Hồi ký audio của NSND Kim Cương: 'Trôi' về quá khứ đậm chất Nam Bộ

29/03/2022 18:30 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Hồi ký Sống cho người - Sống cho mình của NSND Kim Cương phiên bản thu âm (audio) vừa được phát miễn phí tập đầu tiên với tựa Đêm trắng thất ngàn (thuộc phần 1: Tuổi thơ nghiệt ngã) trên YouTube vào tối 26/3.

NSND Kim Cương được trao giải thưởng 'Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng'

NSND Kim Cương được trao giải thưởng 'Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng'

BTC giải Mai vàng vừa chính thức công bố loạt giải thưởng: "Tác phẩm Văn hóa - Nghệ thuật xuất sắc"; "Nghệ sĩ vì cộng đồng"; "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng"...

Phiên bản thu âm của hồi ký này có tổng thời lượng khoảng 1.000 phút, được chia thành 28 tập. Các tập tiếp theo sẽ lần lượt được phát miễn phí vào 20h thứ Ba, Năm, Bảy hàng tuần trên các kênh YouTube, Fanpage, Spotify, Apple Podcasts. Với sự hỗ trợ diễn xuất của nhiều nghệ sĩ và các hiệu ứng âm thanh, phiên bản audio sẽ có một đời sống hoàn toàn khác so với bản in.

Không chỉ là sách nói…

Tại thời điểm này, có lẽ bản thu âm hồi ký của nghệ sĩ Kim Cương là cuốn sách nói được thực hiện kỳ công nhất, vì nó không đơn thuần được đọc nguyên văn từ bản in, mà như là một bộ phim được thu phần tiếng. Nghệ sĩ Đạt Phi- tổng đạo diễn của tác phẩm này - nói rằngđây là thể loại audio phim. Không khác gì khi lồng tiếng phim, đạo diễn lồng tiếng Đạt Phi chọn người, phân vai, cho các diễn viên lồng tiếng của mình thử giọng. Các nghệ sĩ tên tuổi như NSND Kim Xuân, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu… tham gia đọc một số trích đoạn, như là diễn viên khách mời trong một phim điện ảnh.

Chú thích ảnh
NSND Kim Cương

Như bản in, phiên bản audio sau khi đăng tải tập đầu tiên ngay lập tức được người nghe phản hồi tốt bằng những bình luận tích cực. Cáihay của phiên bản audio cuốn hồi ký Sống cho người - Sống cho mình là nó khiến người nghe có cảm giác hoàn toàn khác so với khi đọc bản giấy mà có thể bỏ qua việc so sánh bản nào hay hơn. Bởi vì đó là 2 thể loại khác nhau, giống như khi ta đọc tiểu thuyết và xem cuốn sách ấy được chuyển thể thành phim.

Tuy nhiên, có điểm chung lả cả bản in và bản audio đều giữ được cái chất Nam bộ. Nếu bản in chữ nghĩa đậm chất Nam bộ thì bản audio mang đầyâm thanh Nam bộ. Ê-kíp Đạt Phi Media đã biết cách làm cho tác phẩm audio hấp dẫn ngay từ những giây đầu tiên khi đưa người nghe bước vào thế giới âm thanh sống động bằng tiếng ghe chạy trên sông nước lẫn trong câu hát “Người vào cởi áo lau son phấn. Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường” trước khi vào đọc nội dung.

Từ đây, người nghe trôi dạt về quá khứcùng với không khí của cải lương, kịch nói thuở xưa. Cứ vậy, thế giới âm thanh như tiếng tàu ghe, tiếng sóng nước, tiếng xe ngựa chạy lộc cộc… và trích đoạn những câu hát, nhạc nền sẽ đi xuyên suốt cùng nội dung cuốn hồi ký qua phần diễn xuất bằng giọng nói của các diễn viên lồng tiếng, các thế mạnh của hình thức audio đã được khai thác triệt để.

Bản thu âm vẫn giữ nguyên cấu trúc 4 phần: Tuổi thơ nghiệt ngã, Sân khấu và cuộc đời, Những người trong đời tôi, Sống và yêu…qua 25 câu chuyện như bản in. Tuy nhiên, tác giả có bổ sung vài ý nhỏ và một vài câu thoại cho đoạn đối thoại đầy đặn hơn nhằm phù hợp với phiên bản mới.

Chú thích ảnh
Buổi ra mắt hồi ký “Sống cho người - Sống cho mình” phiên bản thu âm

“Chị Hai mời, không dám từ chối”

Đó là lời tâm sự thể hiện tình cảm của các nghệ sĩ đã đồng hành cùng nghệ sĩ Kim Cương, mà họ quen gọi là chị Hai, trong quá trình thu âm hồi ký này. Sống cho người - Sống cho mình audio có sự tham gia của những nghệ sĩ tên tuổi và các diễn viên lồng tiếng của Đạt Phim Media - đơn vị sản xuất phiên bản audio. Nghệ sĩ Thy Mai là giọng đọc chính, nghệ sĩ Đạt Phi vào vai các người tình của Kim Cương như ông chánh ánkhi trẻ và già, ông ký giả… và diễn viên Trúc Anh vai Kim Cương lúc trưởng thành…Nghệ sĩ Văn Ngà lồng tiếng cho nhân vật Bùi Giáng bằng giọng Quảng Nam. Tiếc là người nghệ sĩ lồng tiếng nổi tiếng của Sài Gòn chưa kịp nghe giọng nói của mình trong bản chính thức vìđã qua đời trước khi hồi ký được đăng tải.

Nghệ sĩ Kim Cương đọc lời dẫn đầu, lồng tiếng bà Bảy Nam và Kim Cương về già.Các giọng đọc nhí là học viên của Đạt Phim Media trong vai Kim Cương lúc nhỏ và bạn bè của bà thuở ấy.

Ban đầu, nghệ sĩ Kim Cương nghĩ rằng sẽ làm một cuốn sách nói như thông thường. Tuy nhiên, đạo diễn Đạt Phi - vốn là diễn viên lồng tiếng gạo cội và là đạo diễn lồng tiếng Việt cho nhiều phim hoạt hình của các hãng phim lớn trên thế giới- bàn với bà: “Làm như vậy rất uổng, chị nên làm như một bộ phim audio”.

Sau đúng 1 năm, tác phẩm hoàn thành dưới sự “giám sát” chặt chẽ của tác giả, mà đạo diễn dí dỏm nói rằng: “Từ khi làm việc với các hãng phim lớn, tôi học được khá nhiều về việc lồng tiếng nên một dự án như cuốn hồi ký audio này sẽ không gây áp lực gì cho ê-kíp. Áp lực duy nhất là chị Kim Cương rất kỹ lưỡng, theo chúng tôi sát quá”. Khi tác phẩm đang dần hoàn thành, mỗi khi nghe lại các bản nháp trước khi xuất bản bản chính thức, nghệ sĩ Kim Cương đều khóc.

Với phiên bản audio được phát rộng rãi ở nhiều kênh online khác nhau, khán giả ái mộ Kim Cương sẽ dễ tiếp cận với cuốn hồi ký và hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của bà. Từ đó, phần lớn bức chân dung của NSND Kim Cương sẽ hiện ra cùng với sự lãng mạn bàng bạc của sông nước, cái kịch tính ở đoạn con trai tác giả bị bắt cóc, những mối tình đáng nói và cả thăng trầm của những gánh hát, đoàn cải lương…

Bản thu âm hồi ký của nghệ sĩ Kim Cương là cuốn sách nói được thực hiện kỳ công nhất,không đơn thuần được đọc nguyên văn từ bản in, mà như là một bộ phim được thu phần tiếng. Đây là thể loại audio phim.

Lâm Hạnh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm