Bi kịch của những đứa trẻ bị bán làm nô lệ: Tôi chỉ ước ai đó hỏi cháu ổn không và cứu mình ra khỏi “địa ngục”

20/02/2023 16:56 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng những đứa trẻ tị nạn vô tình trở thành "con mồi" cho những kẻ bắt cóc vẫn không thể quên được nỗi đau mà mình đã trải qua. Đó là những tháng đen tối nhất trong cuộc đời...

Từ tháng 7/2021, tại Anh, 4.600 trẻ em tị nạn đã được ở trong các khách sạn, nhưng 200 trẻ không có người đi cùng đã mất tích. Nhiều nhà xã hội học lo ngại những đứa trẻ dễ bị tổn thương này là con mồi của các băng nhóm buôn bán trẻ em.

15 tuổi, Tracy, cô bé người Nigeria lần thứ hai bị bán từ Tây Ban Nha đến Anh.

Ở sân bay, kẻ buôn người bắt em đeo kính râm để không ai nhìn thấy đôi mắt chứa đầy nỗi sợ hãi. Tracy vô cùng hoảng loạn nhưng vẫn hy vọng có ai đó nhận ra sự khác thường, hỏi han và giải cứu mình. Cô bé nâng kính lên, nước mắt lưng tròng, miệng thầm nói ''giúp tôi với'' với một nhân viên sân bay.

"Tôi chỉ muốn ai đó hỏi: Cháu ổn không? Ai đi cùng cháu?'', người phụ nữ hiện 30 tuổi kể lại về cuộc đời đau khổ của mình. Nhưng nhân viên sân bay bỏ lỡ tiếng kêu cứu, Tracy buộc phải chạy trốn.

Bi kịch của những đứa trẻ bị bán làm nô lệ: Tôi chỉ ước ai đó hỏi cháu ổn không và cứu mình ra khỏi “địa ngục”  - Ảnh 2.

Những đứa trẻ bị bắt cóc muốn cầu cứu nhưng không phải ai cũng thấu hiểu - Ảnh:

Hồi 9 tuổi, Tracy bị người họ hàng bán cho một băng đảng buôn người. Cô bị đưa đến Italy, sau đó là Tây Ban Nha. Ở đó, cô bị ép bán dâm trên đường phố, chịu bạo lực và lạm dụng. Mãi cho đến khi cô ấy được đưa đến London, cô mới thoát khỏi kẻ bắt giữ mình. Chạy trốn qua những con phố vô danh, Tracy như hóa đá.

"Nếu bị họ bắt lại, bạn sẽ tiếp tục bị bán, hoặc bị giết", cô nói.

Nỗi kinh hoàng mà cô ấy nói đến là điều mà có lẽ hàng trăm trẻ em tị nạn hiện đang cảm thấy. Tracy nói rằng, cô ấy cảm thấy thương cho những đứa trẻ bị bắt cóc ngay sau khi tìm kiếm sự an ủi trên bờ biển Vương quốc Anh - chúng đã mạo hiểm mạng sống của mình để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhớ lại thời kỳ nô lệ của mình, cô ấy nói: "Mọi khoảnh khắc bạn đều kinh hãi. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra trong giây tiếp theo. Lần đầu tiên tôi bị buôn bán, tôi ở một đất nước mà tôi không nói được ngôn ngữ đó. Nó thật đáng sợ. Bạn muốn nhờ giúp đỡ nhưng bạn không biết làm thế nào".

Thậm chí, Tracy cũng không thể cầu cứu người cùng chung cảnh ngộ: "Tôi là người trẻ nhất trong số họ, và ngay cả khi tôi muốn nhờ giúp đỡ, tôi cũng không thể, bởi vì những cô gái tôi làm việc cùng sẽ chỉ trích bạn. Những kẻ buôn người đã khiến chúng tôi chống lại nhau. Đó là sự sống còn".

Theo tiến sĩ Patricia Hynes (Đại học Sheffield Hallam), những trường hợp như thế này nên được chính quyền xem là vấn đề nhập cư hơn là vấn đề bảo vệ trẻ em.

"Trẻ em đến Anh cần được bảo vệ. Để chúng trong các khách sạn không được kiểm soát sẽ loại bỏ sự giám sát thiết yếu đối với những đứa trẻ này và không phù hợp với Đạo luật Trẻ em 1989 và bất kỳ thông lệ đạo đức liên quan nào", chuyên gia nói.

Hynes cho rằng, việc sử dụng các khách sạn làm nơi ở được coi là một biện pháp khẩn cấp, nhưng điều này đã diễn ra ít nhất 18 tháng. Hãy tưởng tượng nếu con của bạn bị mất tích – hãy tưởng tượng những nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện. Trẻ em và thanh thiếu niên nhập cư, tị nạn nên được đối xử bình đẳng, tôn trọng và xứng đáng như mọi đứa trẻ Anh khác. Năm 2021, gần 5.500 hồ sơ nạn nhân là trẻ em được chuyển đến bộ Nội vụ Anh, tăng 9% so với năm trước.

Bi kịch của những đứa trẻ bị bán làm nô lệ: Tôi chỉ ước ai đó hỏi cháu ổn không và cứu mình ra khỏi “địa ngục”  - Ảnh 3.

Lauren Sanders đã làm việc với các nạn nhân khi mới 6 tuổi - Ảnh: Metro

Người đứng đầu tổ chức từ thiện chống chế độ nô lệ Unseen, Lauren Saunders cảnh báo, người trẻ tuổi đang bị ép phải đi ăn xin, rửa xe, buôn bán ma túy và làm việc trong nhà máy khắp nước Anh, cũng như bị ép bán dâm.

Từ khi thành lập năm 2017, tổ chức từ thiện Its Voice hỗ trợ người bị buôn bán và làm nô lệ, nhận được số yêu cầu giúp đỡ tăng gấp đôi, vượt xa nguồn lực sẵn có.

"Chúng tôi lo ngại với tình trạng trẻ em xin tị nạn mất tích khỏi nơi ở tạm thời. Chúng có nguy cơ bị buôn bán và bóc lột'', giám đốc điều hành của Barnardo, Lynn Perry, nói.

Theo vị này, các biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn trẻ bị buôn bán và bóc lột vô cùng hạn chế. Trẻ từ 10 tuổi đã phải ở trong khách sạn mà không được giúp đỡ và tư vấn, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Như trường hợp của Tracy, cô không dám tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền. Tracy phải ngủ trong nhà thờ. Rồi chấn thương ập đến. Cô phải chịu những cơn đau đầu như búa bổ, những đêm mất ngủ triền miên và có ý định tự tử. Đến khi được phát hiện và đưa đi cấp cứu, Tracy mới được giúp đỡ.

"Khi trốn thoát, tôi không thể nói cho mọi người biết câu chuyện của mình. Tôi sống một cuộc sống hai mặt. Thể hiện trên khuôn mặt vui vẻ, nhưng bên trong, tôi không ổn. Tôi không thể chia sẻ cảm giác của mình vì không thể tin ai'', Tracy nói.

Những kẻ buôn người khiến cô tin họ có quan hệ với cảnh sát, bác sĩ, luật sư. Tracy không bao giờ biết ai có thể là thành viên của các tổ chức đó. Nỗi sợ hãi ngăn cô nhận sự giúp đỡ.

Hai thập kỷ trôi qua, cô vẫn vật lộn với cuộc sống. Tracy không được đi học. Cô thấy mọi thứ khó khăn và phát điên vì cuộc đời lấy đi của cô quá nhiều thứ không thể thay thế.

Hiện Tracy được giới thiệu đến một tổ chức từ thiện Ella's, chuyên hỗ trợ phụ nữ hồi phục sau nạn buôn người.

Lauren Saunders, người đứng đầu Unsee cho biết, nạn nhân nhỏ tuổi nhất cô từng tiếp xúc mới 6 tuổi. Cậu bé bị bán từ Nigeria, phải làm việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp cho một gia đình ở Anh trước khi bị tống ra nước ngoài.

Bi kịch của những đứa trẻ bị bán làm nô lệ: Tôi chỉ ước ai đó hỏi cháu ổn không và cứu mình ra khỏi “địa ngục”  - Ảnh 4.

Tracy nói nô lệ có nghĩa là sống trong nỗi kinh hoàng liên tục - Ảnh: Getty

"Việc bóc lột có thể dẫn đến những tổn thương thể chất và ảnh hưởng lớn về mặt cảm xúc. Những đứa trẻ này có sức khỏe tâm thần yếu, ý tưởng tự tử hoặc làm hại bản thân xuất hiện'', Lauren nhận định.

Laura khuyên mọi người nên nghi ngờ về những gì mình thấy xung quanh, để phát hiện và giúp đỡ những đứa trẻ bị lạm dụng và chế độ nô lệ hiện đại đang chưa được cảnh báo đúng mức. "Nếu có một ngôi nhà trên phố, nơi có nhiều người đến và đi nhưng họ không sống ở đó, thì đó là dấu hiệu. Nếu có tòa nhà bỏ hoang mà mọi người vẫn đến, đó là dấu hiệu khác", cô gợi ý.

Emily Chalke, đồng giám đốc của Ella's, cho hay, buôn bán và bóc lột trẻ em là tội ác ghê tởm, khó tin nhưng đang diễn ra. Thông thường, nó được thực hiện bởi những người quyền lực, những người nên bảo vệ trẻ em chứ không phải bóc lột họ.

Ella's đã giúp Tracy làm lại cuộc đời. Giờ cô đã có con và điều hành một doanh nghiệp. Nhưng trải nghiệm đã khiến cô mất đi một tuổi thơ. ''Khi còn nhỏ mà bị bóc lột, bạn sẽ luôn nhớ về quá khứ. Dù bạn tự do, nhưng không bao giờ có cảm giác tự do'', Tracy nói.

Tại sao trẻ em Nhật không bao giờ bị bố mẹ quát mắng ở nơi công cộng: Phương pháp giáo dục đỉnh cao khiến cả thế giới ngưỡng mộ

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm