Chuyên gia tâm lý: Căn phòng càng bừa bộn càng chứng tỏ trẻ có 2 khả năng cực kỳ vượt trội, cha mẹ khấp khởi vui mừng

20/03/2023 17:33 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Một căn phòng bừa bộn chưa hẳn đã là điều đáng lo ngại!

Từ khi trẻ mới sinh ra, bập bõm biết đi đến lúc trưởng thành luôn cần sự đồng hành của cha mẹ. Và trong quá trình ấy, giữa cha mẹ và con cái thường xảy ra những bất đồng. Có khi chỉ là chuyện nhỏ trong cuộc sống nhưng cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn lớn.

Chẳng hạn như việc nhiều cha mẹ rất khó chịu, bực bội khi thấy căn phòng của con bừa bộn, quần áo và đồ vật vứt tứ tung. Họ cho rằng trẻ rất lười biếng, không chịu dọn dẹp. Và đương nhiên cha mẹ sẽ buông những lời chỉ trích, quát mắng. Điều này dễ kích hoạt tâm lý nổi loạn của những đứa trẻ.

Quy tắc gọn gàng, ngăn nắp trong mắt người lớn và trẻ con khác nhau. Chính sự khác biệt này đã gây ra mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Theo chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ có căn phòng bừa bộn có thể sở hữu tính cách, đặc điểm mà những đứa trẻ khác không có. Bừa bộn chưa hẳn đã là điều đáng lo ngại!

1. Khả năng sáng tạo mạnh mẽ

Những đứa trẻ có căn phòng bừa bộn báo hiệu là người dám phá vỡ quy tắc.Thường như vậy, trẻ sẽ có khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Trẻ dám phá vỡ các quy tắc để làm theo sự lựa chọn của bản thân.

Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ thường yêu cầu con phải nghe lời cha mẹ khi ở nhà, thầy cô khi ở trường và cấp trên ở ngoài xã hội. Dường như trẻ đã bị giam cầm trong một chiếc lồng tù túng, sống một cuộc đời an bài, mỗi bước đi đều cần tuân thủ quy tắc. Làm như vậy sẽ đánh mất đi sự sáng tạo của trẻ.

Chuyên gia tâm lý: Căn phòng càng bừa bộn càng chứng tỏ 2 khả năng này của trẻ vượt trội, cha mẹ khấp khởi vui mừng - Ảnh 2.

Một căn phòng bừa bộn chưa hẳn đã là điều đáng lo ngại!

Mặt khác, những đứa trẻ dám phá vỡ các quy tắc có thể bảo vệ quan điểm của mình và thực hành chúng. Trẻ sẽ có được sự dũng cảm, tự tin, thay vì ngần ngại, lo sợ.

Và những đứa trẻ phá vỡ quy tắc thường thích ở trong căn phòng bừa bộn một chút. Trẻ cảm thấy đây là không gian thoải mái nhất, giúp phát huy tối đa sự sáng tạo. Cha mẹ cảm thấy phòng lộn xộn khó tìm kiếm đồ, nhưng trẻ có thể tìm thấy thứ mình cần lập tức. Trong mắt trẻ, căn phòng đó là "ổn".

Người xưa từng nói, người làm việc lớn thì không dính vào điều tiểu tiết. Nếu chúng ta tập trung toàn bộ sức lực vào những điều nhỏ nhặt không cần thiết sẽ không thể chuyên tâm làm được việc lớn. Chỉ khi tập trung làm những việc quan trọng mới có thể đạt được thành công.

2. Tư duy tích cực, năng động

Những đứa trẻ có căn phòng bừa bộn thường có tư duy tích cực hơn bạn bè cùng trang lứa. Phòng của trẻ như vậy không phải là do trẻ lười biếng, không chịu dọn mà vì trẻ sở hữu tính cách tự do. Trẻ thường nghĩ ra những ý tưởng bất ngờ, nắm bắt được cảm hứng và nhanh chóng ghi chép lại ra sổ sách rồi bày la liệt.

Trong những bộ phim truyền hình, chúng ta thường thấy nhà ở và khu vực văn phòng của thiên tài rất bừa bộn. Thậm chí, giấy tờ cùng bản thảo bay tứ tung.

Việc liên tục tư duy sẽ khiến trẻ phải ghi lại ra giấy nhanh chóng. Vì thế, trẻ không có nhiều thời gian để dọn dẹp, sắp xếp lại căn phòng.

Chuyên gia tâm lý: Căn phòng càng bừa bộn càng chứng tỏ 2 khả năng này của trẻ vượt trội, cha mẹ khấp khởi vui mừng - Ảnh 3.

Tuy nhiên, căn phòng bừa bộn có phải là điều tốt không? Thực tế không phải lúc nào cũng tốt. Bởi một đứa trẻ thường xuyên không dọn dẹp phòng sẽ hình thành những thói quen xấu. Trẻ không dọn dẹp phòng để thoả sức sáng tạo là tốt nhưng trẻ cũng cần duy trì kỷ luật mới có thể phát triển toàn diện.

Theo nghiên cứu, trẻ có căn phòng lộn xộn thường có tính lười biếng, ỷ lại và khó kiểm soát được cảm xúc. Thói quen sinh hoạt thất thường này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

Cha mẹ nên giám sát và thiết lập kỷ luật để giúp trẻ hình thành thói quen tốt. Đó là sự gọn gàng, ngăn nắp, biết dọn dẹp sách vở sau khi học xong, biết cất gọn đồ chơi khi chơi xong.

Đối với việc giáo dục con cái, nhiều gia đình thường áp dụng các phương pháp cực đoan. Hầu hết cha mẹ đều tỏ ra khó chịu trước căn phòng bừa bộn của con. Họ cho rằng con lười biếng, bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở. Nhưng họ không biết thực sự trẻ nghĩ gì. Nguyên nhân chính là do cha mẹ không đặt con cái vào vị trí của con cái, giữa 2 bên có sự bất đồng.

Vì vậy, trẻ luôn bị chỉ trích thay vì được lắng nghe, chia sẻ. Các bậc phụ huynh nên thay đổi phương pháp giáo dục để giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Nguồn: 163.com

Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm