Liên hoan Văn hóa dân gian các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam lần thứ 7

19/09/2022 14:53 GMT+7 | Văn hoá

Ngày 19/9, tại khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam phối hợp với UBND thị xã Duy Tiên tổ chức Liên hoan Văn hóa dân gian các di tích tiêu biểu lần thứ 7, năm 2022.

Sáng tạo phim hoạt hình hiện đại từ cảm hứng văn hóa dân gian Việt Nam

Sáng tạo phim hoạt hình hiện đại từ cảm hứng văn hóa dân gian Việt Nam

Giới thiệu các dự án phim hoạt hình là Hành trình nhân quả và Tản Viên phong châu, lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Việt Nam.

Tham dự Liên hoan có 6 đội văn hóa dân gian tiêu biểu, đại diện cho 222 di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh, bao gồm: Đền Lảnh Giang (thị xã Duy Tiên); Đình, Đền Bồng Lạng (huyện Thanh Liêm); Chùa Bà Đanh (huyện Kim Bảng); Đền Mẫu (phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý); Đền Bà Vũ (huyện Lý Nhân) và Khu Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (huyện Bình Lục).

Liên hoan Văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian. Văn hóa. Di tích lịch sử. Di tích
Tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật Đình, Đền Bồng Lạng, huyện Thanh Liêm. Ảnh: TTXVN

Các đơn vị tham dự liên hoan với nội dung: triển lãm ảnh về di tích, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đặc biệt là trình diễn vốn văn hóa dân gian tại di tích được vun đắp từ hơn 100 lễ hội, trong đó có những lễ hội vùng được tổ chức quy mô cấp quốc gia.

Ông Tạ Đình Quyền, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức cho biết, Liên hoan Văn hóa dân gian các di tích tiêu biểu tỉnh Hà Nam được tổ chức 2 năm một lần nhằm phát huy giá trị văn hóa của các di tích, góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền, nhân dân địa phương trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững.

Liên hoan Văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian. Văn hóa. Di tích lịch sử. Di tích
Ban tổ chức trao hoa và cờ lưu niệm cho các đoàn tham dự liên hoan. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Đồng thời, đây là dịp để địa phương giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị lịch sử, kiến trúc của các di tích góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Luật Di sản văn hóa.

Tỉnh Hà Nam hiện có 1.784 di tích, trong đó có 192 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Các di tích của tỉnh là những bằng chứng sinh động, có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ nhân dân Hà Nam, hội tụ tinh hoa giá trị kiến trúc, mỹ thuật; số lượng di tích đa dạng về loại hình. Mạng lưới di tích được phân bổ đều khắp các địa phương, nhiều thôn, xã có cả quần thể di tích đình, chùa, đền, miếu.

Cùng với di sản vi vật thể, Hà Nam là địa phương có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng vừa mang tính chất chung của vùng châu thổ sông Hồng vừa mang nét đặc sắc riêng của địa phương. Đó là ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lễ hội... Những di sản văn hóa trường tồn đến ngày nay luôn đóng vai trò quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đại Nghĩa/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm