Bóng đá Việt Nam và giấc mơ hóa rồng

02/01/2019 07:47 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Dù đã vô địch Đông Nam Á để khép lại năm 2018 đại cát, khi trước đó, bóng đá trẻ ở cấp độ đội tuyển U23 và Olympic quốc gia đã đặt những viên gạch đầu tiên ở sân chơi châu lục; đội tuyển U19 đoạt hạng 4 châu Á và dự FIFA U20 World Cup 2017..., nhưng bóng đá Việt Nam chưa thể nói là đã có năm tuyệt mỹ. Chúng ta cần phải tiến thêm một bước nữa ở VCK Asian Cup 2019, vượt qua vòng bảng hoặc tốt nhất là lặp lại được kỳ tích vào đến tứ kết giải đấu này như năm 2007. Đấy mới chỉ là phần ngọn, là đầu ra, còn cơ thể nền bóng đá thực sự chưa hoàn chỉnh.

Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của Việt Nam tại Asian Cup 2019. VTV6. VTV5. Trực tiếp bóng đá

Lịch thi đấu Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của Việt Nam tại Asian Cup 2019. VTV6. VTV5. Trực tiếp bóng đá

Asian Cup 2019. Lịch thi đấu Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2019. VTV6, VTV5 trực tiếp bóng đá Asian Cup 2019. Trực tiếp bóng đá Việt Nam.

Việt Nam, Asian Cup 2019, lịch thi đấu Asian Cup 2019, lịch thi đấu bóng đá Việt Nam, VTV6, truc tiep bong da, xem VTV6, trực tiếp bóng đá Việt Nam, VTV5, trực tuyến

Hệ thống đào tạo trẻ khá ổn, nhưng bóng đá học đường chưa phát huy được tiềm lực, do thiếu sân bãi tập luyện và nền giáo dục cũng chưa ý thức đồng bộ. Thể thao học đường của Việt Nam cơ bản vẫn như “nàng công chúa ngủ trong rừng”.

Trong một diễn biến có liên quan khác, thậm chí quan trọng hơn nhiều, quyết định thành/bại, đấy là hệ thống thi đấu các giải chuyên nghiệp quốc gia cũng như ngoài chuyên nghiệp, vẫn còn nhiều điều cần cải thiện. V-League với 14 CLB là rất lý tưởng, nhưng hạng Nhất, hạng Nhì quốc gia thường xuyên thiếu đội chơi, khiến cho chân đế bị hổng, chỉ phát triển (ít nhất về số lượng) ở phần chóp (V-League), làm người ta liên tưởng đến kim tự tháp ngược. Nhìn qua Thai Premier League, bắt đầu từ mùa giải 2019, họ sẽ tiếp tục gọt đi 4 suất chơi, để tập trung những tinh tuý nhất cho giải đấu số 1 của họ.

Việc hạn chế suất đăng ký ngoại binh/CLB (3 dùng 3) theo kiểu cào bằng, không được cho là giải pháp thông minh để tăng chất lượng cầu thủ nội, chất lượng CLB và chất lượng giải đấu, so với giai đoạn đăng ký 5 dùng 3 (chính thức). Một phương án khác mà nhà tổ chức hoàn toàn có thể tính tới, đấy là quay trở lại phương án đăng ký tối đa 5 ngoại binh, dùng bao nhiêu tuỳ thích, tuỳ vào điều kiện kinh tế, cũng như tham vọng của mỗi CLB. Nó có thể giúp cho các đại diện Việt Nam thi thố sòng phẳng với các CLB từ các giải VĐQG khác, khi bơi ra đấu trường châu lục.

***

Về cơ bản, bóng đá Việt Nam nói chung mới chỉ bắt đầu tự cường, chứ năng lực chinh phục hay năng lực xuất khẩu cầu thủ còn hạn chế, vì các điều kiện khách quan như đã nói và cả vấn đề mà lịch sử để lại. Cầu thủ Việt Nam thậm chí chưa chinh phục được giải hạng Nhất, hạng Nhì của Nhật Bản, hay Hàn Quốc; trong khi đây là 2 nền bóng đá này được liệt vào hàng xuất siêu ở châu Âu, dù đã có hệ thống giải VĐQG chất lượng hàng đầu. Không chỉ kinh tế, mà thể thao hay bóng đá muốn phát triển, thì phải giữ được tỉ trọng cán cân xuất/nhập.

Bóng đá Việt Nam kể từ ngày lên chuyên vẫn bị xem là cỗ máy ngốn tiền khổng lồ, nhập siêu và mỗi mùa giải, ngoại tệ chảy ra nước ngoài rất lớn (ít nhất là chi phí trả lương, ký hợp đồng với nguồn chất xám ngoại lực), song lại chưa có nhiều biện pháp khả dĩ để sinh lời, hay ít nhất là ngăn lạm phát. Đây là vấn đề ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng không phải ai cũng cố gắng để làm nó tốt hơn. Chúng ta vẫn chỉ ăn đong qua ngày, đến ngay khách hàng lớn như Toyota cũng bỏ V-League, để tăng cường tài trợ cho Thai Premier League.

Đấy là điều mà nhà tổ chức phải xem lại nghiêm túc, nếu muốn tiếp tục thuyết phục được những nghiệp đoàn - tập đoàn kinh tế toàn cầu đến với bóng đá Việt Nam. Một năm 2019 hay chính xác ra là một nhiệm kỳ VFF khoá VIII đầy thách thức ở phía trước, với AFC Asian Cup 2019 chỉ là nút thắt đầu tiên.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm