Say nắng và cách xử trí

21/12/2017 10:54 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Say nắng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè. Khi bị say nắng, con người thường có những triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt là nhiệt độ trung tâm của cơ thể cao hơn 40,5oC.

Đau nhói đầu.

Chóng mặt và choáng váng.

Thường ngất xỉu

Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Da đỏ, nóng và khô.

Yếu cơ hoặc chuột rút.

Buồn nôn và nôn.

Nhịp tim có thể đập mạnh hoặc yếu.

Thở nhanh và thở nông.

Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt, co giật thậm chí dẫn đến hôn mê.

Chú thích ảnh

Nguyên nhân

Thời tiết thường xuyên nắng nóng.

Người lớn tuổi, người không uống đủ nước, người uống nhiều rượu bia.

Độ ẩm không khí tăng trên 60% làm cản trở tăng tiết mồ hôi.

Các bệnh lý mạn tính: Tăng huyết áp, Đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…

Sử dụng nhiều thuốc an thần, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng Histamine…

Sơ cứu ban đầu

Nếu nghi ngờ ai đó bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Trong khi đợi y tế đến, đưa bệnh nhân tới nơi có điều hòa hoặc ít nhất là chỗ râm mát và cởi bỏ các quần áo không cần thiết. Nếu có thể, nên đo nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân rồi sơ cứu để hạ nhiệt độ cơ thể xuống còn 38,3 - 38,8 độ C.

Trường hợp không có nhiệt kế, tiến hành làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân bằng các phương pháp làm mát:

Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.

Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Chú thích ảnh

Cách phòng chống say nắng

Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng.

Thường xuyên uống nước dù chưa khát, ít nhất là khoảng 8 cốc gồm nước lọc, nước trái cây hoặc nước rau... Vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong các đợt nóng.

Chú thích ảnh

Thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn.

Chú thích ảnh

Lưu ý: Một người đã hồi phục sau sốc nhiệt có thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ cao trong các tuần sau đó. Vì vậy, tốt nhất, cần tránh thời tiết nóng và tập luyện nặng.

Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức câu lạc bộ thay van tim

Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức câu lạc bộ thay van tim

Vào ngày 08/12/2017 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã tổ chức Câu Lạc Bộ Thay van tim với chủ đề: “Những điều lưu ý ở bệnh nhân thay van tim”.

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nguyên
Điều dưỡng khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm