Hallyu 3.0 – Các nhóm nhạc K-pop không chỉ có người bản địa

18/12/2022 14:57 GMT+7 | Giải trí

Các nhóm nhạc K-pop được các công ty Hàn Quốc thành lập với các thành viên nước ngoài trở nên nổi tiếng, mở rộng phạm vi K-pop

Các công ty lớn ở Hàn Quốc đang nhắm trực tiếp vào thị trường hải ngoại bằng cách tung ra các nhóm nhạc thần tượng K-pop có thành viên là người nước ngoài.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc mở rộng thị trường K-pop ra nước ngoài, các công ty quản lý lớn ở xứ kim chi đã tạo ra một kỷ nguyên K-pop Hallyu 3.0 hoàn chỉnh bằng cách nuôi dưỡng các nhóm nhạc thần tượng ở nước ngoài như Nhật Bản và Trung Quốc.

Hallyu 3.0 – Các nhóm nhạc K-pop không chỉ có người bản địa - Ảnh 1.

NiziU giành giải thưởng Hot Treand và Nghệ sĩ xuất sắc nhất tại lê trao giải Nghệ sĩ Châu Á 2022 (Twitter)

Thế hệ đầu tiên của Làn sóng Hàn Quốc K-pop liên quan đến việc ra mắt các nghệ sĩ Hàn Quốc ở nước ngoài.

Thế hệ thứ hai liên quan đến việc kết hợp các thành viên nước ngoài vào các nhóm nhạc thần tượng K-pop nhằm thu hút người hâm mộ ở hải ngoại.

HYBE - công ty quản lý của BTS, Seventeen và TXT - đã giới thiệu nhóm nhạc nam mới có tên &Team trong tháng này thông qua công ty con là HYBE Labels Japan.

&Team là nhóm K-pop đầu tiên của HYBE có trụ sở tại Nhật Bản. Nhóm gồm 9 thành viên đến từ các nền tảng khác nhau bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Đức với nỗ lực biến &Team trở thành một nhóm toàn cầu.

5 thành viên trong số họ được chọn từ chương trình thi hát &Audition-The Howling và 4 người còn lại được chọn từ chương trình thử giọng I-Land.

Album đầu tay của nhóm đã đứng đầu bảng xếp hạng album hàng đầu iTunes tại Nhật Bản trong vòng vài giờ sau khi phát hành.

"Chúng tôi có thể giảm rủi ro hoạt động kinh doanh bằng cách đa dạng hóa nghệ sĩ của mình để tránh sự tập trung của họ vào một quốc gia nhất định và để đáp ứng các xu hướng thay đổi nhanh chóng" - theo Park JiWon, Giám đốc điều hành của HYBE.

Hallyu 3.0 – Các nhóm nhạc K-pop không chỉ có người bản địa - Ảnh 2.

Đội hình của nhóm nhạc K-pop nam &Team

Tuy nhiên, &Team không phải là nhóm nhạc nước ngoài đầu tiên ra mắt từ một công ty Hàn Quốc.

Hồi năm 2019, SM Entertainment đã ra mắt WayV - nhóm nhạc có trụ sở tại Trung Quốc. Năm sau đó, vào tháng 12/202, JYP cho ra mắt nhóm nhạc nữ Nhật Bản tên là NiziU.

Nhóm đã xây dựng một fandom thành công và đứng đầu các bảng xếp hạng album tại Nhật Bản.

Còn CJ ENM - tập đoàn giải trí địa phương có chương trình thực tế nổi tiếng Produce 101 - đã thành lập các nhóm nhạc nam Nhật Bản JO1 và INI từ cùng một chương trình ở Nhật Bản.

CJ ENM đã giúp các nhóm nhạc K-pop mới bước qua ngưỡng cao của thị trường Nhật Bản với chương trình Produce 101 Japan, đồng thời thành lập Lapone Entertainment với tập đoàn giải trí lớn của Nhật Bản- Yoshimoto Kogyo.

Hallyu 3.0 – Các nhóm nhạc K-pop không chỉ có người bản địa - Ảnh 3.

JO1 - nhóm nhạc nam có trụ sở tại Nhật Bản được thành lập với các nghệ sĩ được chọn tham gia chương trình thi đấu thực tế "Produce 101 Japan" (Twitter)

Những siêu sao hải ngoại này đã trở nên nổi tiếng. Trong đó, NiziU và JO1 biểu diễn bên cạnh các nhóm nhạc thần tượng K-pop nổi tiếng như Twice, IVE và Le Sserafim tại chương trình âm nhạc cuối năm nổi tiếng của đài truyền hình Nhật Bản NHK - Kohaku Uta Gassen.

"Với âm nhạc mang hơi hướng hip-hop, vũ đạo phù hợp hoàn hảo và phong cách thời thượng nên JO1 và INI có khả năng cạnh tranh cao.

Họ được đánh giá cao khi thể hiện nhiều thể loại từ dance đến ballad trong một album duy nhất" - Giám đốc Điều hành Kinh doanh Âm nhạc CJ ENM Lim Hee Seok giải thích.

Theo nền tảng quan sát dữ liệu fandom K-pop địa phương Kpop Radar, các cụm từ chính của K-pop cho năm 2023 bao gồm "Nhật Bản, người tiêu dùng K-pop số 1" và "Từ fandom nghệ sĩ đến thể loại K-pop".

Nhật Bản đã nhảy vọt từ vị trí quốc gia tiêu thụ K-pop ở nước ngoài lớn thứ 5 trước đại dịch lên vị trí cao nhất vào năm 2022.

Hallyu 3.0 – Các nhóm nhạc K-pop không chỉ có người bản địa - Ảnh 4.

Nhóm nhạc nữ LeSserafim được HYBE thành lập, trong đó có thành viên là người gốc Việt

Theo Radar Kpop, hiện tượng này là nhờ các nghệ sĩ tân binh mới ra mắt tại Nhật Bản, cũng như các nhóm nhạc thần tượng mới thành lập với các thành viên địa phương ở Nhật Bản.

Ngoài ra, thị trường K-pop - vốn đã phát triển xung quanh các fandom của nghệ sĩ - giờ đây đã phát triển mạnh mẽ thông qua quá trình toàn cầu hóa, với các nghệ sĩ đa dạng biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới và thiết lập vị thế của K-pop như một thể loại âm nhạc.

Các chuyên gia cho rằng giá trị thương hiệu được đánh giá cao của K-pop trên thị trường toàn cầu là điều thúc đẩy các thương hiệu Hàn Quốc sản xuất các nhóm nhạc thần tượng ở nước ngoài.

"Khi K-pop đã đạt được giá trị tên tuổi của nó, người nước ngoài cảm thấy như tất cả các bài hát của các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc đều là K-pop, mặc dù họ hát bằng các ngôn ngữ khác.

Vì K-pop quá phổ biến, đặc biệt là ở Đông Nam Á, nên chiến lược bản địa hóa của các công ty giải trí địa phương có khả năng thành công cao" – theo Tiến sĩ Lee Gyu Tag, một chuyên gia K-pop nổi tiếng giảng dạy nhạc pop và truyền thông tại Đại học George Mason Hàn Quốc.

Hallyu 3.0 – Các nhóm nhạc K-pop không chỉ có người bản địa - Ảnh 5.

NewJeans cũng có thành viên là người hải ngoại

Còn nhà phê bình âm nhạc địa phương Kim Heon Sik nói: "Khả năng lập kế hoạch của các công ty giải trí Hàn Quốc là điều khiến K-pop trở nên cạnh tranh và nổi bật ở các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ và thậm chí ở các nước nói tiếng Ả Rập".

Ở các quốc gia khác, nghệ sĩ là những người tạo ra tác phẩm của riêng họ và giới thiệu nó với công chúng, nhưng các công ty Hàn Quốc tạo ra các nhóm nhạc thần tượng mà công chúng có thể mong muốn bằng cách liên tục nghiên cứu các fan của thần tượng, Kim Heon Sik nói thêm.

"Tiếp thị và quảng cáo đều là một phần của quá trình sản xuất K-pop. Ngành công nghiệp K-pop lúc đầu bị chỉ trích là không cho nghệ sĩ tự do riêng, nhưng điều này đang trở nên tốt hơn.

Các công ty hiện cũng đang thành lập các nhóm có thể sản xuất âm nhạc của riêng họ" - nhà phê bình âm nhạc nói thêm.

Trước những nghi ngờ về việc liệu các bài hát được các thần tượng hải ngoại hát bằng tiếng nước ngoài có còn được gọi là K-pop hay không, các chuyên gia cho rằng vì K-pop không chỉ là về quốc tịch mà còn là phong cách tổng thể của âm nhạc và các nhóm nhạc thần tượng được bản địa hóa thì vẫn có thể được gọi là K-pop.

"Khi nói đến bản thân âm nhạc, chúng ta cần xem ai là người sáng tác và viết nhạc, loại hình quản lý và liệu đó có phải là nhạc dance có vũ đạo hay không.

Thời trang và trang điểm cũng có thể được gọi là đặc điểm của K-pop, vì vậy chúng ta cũng cần xem liệu họ có tạo phong cách theo xu hướng ở Hàn Quốc hay không" - nhà phê bình âm nhạc Kim nói.

"Nếu bạn nhìn vào lịch sử của K-pop, nó bắt nguồn từ nhạc pop. Nhưng sau đó người ta đã đưa vào một số tính năng của Hàn Quốc để biến nó thành thể loại độc đáo này.

K-pop đang trở thành một thể loại, và đó là lý do Billboard tạo ra một bảng xếp hạng riêng cho K-pop.

K-pop bao gồm mọi thứ từ âm nhạc, màn trình diễn và sự hình thành tính cách của từng thành viên trong nhóm" - nhà phê bình âm nhạc Chung Duk Hyun nhận định.

"Giống như cách các nhạc sĩ Hàn Quốc thể hiện các thể loại âm nhạc đa dạng như hip-hop, reggae và nhạc pop, K-pop giờ đây đã trở thành một thể loại mà các nhạc sĩ nước ngoài có thể biểu diễn".

Việt Lâm (theo Korea Herald)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm