Chuyên gia Đoàn Minh Xương: 'Chiến lược chỉ là cơ sở, quan trọng cần nền tảng đi kèm'

09/10/2021 08:04 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Mục tiêu đến năm 2030, bóng đá nam có mặt trong nhóm 10 quốc gia có trình độ phát triển hàng đầu khu vực, đến năm 2050, phấn đấu đứng trong nhóm 8 nước có nền bóng đá phát triển mạnh nhất của châu Á, mà Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đang lấy ý kiến liệu có khả thi? Chuyên gia Đoàn Minh Xương đã đưa ra những góc nhìn của mình về mục tiêu này.

Tin ĐT Việt Nam vs Oman hôm nay 9/10: HLV Park Hang Seo cân đối lực lượng. Việt Nam ghi bàn nhiều hơn Nhật Bản

Tin ĐT Việt Nam vs Oman hôm nay 9/10: HLV Park Hang Seo cân đối lực lượng. Việt Nam ghi bàn nhiều hơn Nhật Bản

Tin ĐT Việt Nam vs Oman hôm nay 9/10: HLV Park Hang Seo cân đối lực lượng giữa đội tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam. Đội tuyển Việt Nam ghi bàn nhiều hơn Nhật Bản tại vòng loại thứ ba.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương nhìn nhận: “Trước hết, phải nói như thế này, chiến lược được xem như cơ sở thực hiện lộ trình đó mà thôi. Mấu chốt nằm ở chỗ phải có được những tiêu chí cụ thể về cả nhân lực, vật lực đi kèm để chuyển hóa chiến lược đó trong thời gian sắp đến.

Quan trọng là nền tảng để thực hiện chiến lược đó như thế nào dựa trên tiêu chí về cơ sở vật chất, nguồn lực kinh phí, yếu tố con người để xây dựng, phát triển. Phát triển thể thao nói chung hay bóng đá nói riêng không chỉ thành tích. Vấn đề cốt lõi phải đáp ứng được nhu cầu của đời sống xã hội. Do đó, phần ngọn là đề án trên lý thuyết, phần gốc phải được giải quyết trên nhiều yếu tố đi kèm như tôi đã nói”.

Ông Xương cho rằng trước khi có dự thảo này thì 10 năm qua, bóng đá Việt Nam đã thực hiện nội dung của Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013: “Theo đó, bóng đá nam phải vô địch AFF Cup, đoạt HCV SEA Games, xây dựng các trung tâm bóng đá quy mô trên cả 3 miền.

Cho đến nay, về cơ bản 3 mục tiêu nói trên đã thành hiện thực như chúng ta đã biết, nhưng nhìn toàn diện vẫn chưa thỏa mãn những yêu cầu đề ra. Những yêu cầu đó có thể nhìn ở khía cạnh chất lượng chuyên môn các giải đấu trong nước; sự phát triển đồng bộ của các trung tâm đào tạo trẻ hay vấn đề xã hội hóa sâu rộng cũng như cơ sở hạ tầng đi kèm.

lịch thi đấu vòng loại World Cup 2022 châu Á, Việt Nam vs Oman, VTV6, trực tiếp bóng đá, Việt Nam, Oman, lich bong da Viet Nam, truc tiep bong da, Oman vs Việt Nam
Bất kỳ chiến lược phát triển nào của bóng đá Việt Nam, muốn thành công đều phải bắt đầu từ công tác đào tạo trẻ

Hôm nay, trong giai đoạn phát triển mới với chiến lược được ra như thế. Tôi cho rằng, sẽ nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, tranh luận, phản biện đa chiều từ các địa phương, chuyên gia cho dự thảo này. Chúng ta phải làm rõ vấn đề ở đây không chỉ là chiến lược trên lý thuyết mà còn phải giải quyết tường tận câu chuyện nền tảng.

Ví dụ các giải đấu chuyên nghiệp tổ chức ra sao, quy mô chất lượng những trung tâm đào tạo trẻ thế nào? Cùng với đó, các mô hình tổ chức, hoạt động của bóng đá phong trào, bóng đá học đường thời gian đến ra sao”.

Ông Xương nhìn nhận mọi thứ phải được đồng bộ, chuyên nghiệp trên tất cả các yếu tố: “Anh muốn phát triển bóng đá học đường phải có sân chơi, phải có người hướng dẫn. Các trung tâm đào tạo trẻ với đầu vào được tuyển lựa dựa trên tiêu chí nào, quá trình sàng lọc ra sao. Cùng với đó chế độ dinh dưỡng, các điều kiện chăm sóc y tế để nâng cao thể trạng, thể lực cho cầu thủ.

Chẳng hạn, đội tuyển Việt Nam muốn nằm trong nhóm 10 quốc gia mạnh nhất châu lục thì ngay bây giờ chúng ta phải có nguồn lực từ lứa cầu thủ U17. Lứa cầu thủ này đến từ đâu ở các CLB trong nước, các trung tâm thế nào?

Ví như, hiện nay chúng ta tổng hợp được khoảng 500 cầu thủ trong độ tuổi U17 của tất cả các đơn vị, địa phương để bắt đầu đầu tư chẳng hạn. Rồi từ 500 em đó sàng lọc, đào thải xuống con số 200, qua thời gian phát triển, đến khi tinh gọn khoảng chừng 40 cầu thủ cho một đội tuyển, sẽ được đào tạo chuyên sâu, định hướng rõ ràng mới mong có được ĐTQG vững mạnh ở độ tuổi 25-26 vào năm 2030. Tôi lấy ví dụ, bóng đá Đức đang hướng đến mục tiêu vô địch World Cup 2034 bằng lứa cầu thủ U13 ngay từ bây giờ”.

Ồng Xương khép lại vấn đề với nhìn nhận: “Tựu trung lại, mục tiêu có mặt trong 10 quốc gia mạnh nhất châu lục vào năm 2030 của bóng đá Việt Nam hoàn toàn khả thi nếu đáp ứng được các tiêu chí như tôi đã chia sẻ. Không chỉ chiến lược vĩ mô, chúng ta phải xây dựng cụ thể đường đi nước bước dựa trên các nền tảng về nhân vật lực, xã hội hóa trong những năm sắp đến”.

Trần Tuấn (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm