Kẻ thù lớn nhất cuộc đời bạn là chính bạn: 2 thứ khiến bạn luôn tự chỉ trích bản thân và đau khổ, sớm từ bỏ thì năm mới bước sang trang

11/01/2023 16:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Thay vì trở thành kẻ thù của bản thân, hãy trở thành một người bạn tốt nhất của chính mình!

Tại sao bạn lại chỉ trích bản thân nhiều như vậy? Tại sao bạn khó nhận ra những thành tựu nhưng lại rất dễ nhìn thấy những thất bại của bản thân? Khi bạn là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình, mọi thứ trông xám xịt hơn, u ám hơn và thiếu chắc chắn hơn. Đối xử tử tế với bản thân không phải là việc dễ dàng, nhưng đôi khi bạn phải làm điều đó.

Hai thứ biến bạn trở thành kẻ thù của chính mình chính là sự cầu toàntự phê bình. Trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần và tâm lý học, chủ nghĩa hoàn hảo có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn ăn uống, trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Trong khi tự phê bình có liên quan đến chứng sợ xã hội hoặc u uất.

Kẻ thù lớn nhất cuộc đời bạn là chính bạn: 2 thứ khiến bạn luôn tự chỉ trích bản thân và đau khổ, sớm từ bỏ thì năm mới bước sang trang - Ảnh 1.

Sự cầu toàn

Sự cầu toàn hay còn gọi là chủ nghĩa hoàn hảo là xu hướng giữ cho bản thân một tiêu chuẩn cao về hiệu suất, đồng thời đánh giá quá cao về bản thân. Thông thường, kết quả của những đánh giá này là tự phê bình. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ luôn lo lắng về việc phạm phải sai lầm.

Có 2 loại chủ nghĩa hoàn hảo:

Chủ nghĩa hoàn hảo thích ứng

Chủ nghĩa hoàn hảo thích ứng đề cập đến việc mặc dù bạn đòi hỏi rất nhiều từ bản thân, nhưng bạn vẫn đối xử nhân từ với chính mình khi thất bại trong các mục tiêu. Bạn nhận ra rằng việc luôn làm đúng mọi thứ là điều không thể.

Chủ nghĩa hoàn hảo không thích ứng

Chủ nghĩa hoàn hảo không thích ứng ám chỉ việc bạn đòi hỏi rất nhiều ở bản thân, nhưng lại trừng phạt chính mình nếu kết quả không như bạn mong đợi. Từ đó hình thành nên suy nghĩ rằng khinh thường chính mình rằng bạn còn lâu mới đáp ứng được các tiêu chuẩn cao mà bạn tự đặt ra.

Kẻ thù lớn nhất cuộc đời bạn là chính bạn: 2 thứ khiến bạn luôn tự chỉ trích bản thân và đau khổ, sớm từ bỏ thì năm mới bước sang trang - Ảnh 2.

Tự phê bình

Nếu cầu toàn là chị thì tự phê bình là em. Tự phê bình có thể được định nghĩa là một kiểu nhận thức mà thông qua đó bạn đánh giá và phán xét chính mình. Khi bạn tự phê bình bản thân, bạn sẽ rất cảnh giác với những thất bại dù là nhỏ nhất và luôn đánh giá bản thân theo hướng tiêu cực.

Có 2 loại tự phê bình:

Tự phê bình thích ứng

Biết mình đã thất bại ở đâu sẽ giúp bạn đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng rất quan trọng trong việc hình thành danh tính của bạn. Bằng cách đánh giá bản thân và xem bạn có thể cải thiện như thế nào, bạn cảm thấy mình có nhiều khả năng hơn để đối phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Theo đó, hành vi tự phê bình thích ứng sẽ làm tăng nhận thức của cá nhân về năng lực bản thân.

Tự phê bình rối loạn chức năng

Khi bạn tin rằng mình đang cư xử không phù hợp hoặc khi đạt được thành công nhưng bạn không nhận ra điều đó, thì các vấn đề sẽ xuất hiện. Bạn có thể hành động như một kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình bằng cách đánh giá thấp những kết quả tích cực từ hành động của mình. 

Khi bạn đạt được mục tiêu đã đề ra, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng ở mức độ cao. Thậm chí bạn còn nghĩ rằng những gì bạn đạt được không phải là một điều quá quan trọng. Cái này được gọi là “phá giá thành tích”. Những người tự phê bình rối loạn chức năng thường có xu hướng đánh giá bản thân một cách toàn diện, cứng nhắc và nghiêm khắc.

Kẻ thù lớn nhất cuộc đời bạn là chính bạn: 2 thứ khiến bạn luôn tự chỉ trích bản thân và đau khổ, sớm từ bỏ thì năm mới bước sang trang - Ảnh 3.

Ngừng trở thành kẻ thù của chính mình bằng cách nuôi dưỡng lòng trắc ẩn

Lòng trắc ẩn dành cho bản thân liên quan đến việc học cách hỗ trợ bản thân khi bạn đang đau khổ. Nhiều người coi đó là cảm giác tử tế, quan tâm, thấu hiểu dành cho chính mình, ngay cả khi kết quả không được như bạn mong muốn. Nó cũng liên quan đến việc thừa nhận rằng, là một con người, chúng ta mong manh và không hoàn hảo.

Có ba đặc điểm cơ bản của lòng trắc ẩn:

- Lòng tốt với chính mình: Đối xử với bản thân bằng sự quan tâm và thấu hiểu, thay vì phán xét hay chỉ trích.

- Chia sẻ: Nhận ra sự thật rằng những người khác cũng trải qua loại đau khổ mà bạn đang trải qua.

- Sự quan tâm: Chú ý và chấp nhận những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, bạn có thể nhầm lẫn lòng từ bi với bản thân và cảm thấy tiếc cho chính mình. Đó có thể là một sai lầm. Lòng trắc ẩn khác với việc tự thương hại vì nó có thể khiến giá trị của bản thân bị đánh giá sai.

Hãy hiểu rằng, đôi khi phạm sai lầm và thất bại là điều hoàn toàn bình thường. Thất bại đơn giản có nghĩa là bạn là một con người, không hoàn hảo nhưng vẫn tuyệt vời. 


Lạc Hà

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm