Mỹ trong quá khứ đã có 17 lần chính phủ phải dừng hoạt động mà sự kiện gần nhất là ở thời điểm năm 1995 - 1996.

Bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1995 Ảnh: AP

Chính phủ Mỹ ngày hôm đã phải tạm ngưng hoạt động sau khi các chính trị gia không đạt được một thỏa thuận về ngân sách hoạt động cho năm tiếp theo. Khoảng 800.000 nhân viên chính phủ sẽ tạm thời nghỉ việc đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Mỹ phải đừng hoạt động trong thế kỷ 21. Tuy nhiên trong quá khứ, đã 17 lần chính phủ Mỹ phải tạm ngưng hoạt động vì những lý do khác nhau.

Quãng thời gian trước năm 1900

Thời điểm trước năm 1900 là quãng thời gian nước Mỹ có những sự mâu thuẫn sâu sắc trong chính phủ. Quốc hội Mỹ thường xuyên thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận duy trì ngân sách hoạt động. Việc này xảy ra khá thường xuyên nhưng hầu hết những lần tạm ngưng hoạt động của chính phủ trong giai đoạn này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Thông thường những giải pháp chi tiêu ngắn hạn vô hình chung đã giải quyết phần nào tình hình.

Ngay cả khi hoãn lại do những mâu thuẫn, hầu hết cơ quan chính phủ đều không dừng hoạt động. Ngay cả khi các nhà lãnh đạo Mỹ không có ngân sách để trả lương cho người lao động, các nhân viên làm việc trong chính phủ vẫn tiếp tục duy trì công việc cho đến khi tình hình trở lại bình thường.

Thời điểm năm 1980 trong nhiệm kỳ Tổng thống Jimmy Carter

Benjamin Civiletti từng đề nghị Tổng thống Mỹ ngừng hoạt động của chính phủ

Tổng thống Jimmy Carter ở thời điểm năm 1980 đã tham khảo ý kiến của người tư vấn pháp lý. Benjamin Civiletti nói rằng nhân viên chính phủ không thể làm việc không công hay hi vọng vào một hệ thống đã duy trì trong nhiều thập kỷ. 5 ngày sau, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) không đạt được thỏa thuận với Quốc hội Mỹ về những bất đồng trong việc hạn chế quyền hạn của các nhà lãnh đạo Mỹ. FTC sau đó tuyên bố dừng hoạt động, hủy bỏ hoạt động của tòa án khiến cũng như 1600 nhân viên làm việc.

Quốc hội Mỹ sau đó đã phải đưa ra giải pháp xoa dịu tình hình ước tính lên tới 700.000 để FTC hoạt động trở lại.

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter khi đó từng ra lệnh cho ngừng hoạt động của chính phủ vào ngày 1/10/1980 trong trường hợp những thỏa thuận về ngân sách không được thông qua. Ngay ngày hôm sau, Quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuân chung, không một nhân viên nào phải tạm thời nghỉ việc.

Quãng thời gian 1981-1990, nước Mỹ ba lần đóng cửa chính phủ

Hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Ronald Reagan nắm quyền là quãng thời gian ông thường xuyên có những mâu thuẫn với Đảng Dân chủ trong đẩy chính phủ tới nguy cơ phải dừng hoạt động.

Tháng 11 năm 1981, 9 tháng sau khi ông Reagan trở thành Tổng thống Mỹ. Mâu thuẫn giữa các chính sách nội địa khiến Quốc hội Mỹ phải phê duyệt chi tiêu khẩn cấp giúp chính phủ Mỹ tạm thời hoạt động vượt qua khủng hoảng.

Năm 1984, 500.000 nhân viên chính phủ đã buộc phải nghỉ làm trong vòng một ngày. Chi phí thiệt hại ước tính sau đó vào khoảng 80 triệu USD.

Năm 1990, thêm một lần nữa chính phủ Mỹ không thể đi đến một thỏa thuận chung về ngân sách khiến toàn bộ nhân viên chính phủ nghỉ làm trong 3 ngày. Tổng thống Mỹ Bush sau đó đã ký dự luật chi tiêu khẩn cấp đưa các nhân viên trở lại làm việc.

Quãng thời gian 1995-1996 trong nhiệm kỳ Tổng thống Bill Clinton

Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó đã có những mâu thuẫn sâu sắc với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa dẫn tới việc chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa hai lần với tổng thời gian 28 ngày, kể từ tháng 11 năm 1995 tới tháng 4 năm 1996. Khoảng 800.000 nhân viên chính phủ được tạm thời nghỉ làm tại nhà trong khi lần đóng cửa chính phủ thứ hai vào năm 1996 cũng khiến 280.000 nhân viên tạm thời nghỉ việc.

Đảng Cộng hòa sau đó đã phải nhượng bộ đa số các chính sách của Tổng thống Clinton về những vấn đề liên quan tới y tế, giáo dục và môi trường để đưa chính phủ Mỹ trở lại hoạt động. Sự kiện 1995-1996 cũng đánh dấu những ngày đen tối nhất trong lịch sử chính phủ Mỹ.

Nguyễn Hồng Đăng
Theo The Guardian

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm