Đoản khúc World Cup: Shakespeare & 'Án oan' giấc mộng đêm Hè

14/06/2014 14:00 GMT+7 | Bảng D

(Thethaovanhoa.vn) - Lạ lùng, cứ mỗi khi tuyển Anh và Italy gặp nhau là tôi nhớ đến Shakespeare, tác gia vĩ đại người Anh mà mọi câu chuyện của ông dù hài kịch, bi kịch, thơ... luôn chọn nhân vật của một xứ sở khác và đưa nhân vật đó, xứ xở đó thành bất hủ.

Đó là hoàng tử Đan Mạch-Hamlet, là câu chuyện tình xuyên thời gian không gian của đôi tình nhân Italy Romeo-Juliette, là Macbeth xứ Scotland, là Othello vùng Venice...

Cũng không phải chỉ có tôi hay liên tưởng đến Shakespeare mà cũng nhiều nhà báo thể thao cũng có liên tưởng đó... Rất nhiều bài viết đề cập đến Midsummer Night's Dream (Giấc mộng đêm Hè) như một sự than tiếc cho tuyển Anh khi giấc mộng cứ mãi là giấc mộng, 4 mùa hè lại đến và rồi lại đi... Nhưng dường như đó là một sự lầm lẫn, mà tôi cho là bởi nguyên căn họ đã không xem, đọc tác phẩm, chỉ lướt qua tít, có lẽ vậy.

“Giấc mộng đêm Hè”không phải là một bi kịch của sự thất vọng, nó là một vở hài kịch rất nhẹ nhàng chứa đựng nhiều chi tiết, tình huống tức cười, khi trái tim yêu và lItaly trí không “hiểu nhau”. Shakespeare viết “Giấc mộng đêm Hè” trong cơn say yêu để muốn chứng minh: Tình yêu không theo luật lệ nào ngoài thứ luật của chính nó. Nếu ai đã từng xem phim Shakespeare in love, hẳn sẽ nhớ khi chàng trai - Shakespeare ra đi ở cuối phim, trên chiếc tàu vượt đại dương, chàng đã viết những dòng đầu tiên của hài kịch này.

Nếu bạn đã xem kịch, sẽ thấy nó có một kết cục rất có hậu, khi người ta thật lòng yêu nhau, thì chẳng điều gì có thể thay đổi được hai người đến với nhau, dẫu có hiểu lầm, có bị sắp đặt bởi bàn tay vô tình hoặc cố Italy. Nhưng nếu chỉ có thế, thì các tác phẩm của Shakespeare đã chẳng thể sống mãi cùng thời gian.

Ở một khía cạnh khác, như một tầng ngầm của “Giấc mộng đêm Hè”chính là sự tìm kiếm và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của mỗi con người, thông qua khai thác đặc tính thất thường của tình yêu bằng phương pháp phân tâm học, hòa trộn tiềm thức, ảo tưởng và thực tế để tìm ra ranh giới của nó.

Bởi vậy, hà cớ gì lại khoác cho “Tam sư” nỗi buồn của “nhưng chỉ mộng thôi, mộng mà thôi?” Không phải ác mộng - giấc mộng của Shakespeare là một giấc mộng đẹp, mà kết của nó là những người yêu nhau đến được với nhau.

Vậy, hãy trả “Giấc mộng đêm Hè” về đúng nghĩa mà nó mang chở: Không phải chỉ là thực tế đang khó khăn với tuyển Anh, không chỉ là hy vọng vượt qua dốc cản của định mệnh, mà là tìm đến và đánh thức sức mạnh của đủ cả ba con sư tử để đưa nó đi đến cùng một đích. Dẫu dù trên đấu trường châu Âu các câu lạc bộ mùa giải vừa qua, các đội bóng của Anh không có thành tích cao.

Nhưng những người đến Nam Mỹ hôm nay, đều là những tài năng đang khát khao gỡ lại những sai lầm, đang tìm lại chính họ trong cả tập thể và đang tự đánh thức một sức mạnh tiềm ẩn, có thể bản thân họ cũng chưa từng biết... song đã luôn có. Và dù đây chỉ là đầu tiên, nhưng nó quá quan trọng với tuyển Anh, họ phải vượt qua đối thủ “truyền kiếp” luôn ngáng đường họ, để tiếp tục khai phá sức mạnh tiềm ẩn, cho nó một bóng dáng đích thực của “Tam sư”.

Sẽ hơi bất công nếu không nói một chút đến quItaly ngài đại kình địch, gã nhà buôn láu cá, lì lợm và vô cùng biết chớp thời cơ bằng mọi mánh khóe: Italy - Nhà vô địch World Cup 2006, á quân EURO 2012. Trong hầu hết các lần đối mặt, họ luôn chọn làm nhân vật và “nhường quyền tác gia” cho Anh, và rồi thì lần nào cũng vậy, họ đi ra từ tác phẩm.

Song dường như, cứ sau khi bùng nổ ở trận đấu trước, mùa bóng trước theo kiểu “kẻ chinh phục” thì ngay sau đó Italy lại như bị mê lú trong hào quang. Mà cứ khi không kịp thức tỉnh, thì họ lại quay về cản bản sắc truyền thống của phong cách catenaccio, khiến Azzuri rơi vào vòng luẩn quẩn.

Nên, dẫu các chàng trai Italy đẹp trai đến ngơ ngẩn, nhìn hoài không chán mắt. Dẫu màu áo thiên thanh có nhuộm xanh mắt biết bao kẻ yêu túc cầu trên hành tinh, tôi vẫn chưa một lần yêu được họ. Mà đã yêu “Die Mannschaft” thì không thể yêu được Azzuri, bởi họ quá khác nhau, một kẻ luôn tiến lên, một kẻ luôn dàn hàng ngang để chống đỡ rồi thừa cơ, đâm một nhát.

Bởi vậy, tôi nghiêng về phía những chàng trai Anh - những nhà quItaly tộc thực thụ, dù nóng nảy, hơi khoa trương, bốc đồng và thiếu kiềm chế  nhưng bộc trực và quả cảm với sự cống hiến cao.

Đêm hạ Manaus - nơi mệnh danh là “Paris của vùng nhiệt đới” nằm phía Bắc Brazil, sân vận động Amazonia với sức chứa 3 năm 2014 với sức chứa  trên 42 nghìn chỗ ngồi vừa được khánh thành tháng 3 năm nay, tình yêu sẽ đến với “Tam sư”, tôi tin là thế. Như là câu thơ từng viết:

Ở cuối giấc mơ

Ở cơn mơ cuối

Mình gặp nhau

Tay em khẽ đặt vào tay anh

Nụ cười anh xoá tan mọi ưu phiền…

Một chiến thắng để “Tam sư” tiếp tục hành trình trong Giấc mộng chinh phục những đỉnh cao kế tiếp...

Nhà thơ Đoàn Ngọc Thu
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm