Chế Linh: Phải đi đánh giày, trông trẻ, bị ông chủ la mắng vì lén học buổi đêm

01/03/2023 09:05 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Chế Linh từng có một tuổi thơ vô cùng khó khăn, gian khổ trước khi nổi tiếng khắp nơi.

Chế Linh được biết đến là một nam danh ca nổi tiếng bậc nhất của dòng nhạc Bolero, với lượng fan hâm mộ trải khắp mọi lứa tuổi, tầng lớp và kéo dài từ trong ra ngoài nước. Cái tên Chế Linh từ lâu đã là thương hiệu bảo chứng mọi phòng vé và cứ hễ làm show ở đâu cũng đều cháy vé.

Ít ai biết, để có được sự nghiệp sân khấu lẫy lừng như vậy, Chế Linh đã phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn, gian khổ.

Tới Sài Gòn với bịch bánh tráng và một bộ quần áo, bắt đầu với nghề đánh giày

Chế Linh là người gốc Chàm, sinh năm 1942 ở Phan Rang, trong một gia đình nghèo khó.

Thời Chế Linh còn trẻ, thanh niên làng ông và làng kế bên thường xuyên gây hấn, xích mích. Ông đã bị thương nhiều lần vì những cuộc gây hấn này, khiến mẹ ông vô cùng lo lắng.

Vì thế, Chế Linh quyết định bỏ làng đi, giấu cha mẹ, gia đình, hàng xóm, chỉ có hai người bạn niên thiếu biết. Đến giờ, hai người bạn đó vẫn còn sống. Một người bạn là kỹ sư, một người bạn là bác sĩ.

Chế Linh: Phải đi đánh giày, trông trẻ, bị ông chủ la mắng vì lén học buổi đêm - Ảnh 1.

Khi Chế Linh bỏ làng đi, hai người bạn này đã cho ông một chiếc xe đạp, một chồng bánh tráng và một bộ quần áo rồi chở tôi ra trạm tàu hỏa. Rời khỏi làng, Chế Linh chọn Sài Gòn làm điểm dừng chân để khởi đầu sự nghiệp.

Ngồi trên tàu hỏa nhưng trong lòng Chế Linh hoang mang, không biết Sài Gòn ra sao, cuộc sống ở đó thế nào. Nhưng ông vẫn liều mình rời làng quê vào tận Sài Gòn. Ông kể lại:

"Tôi không hề có người quen hay thân nhân ở Sài Gòn, chỉ một thân một mình vào đó. Tôi không biết vào Sài Gòn sẽ phải làm gì để sống.

Tôi không hề có kế hoạch gì cho việc vào Sài Gòn. Tôi bỏ làng quê đi chỉ vì sợ sẽ bị thương nữa.

Tôi hi vọng vào Sài Gòn không bị người ta kỳ thị, ẩu đả, đánh nhau như ở làng tôi. Tôi buồn lắm, buồn vì bị kỳ thị".

Chế Linh đặt chân đến đất Sài Gòn vào đúng một đêm mưa tầm tã, lụt lội. Ông không biết đi đâu về đâu, chỉ có một gói đồ trên người.

Một ông xích lô thấy Chế Linh lang thang ngoài đường mới hỏi: "Cháu đang đợi người nhà hay đợi ai? Cháu đi đâu?". Chàng thanh niên lễ phép thưa với ông xích lô: "Dạ, con không có người nhà, thân nhân gì hết. Con từ quê Phan Rang vào Sài Gòn sinh sống.

Chế Linh: Phải đi đánh giày, trông trẻ, bị ông chủ la mắng vì lén học buổi đêm - Ảnh 2.

Con muốn kiếm công ăn việc làm. Con chưa biết kiếm việc gì nhưng con làm gì cũng được. Ở ngoài Phan Rang, con làm nghề đánh giày, bán báo".

Ông xích lô thương Chế Linh nên cho chàng trai trẻ ngủ nhờ trên xe xích lô của ông ấy, trời mưa lụt lội cũng không đi đâu được.

Chế Linh đồng ý và lên xe xích lô nằm. Ông xích lô bịt ni lông chỗ Chế Linh nằm lại rồi bỏ đi nhậu. Sáng hôm sau, ông xích lô kêu Chế Linh dậy, chở ra trước chợ Bến Thành rồi thả ông ở đó.

Chế Linh nhìn quanh thấy rất nhiều anh em bán báo, đánh giày tụ tập, nói đủ chuyện, còn đang ngơ ngác thì một anh lớn tới hỏi: "Em vào Sài Gòn này có người thân không? Em có biết đánh giày không?".

Nói rồi, người anh đó đưa cho Chế Linh một hộp đánh giày để tôi đi đánh giày cùng mọi người. Ông kể lại:

"Tôi cầm hộp đánh giày mà mừng quá. Tôi nhớ lúc ấy trên người tôi chỉ có bịch bánh tráng, một bộ quần áo và 1250 đồng, phải đi đánh giày".

Đi trông trẻ, lén lút học và bị ông chủ phát hiện

Ngày đầu tiên đi đánh giày, do không có kinh nghiệm nên Chế Linh làm một ông khách bực mình, quát mắng rồi kêu người khác ra thay. Ông lo sợ, không biết phải làm gì để sinh sống hàng ngày.

Chế Linh: Phải đi đánh giày, trông trẻ, bị ông chủ la mắng vì lén học buổi đêm - Ảnh 3.

May quá, tối hôm đó về lại căn hầm dưới phòng trà, Chế Linh được anh đánh giày chỉ cho cách đánh giày và đi bán báo. Nhờ đó, ông có kỹ năng đánh giày.

Tuy nhiên, vài ngày sau, Chế Linh gặp lại ông xích lô đã từng cho mình ngủ nhờ trong đêm đầu tiên tới Sài Gòn. Ông xích lô dẫn Chế Linh tới khu Chợ Lớn để ở cùng và trông con cho một gia đình người Hoa.

Tại đây, Chế Linh được vợ chồng người Hoa đó nhận vào làm trông trẻ cho nhà họ. Ông mừng rỡ và vội nhận lời.

Vào một buổi tối ngồi ăn cơm, ông chủ người Hoa hỏi Chế Linh ngoài trông trẻ còn biết làm gì không. Ông láu cá đáp lại là mình có biết nấu ăn trong khi không hề biết.

Ông chủ tưởng Chế Linh biết nấu thật, liền giao lại việc nấu ăn cho ông. Chế Linh sợ quá, liền ra hỏi một bà vú trong nhà xem gia đình này thích ăn uống như thế nào. Nghe xong một số món ăn, ông hoang mang vì không biết nấu ra sao. Ông kể:

"Bà vú đó chỉ cho và tôi bắt đầu nấu ăn. Nhưng ngay từ bữa đầu tiên tôi thất bại. Ông chủ người Hoa ăn không được, không cho tôi nấu nữa. Tôi lại quay về với công việc trông trẻ, dắt mấy đứa nhỏ đi học rồi rước chúng về".

Trong lúc đợi bọn trẻ học, Chế Linh lang thang ngoài đường. Thấy người ta bán sách vở cũ, ông cũng mua về để tự học rồi mua thêm một chiếc đèn dầu nhỏ.

Ban đêm, Chế Linh đợi cả nhà ngủ hết rồi mở đèn dầu lên đọc sách. Bất ngờ một ngày nọ, ông chủ người Hoa tỉnh giấc, xuống nhà thấy Chế Linh đang đọc sách liền la mắng dữ dội, cấm ông không được thắp đèn dầu vì sợ cháy nhà. Ông kể:

Chế Linh: Phải đi đánh giày, trông trẻ, bị ông chủ la mắng vì lén học buổi đêm - Ảnh 4.

"Tôi sợ quá, sợ bị đuổi việc nên ngày hôm sau cứ lấm lét phía sau nhà, không dám gặp ông chủ.

Tôi không ngờ, trưa hôm đó ông chủ sai người đi mua cho tôi một chiếc bàn, ghế ngồi và đèn neon ba tấc đặt vào chỗ tôi ngủ để tôi có cơ hội đọc sách. Tôi cảm động quá, muốn bật khóc.

Tôi tủi thân lắm vì lúc đó phải xa nhà, một thân một mình ở Sài Gòn, không biết mẹ tôi ở nhà ra sao.

Nhà tôi dù nghèo nhưng tôi ở nhà được mẹ cưng chiều lắm. Tôi chỉ biết đi học rồi chơi bời, đánh ngựa lên rừng săn bắt.

Tại Sài Gòn, tôi không có người thân, chỉ có gia đình người Hoa này thương tôi như con ruột. Ông chủ còn dẫn tôi tới trường Chợ Lớn để ghi tên vào học, đóng tiền học đàng hoàng cho tôi".

Từ những ngày tháng khó khăn bước đầu đó, Chế Linh bắt đầu được học hành và tiếp xúc với âm nhạc.

Long Phạm

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm