Thông tin mới nhất về dịch bệnh COVID-19: Từ 3/3 tạm ngừng chế độ miễn thị thực với công dân Italy

02/03/2020 11:30 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia sáng ngày 2/3 cho biết, bắt đầu từ 0h đêm nay - ngày 3/3, Việt Nam sẽ tạm ngừng áp dụng chế độ miễn thị thực đối với công dân Italy.

Dịch COVID-19: Bệnh nhân thứ 16 nhiễm virus corona tại Việt Nam xuất viện

Dịch COVID-19: Bệnh nhân thứ 16 nhiễm virus corona tại Việt Nam xuất viện

Ngày 26/2, Trung tâm Điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp (Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà), huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc công bố, bệnh nhân nam tên là N.V.V. sinh năm 1970, trú ở xã Sơn Lôi. huyện Bình Xuyên đã khỏi bệnh và được xuất viện.

(Tiếp tục cập nhật)

Về tình hình lây nhiễm COVID-19 tại Italy, tính đến 18h00 ngày 1/3 (giờ địa phương), Cơ quan Bảo vệ Dân sự nước này cho biết, tổng số người được xác định dương tính với SARS-CoV-2 là 1.694, trong đó có 83 người đã hồi phục, số ca tử vong đã tăng lên đến 34 trường hợp.

Bệnh nhân thứ 16 ở Việt Nam đã khỏi bệnh

Theo thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc, bệnh nhân N.V.V 50 tuổi là bố đẻ của nữ công nhân từ Vũ Hán về nước dương tính với Covid - 19 đã khỏi bệnh sau hai lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, bệnh nhân này đã đủ tiêu chuẩn để xuất viện. Như vậy, tính đến 25/2, 16 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đều đã khỏi bệnh. 

Italy xác nhận ca tử vong thứ 7

ANSA cho biết trường hợp tử vong mới nhất là một cụ ông 80 tuổi đã nhập viện tại Lodi vào tuần trước sau khi lên cơn đau tim. Các bác sĩ cho rằng cụ ông đã bị lây nhiễm virus tại đây từ một bệnh nhân khác.

Hiện Italy đang được xem là quốc gia có dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát mạnh nhất tại châu Âu, với tâm điểm là vùng Lombardy và Veneto, và tổng số ca nhiễm bệnh đã vượt quá 220 người.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Milan, Italy, ngày 23/2/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Cùng ngày, Oman đã tuyên bố đình chỉ toàn bộ các chuyến bay qua lại với Iran và lệnh này có hiệu lực ngay lập tức.

Trên mạng xã hội Twitter, cơ quan hàng không dân dụng Oman nêu rõ đã đình chỉ toàn bộ các chuyến bay dân dụng giữa Oman và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran kể từ ngày 24/2 cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Trước đó, Bộ Y tế Oman đã xác nhận hai trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại nước này. Hai trường hợp này là hai phụ nữ người Oman đã được chẩn đoán nhiễm virus sau khi từng tới Iran. Cả hai đều đang trong tình trạng ổn định.

Cũng nhằm ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, Cơ quan hàng không dân dụng Tajikistan đã thông báo đình chỉ mọi chuyến bay qua lại với Iran cho đến khi tình hình dịch bệnh tại quốc gia Trung Đông này ổn định trở lại.

Tính đến thời điểm này, Iran hiện ghi nhận 12 ca tử vong và 61 trường hợp được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2. Hầu hết các ca nhiễm bệnh đều ở thành phố Qom (Com), thánh địa của người  Hồi giáo dòng Shi'ite (Si-ai) , cách thủ đô Tehran 120 km về phía Nam.

Oman xác nhận hai trường hợp nhiễm đầu tiên

Ngày 24/2, Bộ Y tế Oman đã xác nhận hai trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên tại nước này.

Theo bộ trên, hai trường hợp này là hai phụ nữ người Oman đã được chẩn đoán nhiễm virus sau khi từng tới Iran. Cả hai đều đang trong tình trạng ổn định.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, lây truyền, chủng virus mới
Kiểm tra thân nhiệt người dân Iraq trở về từ Iran tại sân bay quốc tế Najaf ngày 21/2/2020, sau khi Iran thông báo các trường hợp nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Đà Nẵng cách ly 80 người từ Daegu, Hàn Quốc

Toàn bộ hành khách và phi hàn đoàn đi trên chuyến bay từ sân bay quốc tế Daegu, Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Đà Nẵng vào trưa ngày hôm nay 24/2 đã được đưa đến khu vực cách ly theo quy định.

Chi tiết xem video dưới đây:

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế lúc 6h sáng nay 24/2 ghi nhận thế giới có 78.988 người mắc, 2.470 người tử vong do dịch COVID-19. "Điểm nóng" ngoài Trung Quốc là Hàn Quốc, Iran... với số tử vong và nhiễm mới tăng nhanh. 

Cụ thể:

- Lục địa Trung Quốc: 2.444 người tử vong.

- Hong Kong: 02 người tử vong.

- Đài Loan: 01 người tử vong.

- Phillippines: 01 người tử vong

- Nhật Bản: 01 người tử vong.

- Pháp: 01 người tử vong.

- Iran: 08 người tử vong

- Tàu Diamond Princess: 03 người tử vong

- Hàn Quốc: 06 người tử vong

- Ý: 03 người tử vong.

Chú thích ảnh

Với số liệu mới công bố, tỉnh Hồ Bắc hiện ghi nhận tổng cộng 2.346 ca tử vong do COVID-19 và 64.084 ca nhiễm bệnh. Trước đó, Ủy ban Y tế Trung Quốc thông báo, đến hết ngày 21/2, tại Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 76.288 ca nhiễm bệnh và 2.345 người đã tử vong do COVID-19. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Trung Quốc đại lục hiện lên tới 2.441 người.

Trong khi đó, tại Seoul, Cơ quan Y tế Hàn Quốc sáng 23/2 đã thông báo có thêm 123 ca nhiễm chủng mới của virus corona (nCoV) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID 19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 556 ca.

Trước đó, ngày 22/2, số ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc đã tăng gấp hơn 2 lần, với hầu hết các trường hợp liên quan đến một tổ chức tôn giáo ở thành phố lớn thứ 4 của Hàn Quốc là Daegu (Tê-gu) và một bệnh viện lân cận. Cho đến nay đã có 4 bệnh nhân tử vong do COVID 19 ở Hàn Quốc.

Học sinh Hà Nội nghỉ học đến hết 1/3, đi học lại vào ngày 2/3

Chiều 21/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (Covid-19) thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo đã nhất trí với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế về việc cho học sinh trên địa bàn thành phố tiếp tục nghỉ thêm một tuần để bảo đảm an toàn sức khỏe và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện đón học sinh trở lại trường học.

Theo đó, toàn bộ học sinh các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, nhóm trẻ mầm non tư thục; học viên trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục nghỉ học từ ngày 24-2 đến hết ngày 1/3/2020.

Chú thích ảnh

Trong thời gian học sinh tạm nghỉ học, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện việc phun thuốc khử trùng lần thứ tư vào các ngày 22 và 23/2/2020; tăng cường rà soát, chủ động trang bị vật tư y tế, xà phòng, nước sạch, khẩu trang, dụng cụ đo thân thiệt… và duy trì nghiêm túc việc vệ sinh, khử khuẩn đồ dùng, thiết bị dạy học, sẵn sàng các điều kiện an toàn để có thể đón học sinh trở lại trường học vào ngày 2/3/2020.

Hàn Quốc ghi nhận thêm 48 ca nhiễm mới

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời các quan chức y tế Hàn Quốc ngày 21/2 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 48 ca nhiễm chủng mới của virus corona (nCoV) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số trường hợp nhiễm virus trên toàn quốc lên 204 người. 

Hiện Hàn Quốc đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong, và hơn một nửa số ca lây nhiễm là ở Daegu và các vùng thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang. Trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 đang tăng mạnh tại Hàn Quốc, chính phủ nước này đã công bố một loạt biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch.       

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trong cuộc họp báo chiều 21/2, Giám đốc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) kiêm Chủ tịch Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương Jung Eun-kyeong (Chung Ơn Kiêng) cho biết tính tới thời điểm hiện tại, Ủy ban này đã xác định danh sách gồm 4.475 những người hay lui tới nhà thờ Shincheonji ở thành phố Daegu (Đê-gư) - "ổ dịch lớn" COVID-19 tại Hàn Quốc, trong đó có 544 người đã thừa nhận có những triệu chứng nghi nhiễm nCoV.        

Chú thích ảnh
Kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 15/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Cơ quan phòng dịch nhận định trong số các ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc, có 98 người liên quan tới nhà thờ Shincheonji ở Daegu. Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra nguồn gốc lây nhiễm, nhà thờ này có hoạt động giao lưu quốc tế nào không, như với tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh. Được biết, nhà thờ này còn có chi hội ở Trung Quốc và một số quốc gia khác.          

Trong khi đó, tại Trung Quốc - nơi khởi phát dịch bệnh, một sĩ quan cảnh sát tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong cũng đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus nCoV. Đây là lần đầu tiên trung tâm tài chính châu Á này ghi nhận ca nhiễm nCoV trong thành viên lực lượng an ninh, kéo theo đó là hàng chục cảnh sát khác cũng được cách ly đề phòng dịch bệnh lây lan.

Cũng trong ngày 21/2, giới chức y tế Italy đã xác nhận trường hợp thứ 4 nhiễm virus nCoV ở nước này. Chính quyền tỉnh Lombardy cho biết một nam giới 38 tuổi đã được chuyển tới điều trị tại bệnh viện ở thị trấn Codogno ở miền Bắc tỉnh này, sau khi cho kết quả dương tính với virus corona chủng mới. 

Trong các trường hợp nhiễm COVID-19 trước đó ở Italy, các bệnh nhân là một người Italy và hai khách du lịch người Trung Quốc.

Thêm 115 ca tử vong tại tâm dịch Hồ Bắc

Báo cáo cập nhật của Ủy ban y tế tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sáng 21/2 cho biết tổng số ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) ở Trung Quốc đã tăng lên 2.233 sau khi có thêm 115 ca tử vong được tại địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất của đợt dịch này.

Cũng theo báo cáo trên, phần lớn các ca tử vong mới là tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch COVID-19 tháng 12 năm ngoái.

Còn theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế đến 7h00 ngày 21/2/2020:   

Thế giới: 75.776 người mắc, 2.130 người tử vong, trong đó:   

- Lục địa Trung Quốc: 2.119 người tử vong;   

- Phillippines: 01 người tử vong;   

- Hồng Kông (Trung Quốc): 02 người tử vong.   

- Nhật Bản: 01 người tử vong.   

- Pháp: 01 người tử vong.   

- Đài Loan: 01 người tử vong.   

- Iran: 02 người tử vong   

-Tàu Diamond Princess: 02 người tử vong   

- Hàn Quốc: 01 người tử vong   

Việt Nam: 16 người dương tính với COVID-19, gồm:   

- 02 cha con người Trung Quốc;   

- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc;   

- 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19;   

- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.   

- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.   

Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).   

Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 1.188 trường hợp.   

Điều trị khỏi: 15 trường hợp.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, lây truyền, chủng virus mới

Bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc đã khỏi bệnh

Sáng 20/2/2020, Bệnh viện Nhi Trung ương thông báo đã điều trị thành công cho bé gái N.G.L, 3 tháng tuổi được xác định dương tính với chủng mới virus corona - COVID-19 (nCoV).

Cháu bé N.G.L, 3 tháng tuổi (sinh ngày 5/11/2019), ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được xác định nhiễm COVID-19 từ bà ngoại P.T.B. Trước đó, bà ngoại của cháu bé đã tiếp xúc với bệnh nhân dương tính COVID-19 ngày 22/1. Hai mẹ con bé ở nhà với bà ngoại trong 4 ngày, từ 26/1 đến 29/1.

Sau khi xác định bệnh nhân P.T.B (bà ngoại của cháu bé) bị mắc bệnh (ca thứ 10 tại Việt Nam), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần trong đó có cháu N.G.L và mẹ cháu. 

5 ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện quấy khóc, chảy nước mũi, ho húng hắng, khò khè nhẹ, sốt nhẹ 37,4 độ C, trẻ vẫn bú tốt, không khó thở. Bệnh nhi được khám và cách ly tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để xét nghiệm. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR.

Sau khi trao đổi chuyên môn giữa các tuyến, do là ca bệnh nhỏ tuổi, để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc, cách ly tốt hơn, bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương lúc 20 giờ 30 phút ngày 11/2. Khi vào viện, trẻ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, nhiệt độ 36,6 độ C. Trẻ có ho húng hắng, bụng mềm, gan, lách không to, bú tốt, đại tiểu tiện bình thường. Kết quả chụp X-quang tim, phổi cho thấy có tuyến hung to, tăng đậm nhánh phế quản sau tim trái. 

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, Ban lãnh đạo và các bác sĩ tại Trung tâm Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn, chẩn đoán trẻ viêm đường hô hấp trên/trẻ nhiễm COVID–19 và đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp. 

Đến ngày 13/2, trẻ không sốt, còn ho, có đờm, không khó thở, tim phổi bình thường, đại tiểu tiện bình thường. Từ ngày 14/2 đến 17/2, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định. Bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm lần 2 (ngày 14/2) và lần 3 (ngày 17/2) đều cho kết quả âm tính với chủng mới virus corona (nCoV).

Hiện tại, trẻ chơi ngoan, tiếp xúc tốt, không sốt, bú tốt, đại tiểu tiện bình thường. Các xét nghiệm sinh hoá, huyết học, X-quang tim phổi ổn định. Sức khỏe của mẹ cháu bé cũng ổn định, đã kiểm tra âm tính với COVID-19. 

Theo các bác sĩ, bệnh nhi được đưa về địa phương và sẽ tiếp tục được các y, bác sĩ tại đây theo dõi sức khỏe. Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các bác sĩ tại địa phương trong việc chăm sóc cho bệnh nhi.

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Lê Thanh Hải cho biết, mặc dù mẹ cháu bé đã có kết quả âm tính nhưng do có tiếp xúc với bệnh nhân nên chưa để mẹ con cháu tiếp xúc với cộng đồng để bảo đảm an toàn.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê cho biết, Cục sẽ sớm tổ chức rút kinh nghiệm về cách ly, điều trị, đề phòng nguy cơ tiếp tục có bệnh nhân.

Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam có 14/16 ca bệnh nhiễm COVID-19 đã khỏi bệnh và được ra viện. Từ 13/2 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh mới.

Chú thích ảnh
Hình ảnh bệnh nhi N.G.L. và mẹ trong quá trình điều trị do Bệnh viện Nhi trung ương cung cấp

Thông tin hàng trăm người dân Sơn Lôi trốn khỏi nơi cách ly là chưa chính xác

Vài ngày qua, một số người dân và phương tiện truyền thông cho rằng, hàng trăm người dân của xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc bỏ trốn khỏi khu cách ly phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra (dịch COVID-19). Đây là thông tin chưa chính xác.

Trước thông tin không chính xác nêu trên, Đại tá Đinh Ngọc Khoa, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: Tất cả những trường hợp công dân xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên vắng mặt tại địa phương đều trước thời điểm công bố cách ly và có lý do chính đáng. Giám đốc Công an tỉnh cho biết, qua kiểm tra, giám sát của lực lượng Công an, tính đến trước ngày có quyết định cách ly xã Sơn Lôi, có 236 trường hợp không có mặt ở địa phương. Những trường hợp vắng mặt này đều có lý do chính đáng như: đi làm ăn ở xa; thực hiện nghĩa vụ quân sự; đang thi hành án… Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn hơn 100 người dân xã Sơn Lôi chưa về địa phương. Lực lượng Công an tỉnh đã lập danh sách, có địa chỉ rõ ràng cụ thể để phối hợp với Công an các địa phương trong cả nước theo dõi, giám sát chặt chẽ những trường hợp này.

Chú thích ảnh
Người dân tới khám bệnh tại Trạm y tế xã Sơn Lôi. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN

Theo ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc, sau thời điểm công bố khoanh vùng và cách ly khu vực xã Sơn Lôi, không có trường hợp người dân rời nơi cư trú mà không có lý do đặc biệt. Do đó, không có chuyện hàng trăm người dân xã Sơn Lôi trốn khỏi nơi cách ly như một số người dân, trang mạng và phương tiện truyền thông đưa tin. Tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu các ban, ngành chức năng, cơ quan báo chí thông tin chuẩn xác để tránh gây hoang mang cho người dân...

Trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn cấp khoanh vùng và cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, tỉnh lập 12 chốt ở những điểm thuận lợi trên những con đường ra, vào xã Sơn Lôi. Các chốt này được bố trí lực lượng công an, quân đội, y tế, cán bộ xã nhằm kiểm tra, kiểm soát cả ngày lẫn đêm với quyết tâm không cho người dân qua lại (Trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải chịu sự đồng ý, giám sát của cán bộ ngành chức năng). Thời gian khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên là 20 ngày, kể từ ngày 13/2/2020. 

Trong thời gian khoanh vùng, cách ly, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ người dân khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi khi thực hiện cách ly với mức 40.000 đồng/người/ngày với trường hợp tại nhà; 60.000 đồng/người/ngày đối với trường hợp cách ly ở Trung tâm Y tế. Các công việc sinh hoạt thường ngày như ăn uống, nghỉ ngơi của người dân trong thời gian khoanh vùng, cách ly là tại chỗ nhằm tránh sự tiếp xúc, lây lan dịch bệnh ra cộng đồng....

Vĩnh Phúc điều trị thành công 2 bệnh nhân nữ

15h10 chiều ngày 18/2, tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, 2 bệnh nhân dương tính với COVID-19 đã được điều trị thành công tại đây.

Đây là 2 trường hợp đầu tiên được điều trị khỏi tại cơ sở y tế tuyến huyện. Hiện sức khỏe của bệnh nhân tương đối ổn định và tiếp tục được theo dõi tại đây.

2 bệnh nhân ở BV Nhiệt đới TW ra viện 

Bộ Y tế cho biết, vào 10h sáng nay 18/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã cho 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 còn lại điều trị tại cơ sở này xuất viện, nâng tổng số các trường hợp mắc bệnh được điều trị khỏi và ra viện lên 9/16 người.

Chú thích ảnh

2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị khỏi lần này đều là người Vĩnh Phúc, gồm một người trở về từ Vũ Hán và một người có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm COVID-19 trước đó. Cả 2 đã được cách ly, điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Hiện tại, có 9 bệnh nhân đang được cách ly và điều trị trong các cơ sở y tế, trong đó có 6 bệnh nhân đã khỏi bệnh (kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên đều âm tính với COVID-19). Đó là 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh và 4 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự kiến 18/2 có 6 bệnh nhân ra viện

Theo thông tin của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), tính đến 17 giờ ngày 17/2/2020, cả nước phát hiện 16 mắc bệnh COVID-19, trong đó có 7 bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện.

Dự kiến ngày 18/2 sẽ có 6 bệnh nhân được ra viện, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh ở Việt Nam lên 13/16 bệnh nhân.

Chú thích ảnh
Bệnh nhân Li Ding (áo hồng) bước ra khỏi khu cách ly Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN

Còn lại ba bệnh nhân đang điều trị gồm: Bệnh nhi 3 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kết quả xét nghiệm lần một âm tính vào ngày 14/2, đến ngày 18/2 sẽ xét nghiệm lần hai (mẹ của bé cũng cho kết quả âm tính). Một bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm 3 lần âm tính, do mắc thêm bệnh lý khác nên đang tiếp tục điều trị. Một bệnh nhân mắc bệnh ngày 13/2, đang được điều trị tại huyện Bình Xuyên và chờ kết quả xét nghiệm. Các bệnh nhân này hiện sức khỏe ổn định, tiếp tục theo dõi, điều trị và sẽ ra viện khi xét nghiệm cho kết quả âm tính ít nhất hai lần.

Kể từ ngày 13/2/2020 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca mắc mới COVID-19. Tổng cộng đã xét nghiệm 1.129 mẫu, trong đó có 16 mẫu dương tính; 1.113 mẫu âm tính với COVID-19. Tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt và được Tổ chức Y tế thế giới WHO đánh giá cao.

Theo thông tin cập nhật lúc 7h ngày 17/2/2020: Thế giới có 71.231 người mắc, 1.770 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 1.765 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hong Kong (Trung Quốc): 01 người tử vong;

- Nhật Bản: 01 người tử vong;

- Pháp: 01 người tử vong;

- Đài Loan (Trung Quốc): 01 người tử vong;

Việt Nam: 16 người dương tính với COVID-19;

Tất cả 63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học

Căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019 - 2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành. Bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Trao đổi cụ thể về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, căn cứ tình hình dịch bệnh, các địa phương đã cho học sinh nghỉ hai tuần và thời gian nghỉ học còn kéo dài hơn nữa nên Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải căn cứ tình hình thực tiễn để điều chỉnh thời điểm kết thúc năm học tương ứng.

Ông Thành nhấn mạnh: Khi điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, phải tính toán khoảng thời gian tổ chức các kỳ thi với tinh thần hướng tới lợi ích của người học. Công tác chuẩn bị cho các kỳ thi của cơ quan quản lý có thể phải rút ngắn hơn bình thường để bảo đảm ưu tiên về thời gian ôn tập cho học sinh, giúp các em có kiến thức vững chắc trước kỳ thi.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Vệ sinh, khử khuẩn khu bếp ăn trường tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Một số mốc thời gian chính của năm học hiện đang được áp dụng trong toàn quốc, quy định trong Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau: kết thúc năm học trước ngày 31-5 hằng năm; xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở trước ngày 15/6 hằng năm; hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 31/7 hằng năm.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, nếu điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học thì những mốc thời gian trên cũng phải điều chỉnh, trên nguyên tắc đảm bảo để mốc cuối cùng của năm học này không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch năm học tiếp theo.

Trả lời về những khó khăn khi các địa phương cho học sinh đi học trở lại tại các thời điểm khác nhau, ông Nguyễn Xuân Thành giải thích: Khung kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra với các mốc thời gian để các địa phương nắm được và có căn cứ thực hiện các hoạt động dạy học theo các điều kiện đặc thù của địa phương mình. Trong điều kiện bình thường, các địa phương cũng thường có những chênh lệch sớm hơn hoặc muộn hơn một khoảng thời gian. Vì vậy, theo ông Nguyễn Xuân Thành, sự chênh lệch về thời gian tiến hành các hoạt động dạy học giữa các địa phương cũng sẽ không làm nảy sinh khó khăn.

Về thời gian thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn diễn biến dịch bệnh và thời gian học sinh tạm nghỉ học tại các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn về thời điểm tổ chức kỳ thi phù hợp với thời điểm kết thúc năm học đã được điều chỉnh.

Nhiều địa phương quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ đến hết tháng 2/2020

Thực hiện công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên do dịch COVID-19 (nCoV), căn cứ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo, ngày 15/2, UBND các tỉnh Long An, Hà Nam, Quảng Bình và Kon Tum đã quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ đến hết tháng 2/2020.

*Căn cứ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Long An tại Tờ trình số 387 ngày 15/2, UBND tỉnh Long An đồng ý cho học sinh, sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ đến hết ngày 29/2.

Theo đó UBND tỉnh chỉ đạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và có kế hoạch dạy bù để bảo đảm chương trình dạy học cho học sinh, sinh viên, học viên; cập nhật chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có phương án điều chỉnh hoạt động dạy học, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng chương trình giáo dục và đào tạo; tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho học sinh, sinh viên, học viên và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành về thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp ngành Y tế, các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng vệ sinh lớp học, trang thiết bị dạy học bảo đảm vệ sinh, an toàn, an tâm và đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi cho học sinh, sinh viên và học viên đi học trở lại. 

Cùng ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo Long An cũng đã có thông báo kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên do dịch bệnh COVID-19  đến hết ngày 29/2.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Long An chỉ đạo, hiệu trưởng giao giáo viên chủ nhiệm thông tin đến từng phụ huynh học sinh thời gian nghỉ học, quản lý con em không tụ tập đến nơi đông người, theo dõi sức khỏe của con em trong thời gian nghỉ học. Khi con em có biểu hiện sốt, biểu hiện bệnh, phụ huynh cần theo dõi và đưa đến bệnh viện thăm khám kịp thời, đồng thời thông tin cho giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường phân công cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên trực trường, đảm bảo an ninh, trật tự trường học, theo dõi tình hình dịch bệnh. Ngoài ra, các trường tiếp tục triển khai nội dung dạy học qua mạng cho học sinh, học viên theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo trước đó.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Giáo viên trường Mầm non Xuân La tiến hành vệ sinh, khử khuẩn lần thứ ba. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

*UBND tỉnh Hà Nam có Công văn 336/UBND- KGVX về việc tiếp tục cho trẻ em, học sinh các cấp trên địa bàn nghỉ học đến hết tháng 2/2020 để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (nCoV) theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, mức độ lây lan cao, UBND tỉnh Hà Nam đã xem xét và quyết định cho trẻ em các trường mầm non, học sinh các cấp học, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên- hướng nghiệp tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nghỉ học đến hết tháng 2/2020.

Trong thời gian học sinh nghỉ học, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thông báo, hướng dẫn cụ thể việc cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gây ra. Đồng thời, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Y tế hướng dẫn nhà trường phun thuốc tiêu độc, khử trùng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam cũng ra Công văn số 99/SGDĐT-CNTT phối hợp cùng đơn vị Bưu chính Viễn thông Hà Nam để triển khai hệ thống học trực tuyến VNPT – E-leaning cho 378 trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam chương trình dạy từ xa, học tại nhà trong thời gian nghỉ học.

Bà Đinh Thị Lụa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam thực hiện đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2/2020 để phòng, chống dịch bệnh. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam cũng yêu cầu đối với các nhà trường phải phối hợp với ngành Y tế có kế hoạch phun thuốc tiêu độc, khử trùng lần thứ 2 trước khi đón học sinh trở lại; yêu cầu các giáo viên tiếp tục nghiên cứu và thiết lập giáo án, bài dạy và ra bài tập về nhà cho học sinh thông qua hệ thống học trực tuyến dạy từ xa, học tại nhà, có kế hoạc ôn tập và dạy bù phù hợp khi học sinh quay lại trường.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Dọn dẹp, tổng vệ sinh toàn diện cơ sở vật chất lần thứ ba tại Trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

*UBND tỉnh Quảng Bình có Công văn hỏa tốc gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh toàn tỉnh đến hết tháng 2/2020.

Công văn nêu rõ, căn cứ Công văn số 431/BGDDT-GDTC ngày 14/2/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên do dịch COVID-19, xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo; được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình thông báo: Kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên) đến hết tháng 2/2020. 

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình yêu cầu các trường học, cơ sở giáo dục theo dõi tình hình và làm thật tốt công tác tẩy trùng cơ sở vật chất, đảm bảo để học sinh khi quay lại trường có môi trường sạch sẽ nhất, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng dịch bệnh, giữ liên lạc với phụ huynh, học sinh để nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh trong thời gian nghỉ. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dạy bù thời gian nghỉ của học sinh, đảm bảo khung chương trình năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước đó, do lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19, Quảng Bình đã bắt đầu cho học sinh nghỉ học từ ngày 4/2/2020.

* UBND tỉnh Kon Tum đã có Văn bản số 405/UBND-KGVX về việc kéo dài thời gian nghỉ học tập trung tại các nhà trường trên địa bàn tỉnh quản lý do dịch bệnh COVID-19 đến hết tháng 2. 

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hòa đã thống nhất kéo dài thời gian nghỉ học tập trung tại các nhà trường trên địa bàn tỉnh đến hết tháng 2/2020 do dịch bệnh COVID-19 theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thông báo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp dạy và học không tập trung bằng phương thức phù hợp; tiếp tục phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vệ sinh trường, lớp học trước khi cho học sinh, sinh viên trở lại học tập trung; hướng dẫn học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên về cách thức phòng, chống bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế.

Trước đó, ngày 14/2, UBND tỉnh đã có Văn bản số  404/UBND-KGVX về việc cho học sinh, sinh viên, học viên học tập trung trở lại (từ ngày 17/2) tại các trường học sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên sau khi có Công văn số 431/BGDĐT-GDTC vào chiều tối 14/2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kéo dài thời gian nghỉ học và đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến cho nghỉ học đến hết tháng 2.

Trong thời gian tạm nghỉ, các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum phối hợp với ngành Y tế địa phương tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp học, dụng cụ dạy và học; tổ chức phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn phòng chống dịch. Cùng với đó, các thầy, cô giáo cũng đã chủ động liên hệ với phụ huynh, hướng dẫn các em học sinh chủ động ôn, học tại nhà.

Tỉnh Hồ Bắc thêm 139 ca tử vong, hơn 8.000 bệnh nhân được xuất viện tại Trung Quốc đại lục

Tỉnh Hồ Bắc (Hubei), miền Trung Trung Quốc, thông báo số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) tại tỉnh này tính đến ngày 14/2 đã tăng thêm 139 người, nâng tổng số ca tử vong tại tỉnh này vượt quá con số 1.500 người.

Theo thông báo của Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, có 2.420 ca nhiễm mới tại tỉnh này, giảm một nửa số ca nhiễm mới so với ngày trước đó. Như vậy, tính tới cập nhật mới nhất vào sáng ngày 14/2, có tổng cộng 54.406 ca nhiễm Covid-19 tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc.

Theo thông báo mới nhất sáng 15/2 của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, đến hết ngày 14/2, nước này đã ghi nhận tổng cộng 8.096 bệnh nhân nhiễm bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 (nCoV) được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Riêng trong ngày 14/2 đã có 1.373 người được ra viện. 

Cũng theo cơ quan trên, tính đến hết ngày 14/2, tại Trung Quốc đại lục có tổng cộng 1.523 ca tử vong do COVID-19 (nCoV) và 66.492 trường hợp nhiễm bệnh. Trong ngày này, cơ quan y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 2.641 ca nhiễm mới và 143 trường hợp tử vong, trong đó có 139 trường hợp tử vong tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei) - vùng tâm dịch bệnh.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Nhân viên y tế Trung Quốc điều trị cho bệnh nhân 14 tháng tuổi bị nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, ngày 27/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Bộ GD&ĐT đề nghị cho học sinh, sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2

Ngày 14/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có công văn số 431/BGDĐT-GDTC gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên do dịch COVID-19.

Theo công văn này, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét tiếp tục cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 2/2020.

Căn cứ tình hình thực tế nghỉ học của các địa phương trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành. Bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết các địa phương xây dựng phương án điều chỉnh hoạt động dạy học để bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Học sinh lớp 6 trường THCS Lam Sơn, thành phố Hưng Yên học Tiếng Anh trực tuyến tại nhà. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
 

Tính đến tối 14/2, UBND một số tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh tiếp tục nghỉ học từ ngày 17/2 như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương. Trong đó, đa số các tỉnh cho học sinh nghỉ học tiếp một tuần, riêng Thành phố Hồ Chí Minh cho học sinh nghỉ học hết tháng 2.

Cụ thể, chiều 14/2, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định cho học sinh nghỉ thêm một tuần để phòng tránh dịch. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Mục tiêu của thành phố là phải kiên trì lấy phòng là chính, không để trên địa bàn Hà Nội xảy ra lây lan COVID-19. Đồng thời, giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch cho việc dạy thêm hoặc kéo dài năm học, tổng kết năm học. 

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo các Sở nghiên cứu xây dựng kế hoạch, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phân lại các kỳ học cho học sinh.

Các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các quận, huyện, thị xã tiếp tục tiến hành phun hóa chất khử khuẩn, vệ sinh môi trường các trường học đợt 4 vào thứ 7, Chủ nhật (ngày 22 - 23/2) nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối khi học sinh, sinh viên quay lại trường học.

Chiều tối 14/2, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản đồng ý đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố về việc cho phép việc kéo dài thời gian tạm nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên thành phố đến hết tháng 2/2020. Hiện trên địa bàn Thành phố có hơn 2.200 cơ sở giáo dục cùng hơn 2.300 nhóm trẻ độc lập tư thục, với hơn 2 triệu học sinh, sinh viên.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sẽ tiếp tục báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn nghỉ học đến hết tháng 3/2020 và điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7/2020 để hoàn tất nội dung chương trình.

Tại tỉnh Hải Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tiếp tục nghỉ học từ ngày 17/2 đến hết ngày 19/2; cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đi học trở lại từ ngày 17/2.

Tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào sáng 14/2,  Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh “tinh thần là phải an toàn, an tâm mới đi học trở lại”. Trước hết, chính quyền, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các giải pháp để đảm bảo trường học, lớp học thật sự an toàn; đồng thời, phải hướng dẫn, tuyên truyền để phụ huynh, học sinh an tâm.

Theo Phó Thủ tướng, nếu chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho học sinh đi học trở lại ngay. Một khi các em đã đi học trở lại, trường, lớp phải thực sự an toàn. Không nên cho đi học trở lại mà học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học.

Bộ Y tế thông tin về thời gian ủ bệnh

Thông tin ngày 14/2 của Bộ Y tế cho biết, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ tháng 12/2019, sau đó lan rộng ra toàn bộ 31/31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc và hiện nay ngoài Trung Quốc đã ghi nhận các trường hợp bệnh tại 27 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội của nhiều quốc gia. Ngày 12/2/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức đặt tên cho bệnh này là COVID-19.

Để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện tổng thể các biện pháp, trong đó biện pháp cách ly y tế trong vòng 14 ngày là đặc biệt quan trọng đối với những người có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh, trường hợp nghi ngờ, các trường hợp về từ vùng có dịch của 31/31 địa phương của Trung Quốc, nhất là với những trường hợp về từ Trung Quốc. Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo cần cách ly y tế 14 ngày. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cách ly y tế 14 ngày.

Việt Nam đã áp dụng cách ly y tế 14 ngày nghiêm ngặt để phòng bệnh COVID-19. Tất cả những người đi từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc dù chưa có biểu hiện nhiễm bệnh đều được coi là bệnh nhân, những người này cùng với người nhà của họ đều phải cách ly tại cơ sở cách ly tập trung. Người đi từ 31/31 vùng của Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) phải cách ly y tế tại nhà, tại nơi lưu trú, đảm bảo cách ly nghiêm ngặt, không cho ra khỏi nhà và nơi lưu trú để tránh lây lan ra cộng đồng.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (áo trắng) kiểm tra thân nhiệt tại một chốt kiểm soát dịch bệnh tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Ảnh: TTXVN

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 344/QĐ-BYT hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung và Quyết định số 345/QĐ-BYT hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú với các nội dung chi tiết về đối tượng cách ly, thời gian cách ly, việc thực hiện cách ly.

Theo đó, đối tượng cách ly tại nhà, nơi lưu trú là những người không có các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố như sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; đồng thời, cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; có tiếp xúc gần trong vòng 2 m với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào; hoặc ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ. Đối tượng cách ly tại nhà, nơi lưu trú còn là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Thời gian cách ly tối đa 14 ngày, được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh, những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.

Người được cách ly chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất hai lần (sáng, chiều)/ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày.

Người được cách ly hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, tiếp xúc trực tiếp người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly; không ăn chung cùng những thành viên trong gia đình, nơi lưu trú; không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú; đồng thời cần thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.

Tình hình dịch và chống dịch tại tỉnh Vĩnh Phúc

Chiều 14/2, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức họp báo thông tin về công tác phòng, chống COVID-19 (nCoV) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Huy Vĩnh và Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc Nguyễn Thanh Hải đồng chủ trì họp báo. 

Theo báo cáo, tính đến 7 giờ ngày 14/2/2020, Vĩnh Phúc có 11 trường hợp dương tính với COVID-19 (huyện Bình Xuyên 9 trường hợp, huyện Tam Đảo 1 trường hợp, huyện Tam Dương 1 trường hợp); trong đó đã có 3 trường hợp được ra viện, 8 trường hợp còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội), Phòng khám Đa khoa Quang Hà và Bệnh viện Nhi Trung ương. 74 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly và giám sát. 357 trường hợp liên quan đến tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính đang được theo dõi. 128 trường hợp được cách ly và theo dõi tại cơ sở cách ly điều trị.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức ra Quyết định số 269/QĐ-UBND về việc triển khai khẩn cấp các nhiệm vụ tại Quyết định số 173/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công cố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, Vĩnh Phúc chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương khẩn cấp triển khai nhiệm vụ khoanh vùng và cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên; đồng thời, lập 12 chốt ở những tuyến đường ra, vào xã Sơn Lôi. Các chốt này được bố trí lực lượng công an, quân đội, y tế, cán bộ xã canh gác, kiểm tra, kiểm soát cả ngày lẫn đêm với quyết tâm không cho người dân qua lại (trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải chịu sự giám sát của cán bộ ngành chức năng). Thời gian khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên là 20 ngày, kể từ ngày 13/2/2020. 

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Một chốt kiểm soát tại một lối vào của xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN

Trong thời gian khoanh vùng, cách ly, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ người dân khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi khi thực hiện cách ly với mức 40.000 đồng/người/ngày với trường hợp tại nhà; 60.000 đồng/người/ngày với đối tượng cách ly ở Trung tâm y tế. Các công việc sinh hoạt thường ngày như ăn uống, nghỉ ngơi của người dân trong thời gian khoanh vùng, cách ly là tại chỗ, nhằm tránh sự tiếp xúc, lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Trong thời gian người dân thực hiện khoanh vùng và cách ly, Vĩnh Phúc sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát kỹ việc cung ứng các hàng hóa, đồ ăn, uống phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân Sơn Lôi, không để tình trạng tăng giá bán hàng hóa, hàng cung ứng phải đảm bảo chất lượng. Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế; thành lập bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung trên địa bàn với mong muốn khống chế, kiểm soát kịp thời dịch bệnh....

Tại buổi họp báo, đại diện UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên liên quan đến việc chăm sóc, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho hơn 10.600 dân xã Sơn Lôi khi thực hiện việc cách ly toàn xã; cung cấp nước rửa tay, khẩu trang cho người dân xã Sơn Lôi và các xã có dịch; việc ngăn cấm hoạt động tập trung đông người, hội họp; hiệu quả của công tác cách ly; giải pháp đối phó với dịch bệnh trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, tính chất phức tạp...

Tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực tập trung và đang được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ủng hộ nguồn lực để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất. “Chống dịch như chống giặc, các địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt. Hiện nay, tình hình dịch đã được kiểm soát, các tổ công tác Trung ương, đông đảo y, bác sĩ đã hỗ trợ Vĩnh Phúc tập trung thực hiện các giải pháp khoanh vùng, dập dịch trên địa bàn có dịch bệnh, điều này thể hiện sự lạc quan, tích cực...”, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 (nCoV), ngày 14/2, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học.

Bộ trưởng cho biết: Hiện nay, một số địa phương đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 sau 2 tuần tạm nghỉ để phòng, phòng chống dịch COVID-19. Lãnh đạo những địa phương này trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cân nhắc kỹ tình hình dịch bệnh ở địa phương để đưa ra quyết định cho học sinh đi học trở lại.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp nên các địa phương cần cân nhắc kỹ phương án cho học sinh đi học trở lại, chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Các cán bộ, giáo viên trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) thực hiện việc tổng vệ sinh trường học để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm: Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Đây là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới cho học sinh đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết...

Theo số liệu của Bộ Y tế về dịch bệnh COVID-19 (nCoV) đến 15h30 ngày 14/2, thế giới có 64.438 người mắc, 1.383 người tử vong.

Cụ thể:

- Lục địa Trung Quốc: 1.380 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

- Nhật Bản: 01 tử vong

Việt Nam: 16 người dương tính với COVID-19, gồm:

- 02 cha con người Trung Quốc (02 người đã khỏi và xuất viện); 

- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);

- 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID -19.

Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).

Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 840 trường hợp.

Điều trị khỏi: 07 người đã được xuất viện.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới

 

 

16 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2

Tối 13/2, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Đến 20 giờ 30 ngày 13/2, có 16 tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 17/2.

Cụ thể gồm: Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đắc Lắc, Đắc Nông,Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Hà Nam, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đồng Nai. Riêng Vĩnh Phúc tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến ngày 22/2/2020.

Trước đó, để đảm bảo an toàn cho người học và giúp nhà trường có thời gian chuẩn bị các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 (nCoV), hầu hết các tỉnh, thành phố đã cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông nghỉ học đến ngày 16/2. Các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đã chủ động điều chỉnh lịch học của sinh viên sau Tết Nguyên đán.

Chú thích ảnh
Phun xịt khử trùng tại các trường học trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, Bình Phước. Ảnh: TTXVN

Ngày 13/2, sau khi xin ý kiến về mặt chuyên môn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn gửi giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đại học, học viện; các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (nCoV) khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Theo công văn này, các địa phương không có dịch có thể cho học sinh đi học trở lại sau khi đã tiêu độc, khử trùng, vệ sinh bàn ghế, thiết bị dạy học, lớp học, đảm bảo các điều kiện vệ sinh phòng bệnh cho học sinh (nước sạch và xà phòng), hướng dẫn học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên về cách thức phòng chống bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm. 

Đối với các địa phương có báo cáo trường hợp bệnh, ngoài yêu cầu trên, tiếp tục theo dõi sát tình hình và chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã có các biện pháp phòng bệnh cho học sinh; trường hợp nhiễm bệnh đã được tiến hành cách ly và không phát sinh ca mới - thực hiện như khuyến cáo của Bộ Y tế.

Danh sách các địa phương cho học sinh đi học trở lại sẽ tiếp tục được cập nhật.

Theo thông tin Bộ Y tết vừa cập nhật lúc 11h ngày 13/2, Việt Nam có 16 người dương tính với chủng mới của virus corona: COVID-19.

Cụ thể: 

- Thế giới: 60.017 người mắc, 1.355 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 1.353 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hong Kong (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Tại Việt Nam: 16 người dương tính với COVID-19, gồm:

- 02 cha con người Trung Quốc (02 người đã khỏi và xuất viện); 

- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);

- 06 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID -19.

Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (11); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).

Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 871 trường hợp.

Điều trị khỏi: 07 người đã được xuất viện.

Chú thích ảnh

Bệnh nhân thứ 16 là N. V. V, bố đẻ của bệnh nhân N. T. D (1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về đã được báo cáo trước đây). Bệnh nhân ở cùng nhà với bệnh nhân D trong thời gian lúc bệnh nhân D trở về Việt Nam từ Vũ Hán đến lúc được nhập viện cách ly.

Mẹ và em gái của bệnh nhân D cũng đã được xác định mắc COVID-19 (nCoV) và đang được điều trị tại cơ sở y tế.

Như vậy trong gia đình bệnh nhân V có 4 người thì 3 người bao gồm vợ và 2 con gái đã đều bị mắc bệnh (đã có báo cáo).

Trước đó, sau khi xác định vợ và 2 con gái bệnh nhân bị mắc bệnh, TTKSBT tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa bệnh nhân V vào danh sách người tiếp xúc gần, được cách ly và theo dõi sức khoẻ hàng ngày.

Trong quá trình theo dõi, bệnh nhân không có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Tuy nhiên, ngày 11/2/2020, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi thoáng qua, được cán bộ y tế ghi nhận, lấy mẫu và gửi về Viện VSDTTƯ để xét nghiệm.

Hiện tại, bệnh nhân V đang được cách ly tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về công tác phòng chống dịch. Ảnh: TTXVN

Theo số liệu cập nhật của Bộ Y tế đến 21h30 ngày 12/2/2020:   

Thế giới: 45.171 người mắc, 1.115 người tử vong, trong đó:   

- Lục địa Trung Quốc: 1.113 người tử vong;   

- Phillippines: 01 người tử vong;   

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.   

Việt Nam: 15 người dương tính với COVID-19, gồm:   

- 02 cha con người Trung Quốc (02 người đã khỏi và xuất viện);   

- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (04 người đã khỏi và xuất viện);   

- 05 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (01 người đã khỏi và xuất viện);   

- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.   

- 01 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID -19.   

Các tỉnh có người mắc COVID-19: Vĩnh Phúc (10); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).   

Số ca xét nghiệm COVID-19 âm tính: 788 trường hợp.   

Điều trị khỏi: 07 người đã được xuất viện.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới

Vĩnh Phúc khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên

Theo đó, Vĩnh Phúc chính thức chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương kể từ ngày 13/2/2020 phải triển khai khẩn cấp nhiệm vụ khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, lập 8 chốt ở những điểm thuận lợi trên những con đường đi vào và đi ra xã Sơn Lôi.

Các chốt này được bố trí các lực lượng (Công an, quân đội, y tế, cán bộ xã) canh gác, kiểm tra kiểm soát cả ngày lẫn đêm với quyết tâm ngăn ngừa, không lây lan mầm bệnh. ( Chỉ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải chịu sự đồng ý, giám sát của cán bộ ngành chức năng mới được qua lại chốt ). Thời gian khoanh vùng, cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên là 20 ngày, kể từ ngày 13/2/2020.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Bí thư huyện ủy Bình Xuyên Nguyễn Duy Đông đọc quyết đinh của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về khoanh vùng, dập dịch tại xã Sơn Lôi. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN

Trong thời gian khoanh vùng, cách ly, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ người dân khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi khi thực hiện cách ly với mức 40.000 đồng/người/ngày với trường hợp tại nhà; 60.000 đồng/người/ngày  đối tượng cách ly ở Trung tâm y tế. Các công việc sinh hoạt thường ngày như ăn uống, nghỉ ngơi của người dân trong thời gian khoanh vùng, cách ly là tại chỗ, điều này tránh sự tiếp xúc, lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Trong thời gian người dân thực hiện khoanh vùng và cách ly, Vĩnh Phúc sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát kỹ việc cung ứng các hàng hóa, đồ ăn uống phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân xã Sơn Lôi, không để tình trạng tăng giá bán hàng hóa và hàng cung ứng phải đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, tại Quyết định 269/QĐ-UBND, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế; thành lập bệnh viện bệnh lý hô hấp cấp tính, khu cách ly tập trung trên địa bàn với mục tiêu khống chế, kiểm soát kịp thời và tiến tới dập tắt dịch bệnh...

Đã có 7 bệnh nhân được xuất viện

Ngày 12/2, bệnh nhân Li Ding (66 tuổi, quốc tịch Trung Quốc), 1 trong 2 người đầu tiên nhiễm chủng mới virus Corona tại Việt Nam đã được xuất viện, kết thúc 21 ngày điều trị của 2 bệnh nhân nhiễm Covid -19 (nCoV) tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh.

Bác sỹ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân Li Ding là ca nhiễm Covid-19 nặng nhất ghi nhận tại Việt Nam do bệnh nhân lớn tuổi, có rất nhiều bệnh nền như đái tháo đường type 2, cao huyết áp, đã cắt một phần phổi do u và đặt 2 stent mạch vành.

Bệnh nhân nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao trong bối cảnh thế giới chưa có thuốc đặc trị. “Nhờ sự chẩn đoán nhanh, cách ly triệt để kịp thời, tìm phác đồ điều trị hợp lý cho bệnh lý viêm phổi do virus Corona song song đó chúng tôi cũng tìm cách điều trị, kiểm soát nguy cơ của các bệnh lý sẵn có, nhờ đó đến nay bệnh nhân đã hoàn toàn khỏe mạnh và có thể xuất viện”, bác sỹ Nguyễn Trí Thức cho hay.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Bệnh nhân Li Ding khi xuất viện. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN

Bước ra khỏi khu cách ly, ông Li Ding đã bày tỏ cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đã không quản ngày đêm dốc lòng cứu chữa cho ông khỏi bệnh. Nhập viện từ ngày 22/1 trong tình trạng sốt, suy hô hấp nặng, không thể tự đi lại cũng như thực hiện các sinh hoạt cá nhân, sau 21 ngày điều trị, ông Li Ding đã hoàn toàn khỏe mạnh và ngày hôm nay, khi bước ra khỏi bệnh viện, ông thấy mình như được hồi sinh lần nữa. “Gia đình tôi thật may mắn khi cả hai bố con đều được các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy cứu khỏi bàn tay tử thần. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước các bác sỹ”, ông Li Ding xúc động chia sẻ.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Bệnh nhân Li Ding (áo hồng) cúi đầu cảm ơn các bác sỹ Việt Nam. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN

Ông Hoàng Hy Bình, lãnh sự Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi lời cám ơn đến đội ngũ y bác bệnh viện Chợ Rẫy. Điều này thể hiện rất rõ sự tận tâm của các bác sỹ Việt Nam cũng như tình cảm hữu nghị của Chính phủ Việt Nam đối với người dân Trung Quốc trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Có mặt tại bệnh viện Chợ Rẫy chúc mừng bệnh nhân Li Ding được xuất viện, Phó Giáo sư Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận, đây là nỗ lực đáng khen ngợi của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy khi điều trị khỏi một ca bệnh nhiễm Covíd -19 nặng trên nền nhiều bệnh lý phức tạp. Và đây cũng chính là thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, tính đến nay Việt Nam đã có 15 người được xác định dương tính với Covid – 19 phải nhập viện điều trị, trong đó có 7 trường hợp khỏi bệnh được xuất viện, vẫn còn 8 trường hợp tiếp tục điều trị, theo dõi và đang có những tiến triển tốt.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới

Cập nhật lúc 11h30 ngày 11/2/2020:

Thế giới: 43.102 người mắc, 1.018 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 1.016 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hong Kong (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Virus Corona, Covid-19, nCoV, Viêm phổi Corona, Nhiễm nCoV, Bệch dịch corona, Vũ Hán, phòng chống corona, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán,lây truyền,chủng virus mới
Bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán (Trunq Quốc) ngày 10/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Sáng 11/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 1 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).

Như vậy tính đến sáng 11/2, Việt Nam đã có 15 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của nCoV, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 10 trường hợp.

Bệnh nhân thứ 15 là nữ, 3 tháng tuổi (sinh ngày 5/11/2019), địa chỉ: xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Bệnh nhân là cháu ngoại của bệnh nhân P. T. B (là bệnh nhân có liên quan đến bệnh nhân N. T. D - 1 trong 8 người đi từ Vũ Hán về đã được báo cáo trước đây, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và được ra viện ngày 10/2/2020).

Ngày 28/1/2020, bệnh nhân 3 tháng tuổi này được mẹ đưa đến nhà bà P. T. B (bà ngoại) chơi và hai mẹ con ở cùng nhà bà ngoại trong 4 ngày tại thôn xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Sau khi xác định bệnh nhân P. T. B (bà ngoại của cháu bé) bị mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra, lập danh sách người tiếp xúc gần, trong đó có cháu bé và mẹ cháu. 

Trong quá trình theo dõi người tiếp xúc gần hàng ngày theo quy định, y tế cơ sở phát hiện ngày 6/2/2020, cháu bé có biểu hiện ho và chảy nước mũi, không rõ sốt. Ngay sau đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm cho kết quả dương tính với nCoV bằng kỹ thuật: Realtime RT – PCR.

Hiện tại, bệnh nhân và mẹ đang được cách ly cùng nhau (vì bệnh nhân còn nhỏ) tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và đang trong tình trạng ổn định. 

Mẹ bệnh nhân hiện vẫn khoẻ mạnh, đang được theo dõi chặt chẽ, được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả.

Hiện nay, tại các địa bàn phát hiện các ca bệnh, chính quyền địa phương đang theo dõi, giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc gần với những bệnh nhân này. Một số người nghi mắc bệnh tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Số ca tử vong tại Trung Quốc đã vượt 1.000 người.

Các hãng tin quốc tế sáng 11/2 dẫn thông báo từ Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc cho biết tỉnh này đã ghi nhận thêm 103 trường hợp tử vì viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, nâng tổng số người thiệt mạng tại Trung Quốc lên 1.011 người.

Cũng theo Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, số ca nhiễm mới tại tỉnh là 2.097 người. Theo ủy ban này, tỉnh Hồ Bắc đã xác nhận tổng cộng 31.728 trường hợp nhiễm 2019-nCoV, trong đó có 974 ca tử vong. Tính tới cuối ngày 10/2, tỷ lệ tử vong là 3,07%. Hiện vẫn còn tổng cộng 16.687 ca nghi nhiễm bệnh. Tỉnh Hồ Bắc ngày 10/2 đã cam kết xét nghiệm tất cả những trường hợp nghi nhiễm nCoV trong vòng một ngày.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, toàn bộ 17 trường hợp nghi nhiễm nCoV được cách ly trước đó và lấy mẫu xét nghiệm, đã cho kết quả âm tính.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Hải Dương đang theo dõi sức khỏe 1.463 người ở vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam chưa qua 14 ngày. Trong đó, thành phố Hải Dương có 293 trường hợp, Kim Thành -250, Tứ Kỳ - 236... Những người này đều trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Tỉnh Hải Dương đã phun khử trùng các trường lớp, khu vực lưu trú của những người có tiền sử đi về từ vùng dịch hoặc có triệu chứng nghi nhiễm; tăng cường tuyên truyền cho nhân dân về diễn biến dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình đúng cách; tăng cường quản lý thị trường vật tư y tế, nhất là các mặt hàng dung dịch rửa tay, sát khuẩn, khẩu trang… 

Ngày 10/2, chính quyền thành phố Hải Dương đã ban hành văn bản về việc ngăn chặn tình trạng bán hàng ăn uống không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trên đường phố nhằm phòng chống dịch bệnh nCoV. Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương, hiện tại trên nhiều tuyến phố có tình trạng bày bán hàng ăn uống trên lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự đô thị, vệ sinh - an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bám bụi bẩn; chế biến thực phẩm không an toàn, tạo nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh; hành vi này trái với quy định và chỉ đạo của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Chiều 10/2/2020, tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chúc mừng và tiễn 3 bệnh nhân mắc nCoV xuất viện. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN

* Theo báo cáo của UBND thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), từ ngày 29/1 đến 6 giờ ngày 10/2, Trạm Kiểm dịch Y tế quốc tế Móng Cái đã phát hiện 35 người dân có thân nhiệt cao. Những người này đã được đưa về Trung tâm Y tế Móng Cái để cách ly, điều trị, theo dõi nhằm phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Hiện tại, 22 người có sức khỏe ổn định và được xuất viện; 3 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona; 10 trường hợp đang chờ kết quả.

Là địa phương có đường biên giới giáp với Trung Quốc nên thành phố Móng Cái được xác định là địa phương có nguy cơ nCoV cao nhất. Ngày 9/2, thành phố Móng Cái đã phun thuốc khử trùng lại đối với 17 cơ quan, đơn vị trên địa bàn; thực hiện đo thân nhiệt cho19.229 người dân, đo thân nhiệt từ xa đối với các trường hợp ra, vào địa bàn thành phố khi qua Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến.

Tại Quảng Ninh, hiện tại chưa phát hiện ca dương tính nào với virus Corona.

Bắt đầu thử nghiệm trên chuột vaccine ngừa virus corona chủng mới

Ngày 10/2, cổng thông tin điện tử yicai.com dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết một loại vaccine chống chủng mới của virus corona (2019-nCoV) đã bắt đầu được thử nghiệm trên động vật.

Vaccine được thử nghiệm mang tên "mRNA", do các chuyên gia của CDC cùng trường Đại học Y khoa Tongji (thành phố Thượng Hải) và công ty Stermirna Therapeutics Co., Ltd đồng phát triển. Các mẫu vaccine này đã được tiêm vào hơn 100 con chuột trong ngày 9/2 vừa qua, tức là hai tuần sau khi CDC lần đầu tiên thông báo phân lập thành công chủng mới của virus corona (ngày 24/1).

Chú thích ảnh

Theo giới chức CDC, rằng việc thử nghiệm trên động vật vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển vaccine và vẫn còn nhiều công đoạn phải nghiên cứu và thử nghiệm trước khi vaccine có thể sẵn sàng sử dụng cho con người. Thử nghiệm trên chuột chỉ là sàng lọc ban đầu của loại vaccine này, sau đó sẽ có các xét nghiệm độc tính trên các động vật lớn hơn như khỉ để đảm bảo độ an toàn của vaccine trong các thử nghiệm lâm sàng ở người.

Trong bối cảnh giới khoa học toàn cầu đang gấp rút tìm ra biện pháp đối phó hiệu quả với virus 2019-nCoV, chu kỳ phát triển và sản xuất vaccine mRNA đã là ngắn hơn so với vaccine truyền thống. Ngoài các đơn vị trên, một số viện nghiên cứu và nhiều công ty trên khắp thế giới cũng đang tăng cường nỗ lực phát triển vaccine, cũng như các hoạt chất có thể chống lại chủng mới của virus corona.

Hiện trên thế giới đã có 40.553 người nhiễm 2019-nCoV, trong đó 40.171 ca tại Trung Quốc. Số ca tử vong đã lên tới 910 ca trên toàn cầu, trong đó 908 ca ở Trung Quốc đại lục.

Những người đã cách ly 14 ngày ở Bình Dương cần có giấy chứng nhận

Chiều 10/2, tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.

Tại cuộc họp, Đại diện Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương đã thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới; báo cáo một số nội dung về công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Chú thích ảnh
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Văn Việt - TTXVN

Đến thời điểm này, Bình Dương chưa ghi nhận trường hợp nào mắc nCoV, có một trường hợp nghi nhiễm đã được ngành y tế lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và xét nghiệm cho kết quả âm tính với nCoV.

Bên cạnh việc triển khai quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Bình Dương, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức 10 đoàn kiểm tra, giám sát tại các đơn vị tuyến tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế, giáo dục, doanh nghiệp trên địa bàn. Việc giám sát cho thấy các đơn vị huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn đều đã xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó với tình hình dịch bệnh khá chặt chẽ.

Theo ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, lãnh đạo tỉnh đánh giá cao các cấp, ngành trong tỉnh đã có sự chủ động, quyết liệt trong triển khai công tác phòng, chống dịch nCoV trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu thời gian tới, các cấp, ngành trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh. Trong công tác truyền thông, các ngành cần quyết liệt, đa dạng hình thức tuyên truyền trên nguyên tắc kịp thời, chính xác, không gây hoang mang trong nhân dân. Các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp để nắm chắc, báo cáo kịp thời về  tình hình lao động nước ngoài, đặc biệt là những người đến từ vùng dịch, đi qua vùng dịch đến Bình Dương sau kỳ nghỉ Tết. Toàn tỉnh cần tiếp tục ổn định tình hình công nhân lao động và có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng tình hình dịch để trục lợi, vi phạm pháp luật.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương chỉ đạo ngành y tế tỉnh sớm hướng dẫn y tế địa phương cấp giấy xác nhận cho những người đã cách ly 14 ngày để họ yên tâm trở lại làm việc. Ngành giáo dục và đào tạo càn bám sát chỉ đạo của Trung ương để chủ động có phương án chuẩn bị cho học sinh trở lại học tập khi bảo đảm đủ điều kiện.

Đoàn 30 công dân Việt Nam từ Vũ Hán đã được đưa về nước an toàn

Chuyến bay được Cục Hàng không dân dụng (Bộ Giao thông Vận tải) và Vietnam Airlines phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chu đáo, an toàn về mọi mặt; 15 thành viên tổ bay và 3 bác sỹ cùng đi phục vụ trên tinh thần tận tâm, trách nhiệm cao nhất.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/2/2020, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông Bận tải, Y tế, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính; cùng UBND tỉnh Quảng Ninh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines đưa về nước 30 công dân Việt Nam (gồm sinh viên và người thân, khách du lịch Việt Nam trong đó có trẻ em và một phụ nữ mang thai) có nguyện vọng về nước từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (vùng tâm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và không có bất kỳ kết nối giao thông nào với các khu vực khác).

Chú thích ảnh
Các công dân Việt Nam về nước và được đưa lên xe về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) để theo dõi. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Ngay sau khi chuyến bay mang số hiệu HVN68 của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) lúc 5 giờ 4 phút sáng ngày 10/2/2020, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng phối hợp làm các thủ tục cần thiết (nhập cảnh, kiểm tra sàng lọc sức khỏe…) cho 30 công dân nói trên. Qua kiểm tra sơ bộ, toàn bộ công dân Việt Nam đều có tình trạng sức khỏe và tâm lý ổn định. Hiện nay, các công dân này đã được đưa về nơi cách ly trong vòng 14 ngày kể từ thời điểm máy bay hạ cánh để theo dõi, giám sát y tế, đảm bảo an toàn dịch tễ. Máy bay được khử trùng toàn bộ và tạm dừng khai thác trong 24 giờ để phòng ngừa tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm.

Chuyến bay được Cục Hàng không dân dụng (Bộ Giao thông Vận tải) và Vietnam Airlines phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chu đáo, an toàn về mọi mặt; 15 thành viên tổ bay và 3 bác sỹ cùng đi phục vụ trên tinh thần tận tâm, trách nhiệm cao nhất.

Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã phối hợp các cơ quan chức năng trong nước và của phía Trung Quốc tích cực hỗ trợ về các thủ tục cần thiết cho công dân Việt Nam và chuyến bay được thực hiện thuận lợi, an toàn.

Các công dân bày tỏ lời cảm ơn đối với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã quan tâm, thường xuyên liên lạc, động viên, hỗ trợ, ghi nhận nguyện vọng và tạo điều kiện cho công dân về nước.

* Trước đó, tối 9/2/2020, máy bay này đã vận chuyển trang thiết bị, vật tư y tế của Đảng, Chính phủ và nhân dân cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam tặng Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, đồng thời giúp đưa 11 công dân Trung Quốc về Vũ Hán.

Theo tin chính thức từ Bộ Y tế, cập nhật lúc 7h45 ngày 10/2/2020:

Thế giới có 40.553 người mắc, 910 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 908 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hong Kong (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Trước đó, cũng theo số liệu của Bộ Y tế đến 19h00 ngày 9/2/2020:

Thế giới: 37.589 người mắc, 813 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 811 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hong Kong (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 14 người dương tính với nCoV, gồm:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 06 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 05 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Các tỉnh có người mắc nCoV: Vĩnh Phúc (09); TP.HCM (03); Khánh Hòa (01); Thanh Hóa (01).

Số ca xét nghiệm nCoV âm tính: 745 trường hợp.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Chú thích ảnh

Việt Nam ghi nhận trường hợp nhiễm thứ 14

Ngày 9/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 14 dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).

Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 14 người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 9 trường hợp.

Bệnh nhân thứ 14 này là nữ, 55 tuổi, lao động tự do, ở tại Thôn Ái Vân, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 

Bệnh nhân là hàng xóm của ca bệnh N. T. D là ca bệnh đã được xác định dương tính với nCoV.

Chú thích ảnh

Ngày 28/1/2020, bệnh nhân đến nhà ca bệnh N. T. D đến chơi chúc Tết, có ngồi tại nhà bệnh nhân D khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi về. 

Bệnh nhân này nằm trong danh sách người tiếp xúc gần đang được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chặt chẽ. 

Qua theo dõi, giám sát người tiếp xúc gần, ngày 4/2/2020, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, đau đầu, chảy mũi. Bệnh nhân được đưa vào cách ly, khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm.

Hiện tại, bệnh nhân này đang được cách ly tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và trong tình trạng ổn định.

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với vi rút nCoV bằng kỹ thuật: Realtime RT – PCR tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tại các địa bàn phát hiện các ca bệnh, chính quyền địa phương tiến hành theo dõi, giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc gần với những bệnh nhân này. Một số người nghi mắc bệnh được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Tính đến 11 giờ ngày 9/2/2020, tổng số mẫu xét nghiệm là 759 người, trong đó 14 ca dương tính, và 745 ca âm tính

Số ca tử vong trên toàn cầu hiện là 813 người

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 9/2 thông báo tổng số ca nhiễm chủng mới của virus corona tại nước này đã lên tới 37.198 người, tăng hơn 2.600 trường hợp so với báo cáo công bố một ngày trước đó.

Theo báo cáo cập nhật này, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết đã có 89 trường hợp tử vong mới liên quan đến chủng virus gây chết người nói trên, trong đó riêng tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei) có thêm 81 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Trung Quốc tới thời điểm này là 811.  

Như vậy, tổng số ca tử vong vì chủng mới của virus corona trên toàn cầu hiện là 813 người, trong đó hai trường hợp ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Phillippines và một người đàn ông 39 tuổi ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc). Con số này gần tương đương với số ca tử vong vì đại dịch SARS năm 2002-2003.

Theo số liệu của Bộ Y tế đến 7h00 ngày 9/2/2020:

Thế giới: 37.111 người mắc, 806 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 723 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 13 người mắc nCoV.

Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 06 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

- 02 trường hợp: 1 người là mẹ, 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Chú thích ảnh

Số ca nhiễm mới tại Trung Quốc tăng trở lại

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong số các trường hợp tử vong, có 81 ca tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei), 2 ca tại Hắc Long Giang, trong khi Bắc Kinh, Hà Nam và Cam Túc đều ghi nhận 1 ca. Ngoài ra, còn có 1.280 trường hợp trở nên nghiêm trọng và 510 người được xuất viện. Riêng tại tỉnh Hồ Bắc, số ca nhiễm mới trong ngày 7/2 là 2.841 trường hợp, trong đó thành phố Vũ Hán - khu vực hiện đang là tâm dịch - có 1.985 ca nhiễm mới và 67 ca tử vong.

Tính đến cuối ngày 7/2, tổng số trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục là 34.546 trường hợp và tổng số người tử vong là 722 trường hợp. Theo Ủy ban Y tế quốc gia, hiện vẫn còn 6.101 người đang trong tình trạng nguy kịch và 27.657 trường hợp bị nghi nhiễm. Tổng số người được xuất viện sau khi phục hồi là 2.050 trường hợp. Trong số 345.498 người tiếp xúc với các bệnh nhân, có 26.702 người không còn bị theo dõi và 189.660 vẫn đang bị giám sát về y tế.

Trong khi đó, tính đến cuối ngày 7/2, đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận tổng cộng 26 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 1 ca tử vong. Số ca nhiễm bệnh tại Macau và Đài Loan (Trung Quốc) lần lượt là 10 và 16 trường hợp.

Nghiên cứu mới đây cho thấy đã có 40 nhân viên y tế bị nhiễm virus từ các bệnh nhân tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán trong tháng 1 vừa qua. Điều này phản ánh nguy cơ mà những người đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống dịch bệnh phải đối mặt. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA). 

Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại bệnh viện Zhongnan ở Đại học Vũ Hán, một bệnh nhân nhập viện được cho là có thể lây bệnh cho 10 nhân viên y tế. Trong số 40 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, có 31 người làm việc trong phòng khám đa khoa, 7 người trong phòng cấp cứu và 2 người trong khoa hồi sức tích cực. Không chỉ riêng các nhân viên y tế, còn có 17 người nhập viện vì nguyên nhân khác cũng bị lây nhiễm virus. Tổng số bệnh nhân bị nhiễm virus trong giai đoạn từ ngày 1/1-28/1 vừa qua là 138 trường hợp, trong đó số ca bị lây nhiễm trong bệnh viện chiếm tới 41%.

Tỷ lệ lây nhiễm sang các nhân viên y tế cho thấy nguy cơ cao trong các bệnh viện ở giai đoạn đầu của dịch bệnh. Michael Head, chuyên gia y tế toàn cầu của Đại học Southampton nhận định nếu như điều này là sự thật, sẽ có những bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cao hơn những người khác, và nó sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát các ca nhiễm. Trước đó, giới chức Hồ Bắc, Trung Quốc cũng đã thừa nhận đội ngũ y tế tại vùng tâm dịch đang phải gồng mình chống dịch trong khi số lượng đồ bảo hộ lại không đủ đáp ứng.

Tối 7/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 13 dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).

Như vậy, tính đến thời điểm này Việt Nam đã có 13 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc đã có 8 người mắc bệnh.

Trường hợp thứ 13 là bệnh nhân nữ, 29 tuổi, công nhân, ở tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong 8 công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc trên cùng một chuyến bay, trong đó có 5 trường hợp khác đã xác định mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Chú thích ảnh
Trong nhiều ngày qua, các y bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đang gồng mình chống dịch bệnh nCoV (ảnh chụp chiều 7/2). Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN

Bệnh nhân là 1 trong 3 người còn lại không có biểu hiện bệnh, không sốt, không ho và cũng đã được cách ly tại cơ sở y tế từ trước. 

Ngày 3/2/2020 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm xác định nCoV mặc dù bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. 

Chú thích ảnh

Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo và trong tình trạng khoẻ mạnh, không có biểu hiện sốt hoặc ho.

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với virus nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Hiện chính quyền địa phương, ngành y tế các địa phương có các ca bệnh do nCoV đang triển khai chặt chẽ công tác giám sát, theo dõi các trường hợp đã tiếp xúc gần với những người bị bệnh.

Cập nhật lúc 21h40 ngày 7/2/2020:

Thế giới: 31.533 người mắc, 639 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 637 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 13 người mắc nCoV.

Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 06 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

- 02 trường hợp: 1 người là mẹ, 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đồng ý với tờ trình của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc tiếp tục cho học sinh các cấp nghỉ thêm 1 tuần.

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corana gây ra được tổ chức chiều muộn 7/2 tại Hà Nội.

Trước đó, ngày 6/2, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký tờ trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét kéo dài thời gian tạm nghỉ cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đến hết 16/2.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Đề xuất này được Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội lấy ý kiến, thống nhất về chuyên môn với với Giám đốc Sở Y tế. Học sinh nghỉ để phòng, chống dịch nCoV xâm nhập, lây lan ở môi trường học đường, đảm bảo cho sức khỏe.

Như vậy, tính tới chiều tối 7/2, cả nước đã có hơn 50 tỉnh, thành phố cho phép học sinh các cấp nghỉ thêm 1 tuần để phòng, tránh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Đà Nẵng dạy trực tuyến giúp học sinh ôn bài ở nhà

Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, để giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trong thời gian nghỉ học, một số trường tại Đà Nẵng đã tổ chức dạy học trực tuyến.

Thời gian nghỉ học kéo dài, nhằm giúp học sinh không quên kiến thức, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu) hàng ngày tới trường để làm bài dạy trực tuyến. Cách làm của các thầy cô cũng rất chuyên nghiệp, mỗi khối lớp gồm 6 giáo viên cùng thực hiện bài học, theo sự phân công, gồm các công đoạn: soạn bài, thu tiếng, quay phim, dựng video, cắt âm thanh. Nội dung các bài học trực tuyến là kiến thức từng bài học và video giới thiệu của thầy cô giáo. Việc này được thực hiện kết hợp một số phần mềm để bài học thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh.

Chú thích ảnh
Giáo viên trường Tiểu học Võ Thị Sáu thu âm để làm bài học trực tuyến cho học sinh. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Cô Nguyễn Thị Lê Hà (Tổ trưởng chuyên môn của khối 1), người đầu tiên có ý tưởng dạy học trực tuyến cho học sinh ôn tập thêm ở nhà trong thời gian nghỉ học, chia sẻ: "Do thời gian nghỉ tránh dịch nCoV của học sinh kéo dài nên phụ huynh, giáo viên lo lắng rằng các em sẽ quên kiến thức. Hiểu được điều này, tôi đã đưa ra ý tưởng dạy học trực tuyến, Ban giám hiệu nhà trường đồng ý, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cùng các giáo viên trong trường xây dựng bài giảng, sau đó đưa lên mạng để cho học sinh tự ôn bài ở nhà".

Cô Hà cho biết, khó khăn nhất của các thầy cô là làm chủ công nghệ. Bởi lẽ các thầy cô vừa soạn bài, vừa quay video, sau đó phải dựng hình, thu âm. Việc làm này đòi hỏi các cô thầy phải làm việc rất công phu, tỉ mỉ. Tuy nhiên, các thầy, cô trong trường ai cũng vui vẻ vì có thể giúp phụ huynh yên tâm và học sinh nắm chắc kiến thức.

Cô Huỳnh Thị Thanh Hòe, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, nhấn mạnh: Việc triển khai dạy trực tuyến cho học sinh ôn bài ở nhà đã nhận được sự đồng thuận của nhiều phụ huynh. Đây cũng là động lực giúp các thầy cô giáo trong trường tiếp tục soạn nhiều bài giảng hay, hấp dẫn giúp các em có thể ôn tập kiến thức hiệu quả và chuẩn bị kiến thức cho tuần học tiếp theo.

"Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu cũng đã chỉ đạo các trường trên địa bàn là trong thời gian nghỉ giáo viên phải có hướng dẫn, giao bài tập cho học sinh thông qua group nhóm Zalo, Facebook...", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu Trần Thị Thúy Hà thông tin.

Chú thích ảnh
Em Nguyễn Ngọc Thiên Bảo học sinh lớp 5, trường tiểu học Võ Thị Sáu đang tự học trực tuyến ở nhà. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Đánh giá về việc dạy học trực tuyến cho học sinh ôn bài ở nhà, cô Trần Thị Thúy Hà chia sẻ: Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trường triển khai việc giao bài ôn tập cho học sinh. Trường Tiểu học Võ Thị Sáu đã xây dựng bài học trực tuyến giúp học sinh ôn bài ở nhà mang lại hiệu quả tích cực. Các trường trung học cơ sở, tiểu học cũng giới thiệu các đường link của edu.vn đến tất cả phụ huynh. Tuy nhiên để thực hiện việc ôn tập có kết quả tốt cho học sinh thì cần sự hợp tác của phụ huynh trong việc chia sẻ và định hướng cho các em.

Tương tự, các thầy cô ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu (quận Thanh Khê) cũng tập trung tại trường để soạn bài giảng trực tuyến cho học sinh tự học ở nhà.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, cho biết: Sau khi có thông tin học sinh phải nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch, nhà trường đã huy động các thầy, cô trong tổ chuyên môn sẵn sàng soạn bài giảng trực tuyến. Sau đó, giáo viên đưa bài giảng lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, rồi gửi đường link dẫn cho phụ huynh học sinh. Ngoài ra, nhà trường cũng khuyến khích học sinh tự tìm hiểu trên các trang mạng dạy học để tìm kiếm các dạng bài giảng đề việc ôn tập được phong phú hơn. Hoạt động này giúp học sinh có thể nắm chắc kiến thức, chuẩn bị bài học mới.

Tại Trường Tiểu học cơ sở  và Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng), việc sử dụng công nghệ để dạy học, giao bài tập về nhà đã diễn ra từ trước. Do vậy trong thời gian học sinh nghỉ học, nhà trường đã triển khai hết công năng của những phần mềm này, giúp học sinh tuy ở nhà nhưng vẫn nắm chắc bài, làm bài có sự quản lý của thầy cô, phụ huynh thông qua ứng dụng.

Cô Lương Thị Hường, Tổ trưởng Khoa học tự nhiên (Trường Tiểu học cơ sở và Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng) nêu rõ: Trước kia, nhà trường cũng đã triển khai chương trình học ở nhà qua các phần mềm, công cụ. Đặc biệt, hiện nay các phần mềm này càng phát huy hiệu quả, giáo viên có thể dễ dàng giao cho học sinh bài tập giúp các em có thể ôn bài học thường xuyên.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Trần Nguyễn Minh Thành cho biết: Nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc học sinh được nghỉ học dài ngày, Sở cũng đã gửi công văn đến tất cả các trường trên địa bàn, giới thiệu hệ thống học tập trực tuyến, hệ thống giao bài tập về nhà và kho dữ liệu bài giảng điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín. Đặc biệt các ứng dụng này đều được cung cấp miễn phí hoàn toàn trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Ngoài ra, Sở cũng đề nghị các đơn vị, trường học lựa chọn hệ thống phù hợp và triển khai giúp học sinh có thông tin và được tiếp cận với hệ thống học tập trực tuyến trong thời gian nghỉ học.

Các địa phương căn cứ tình hình thực tế để cho học sinh nghỉ học

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 7/2, sau khi đánh giá tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như những việc đã triển khai trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế tiếp tục cho học sinh nghỉ học.

Các tỉnh có thể xem xét nghỉ học trên toàn tỉnh hoặc nghỉ học cục bộ theo bậc học, theo từng vùng, đảm bảo mục tiêu cao nhất vì sự an toàn của học sinh và của cộng đồng; chú ý đảm bảo an toàn tối đa cho người học, nhất là cho trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh tiểu học. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét lùi thời gian kết thúc năm học.

Tính đến sáng 7/2 đã có 7 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần (đến 16/2) để phòng, chống dịch bệnh nCoV, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Lai Châu và Vĩnh Phúc.

Chú thích ảnh
Phun thuốc khử trùng trong trường học. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương để có giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện thực tế, bù lại thời gian nghỉ học do dịch bệnh.

Trong thời gian học sinh nghỉ học, các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các nhà trường chủ động có giải pháp phù hợp hướng dẫn học sinh tự ôn tập bài ở nhà; khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn học sinh ôn tập bài từ xa qua các thiết bị điện tử và mạng internet. Đồng thời, các cơ sở giáo dục có biện pháp tuyên truyền cho phụ huynh, người học để các nhà trường trở lại hoạt động bình thường và đảm bảo sĩ số lớp học.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng phương án tư vấn cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học, ngay sau khi các trường trở lại hoạt động bình thường. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ vào tình hình các địa phương để điều chỉnh khung thời gian năm học chung làm căn cứ cho các địa phương điều chỉnh khung thời gian năm học.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường lớp học, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất đón học sinh quay lại trường trong thời gian tới, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, phụ huynh khi quay lại trường yên tâm học tập.

Mặc dù các trường đại học được tự chủ, song Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ đạo sát sao, kiểm tra các sơ sở đào tạo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện đúng chương trình và bảo đảm chất lượng.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến 21 giờ ngày 5/2, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh mầm non, phổ thông nghỉ học từ 1-7 ngày.

Trong 239 cơ sở đào tạo đã báo cáo, 140 cơ sở đã điều chỉnh lịch nhập học cho sinh viên lùi lại đến ngày 10/2 và sau ngày 10/2; 64 cơ sở đã có kế hoạch nhập học từ ngày 10/2 trở đi không thay đổi lịch nhưng chưa nhập học; 35 cơ sở vẫn tiếp tục cho sinh viên học tập theo lịch từ ngày 3/2.

Đến hết ngày 5/2, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã thực hiện vệ sinh trường lớp học; 26 tỉnh, thành phố thành đã hoàn thành việc khử trùng toàn bộ trường, lớp học, đồ dùng cho học sinh; 37 tỉnh còn lại đã có kế hoạch khử trùng lớp học và sẽ hoàn thành trước ngày 10/2.

Cũng theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện tại, lưu học sinh Việt Nam đang ở Trung Quốc vẫn mạnh khỏe, tâm lý ổn định, chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Cập nhật lúc 14h00 ngày 7/2/2020:

Thế giới: 31.500 người mắc, 639 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 637 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 12 người mắc nCoV.

Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

- 02 trường hợp: 1 người là mẹ, 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

 Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus nCoV

Trao đổi bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, sáng 7/2 tại Trụ sở Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã công bố nuôi cấy thành công chủng mới của virus Corona.

Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công virus nCoV trong phòng thí nghiệm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. 

Hiện Việt Nam đang có hơn 1.000 người từ Trung Quốc trở về và gần 500 người có tiếp xúc gần với người nhiễm nCoV đang được cách ly, theo dõi, giám sát và chờ kết quả xét nghiệm. Với tín hiệu tích cực này, mỗi ngày, Việt Nam có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết. Đây cũng sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng chống loại virus này trong tương lai.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đảm bảo cung ứng đủ sinh phẩm cho việc xét nghiệm.

Chú thích ảnh

Đội cơ động phản ứng nhanh nCoV đến điểm nóng dịch ở Vĩnh Phúc

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (2019-nCoV) tại Vĩnh Phúc, chiều 6/2, Đội cơ động phản ứng nhanh dịch nCoV của Bộ Y tế đã tới Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên làm việc và hỗ trợ chuyên môn công tác phòng chống, chăm sóc, phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn dịch nCoV.

Đội cơ động phản ứng nhanh dịch nCoV của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) do phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng làm Đội trưởng.

Đồng thời, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng cử một Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV của Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ chuyên môn về điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Chú thích ảnh
Đội cơ động phản ứng nhanh dịch nCoV của Bộ Y tế đã tới Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên

Tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên đang theo dõi, điều trị và giám sát 1 bệnh nhân dương tính với virus nCoV và theo dõi cách ly 12 người khác.

Buổi làm việc có sự tham dự của Sở Y tế Vĩnh Phúc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phúc Yên.

Bác sỹ Nguyễn Tuấn Minh - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, cho biết Trung tâm đã thực hiện công tác phun khử khuẩn các gia đình có bệnh nhân dương tính, các ca nghi ngờ cần giám sát và các khu vực đông người.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cử Đội cơ động xuống hỗ trợ. Hiện sức khỏe bệnh nhân dương tính với nCoV đã ổn định.

Đoàn công tác đã xem xét, khảo sát khu khám bệnh, khu cách ly điều trị… và đề xuất trong buồng bệnh nên mở thông thoáng, giảm nồng độ virus, các dung dịch sát khuẩn, thùng rác thải phải đảm bảo phòng ngừa lây nhiễm.

Khu điều trị phải có các quy định rõ ràng về lau bề mặt, người chăm sóc nên cố định, theo dõi sát bệnh nhân; trang phục phòng hộ phải đảm bảo cơ số, đảm bảo an toàn cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc phân luồng bệnh nhân cần rõ ràng hơn, nhất là các dấu hiệu cần cách ly. Bệnh viện cần đẩy mạnh cải tiến hơn nữa về chất lượng, công tác vệ sinh bệnh viện phải khẩn trương khắc phục...

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê giao đội cơ động Bệnh viện Bạch Mai ở lại hỗ trợ tập huấn chuyên môn cho bệnh viện trong công tác phân luồng, cách ly, phòng ốc... Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ hỗ trợ thêm các văn bản chuyên môn, xây dựng cơ số trang thiết bị, phương tiện phòng hộ.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên đồng thời rút kinh nghiệm để hỗ trợ cho các bệnh viện khác trong tỉnh.

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc bám sát chỉ đạo của Bộ Y tế, tích cực và sâu sát với các cơ sở y tế đang quản lý, quan tâm về nhân lực, con người để phục vụ tốt cho công tác phòng, chống dịch nCoV, đảm bảo cơ số trang thiết bị, thuốc... cho công tác phòng chống dịch và đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ chống dịch, chế độ cho bệnh nhân.

Chiều cùng ngày, Đội cơ động phản ứng nhanh của Bộ Y tế đã kiểm tra và làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Đoàn đã đi kiểm tra khu khám sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm nCoV, thăm khoa Truyền nhiễm và các bệnh nhân được giám sát.

Phó giáo sư Khuê đề nghị Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cần quản lý chặt bệnh nhân và nguồn lây, tổ chức tập huấn về phác đồ điều trị, lấy mẫu, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng... đồng thời tăng cường hỗ trợ các trung tâm y tế.

Theo số liệu của Bộ Y tế đến 9h00 ngày 7-2-2020:

Thế giới: 31.481 người mắc, 639 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 637 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 12 người mắc nCoV.

Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

- 02 trường hợp: 1 người là mẹ, 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Số ca nhiễm bệnh của Trung Quốc tăng lên hơn 30.000 trường hợp

Giới chức Y tế Trung Quốc sáng 7/2 thông báo đã có thêm 3.143 ca nhiễm chủng mới của virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp và 73 ca tử vong tại 31 khu vực tỉnh thành trên cả nước trong ngày 6/2.

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong số các ca tử vong, có 69 trường hợp tại Hồ Bắc (Hubei), 1 tại Cát Lâm (Jilin), 1 tại Hà Nam (Henan), 1 tại Quảng Đông (Guangdong) và 1 tại Hải Nam (Hainan).

Ngoài ra, có 1.540 bệnh nhân nhiễm virus được xuất viện sau khi phục hồi. Tính đến cuối ngày 6/2, tổng cộng có 636 ca tử vong vì virus và 31.161 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh trên khắp Trung Quốc.

Theo số liệu của Bộ Y tế tính đến 7h30 ngày 7/2:

Thế giới: 30.814 người mắc, 639 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 637 người tử vong;

- Phillippines: 01 người tử vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 12 người mắc nCoV.

Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

- 02 trường hợp: 1 người là mẹ, 1 người là em ruột của bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Chú thích ảnh

Thông tin từ Bộ Y tế tối 6/2 cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm hai trường hợp dương tính với nCoV (chủng mới của virus Corona), nâng tổng số ca bệnh nhiễm nCoV tại Việt Nam lên 12 ca.

Ca thứ nhất là bệnh nhân nữ, 49 tuổi, nghề nghiệp làm ruộng, hiện đang ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; là mẹ ruột của bệnh nhân N.T.D đã được xác định dương tính với nCoV trước đó. Từ ngày 3/2/2020, bệnh nhân này xuất hiện triệu chứng ho.

Ca thứ hai là bệnh nhân nữ, 16 tuổi, là học sinh, hiện đang ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; là em gái ruột của bệnh nhân N.T.D đã được xác định dương tính với nCoV trước đó. Bệnh nhân này ho nhẹ, mệt mỏi.

Cả hai bệnh nhân này đều có chung tiền sử dịch tễ, đó là mẹ ruột và em gái bệnh nhân N.T.D, một trong 7 người Việt Nam khác được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cùng trở về Việt Nam ngày 17/1/2020.

Cả hai bệnh nhân này đều tiếp xúc gần với bệnh nhân N.T.D, do vậy đã được cơ quan y tế và chính quyền địa phương đưa vào diện đối tượng cần giám sát chặt chẽ, theo dõi sức khỏe tại gia đình và cộng đồng.

Cả hai bệnh nhân này đều phối hợp rất tốt cơ quan y tế thực hiện các biện pháp xử lý dịch theo quy định của Bộ Y tế.

Ngày 4/2/2020, qua việc giám sát và theo dõi sức khỏe người tiếp xúc gần, cơ quan y tế địa phương phát hiện hai trường hợp này xuất hiện các triệu chứng ho, mệt mỏi. Cả hai trường hợp này đã được đưa vào cơ sở y tế để cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhân nay dương tính với nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT – PCR. Hiện tại, sức khoẻ của hai bệnh nhân ổn định.

Theo thông tin dịch bệnh do virus corona do Bộ Y tế cập nhật lúc 10h sáng 6/2, thế giới ghi nhận 28.276 người mắc, 565 người tử vong, trong đó lục địa Trung Quốc: 563 người tử vong; Phillippines: 01 người tử vong; Hong Kong (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Số bệnh nhân Việt Nam vẫn là 10 người mắc nCoV. Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Chú thích ảnh

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 6/2 cho biết số trường hợp nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) ở Trung Quốc đã lên con số 28.018, với 3.694 ca  nhiễm mới.

Trong báo cáo cập nhật, Ủy ban này cho biết trong ngày 5/2, đã có 73 ca tử vong mới do dịch nCoV – trong đó có 70 ca tại tỉnh Hồ Bắc, địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh này – và 3 ca còn lại ở các địa phương khác. Như vậy, tính đến thời điểm này, dịch bệnh đã làm ít nhất 564 người thiệt mạng.

Cách ly tại chỗ là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch nCoV lây lan ra cộng đồng

Chiều 5/2, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Tại họp báo, vấn đề nóng được báo chí quan tâm và các đại diện bộ, ngành thông tin là về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Chú thích ảnh
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì Họp báo. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe cho người dân

Thông tin về kết quả phiên họp Chính phủ kết thúc cùng ngày, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trước hết, về công tác phòng, chống dịch nCoV, thành viên Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương trong thời gian ngắn đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch. Đây là lần đầu tiên, chưa có trong tiền lệ đối với việc công bố dịch ở Việt Nam. Nhiều biện pháp đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị. 

"Tinh thần là chúng ta chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của nhân dân" - Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh. Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có các văn bản chỉ đạo việc phòng chống dịch. Các giải pháp của Việt Nam được WHO, UNICEF đánh giá cao, nhờ đó hạn chế tối đa việc lây lan dịch trong bối cảnh nước ta có đường biên giới dài, giao thương lớn với Trung Quốc. 10 trường hợp dương tính với nCoV tại nước ta và có 3 người được chữa khỏi, trong đó có công dân Trung Quốc, chưa có người nào tử vong.

Tuy nhiên, diễn biến dịch nCoV đến thời điểm này là rất phức tạp, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đời sống của nhân dân, cũng như tác động mạnh đến mọi mặt kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch… Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là; cũng không được hoang mang, dao động. Bộ trưởng Dũng cho biết, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Theo Người phát ngôn của Chính phủ, WHO và UNICEF đánh giá cao các giải pháp chống dịch của Việt Nam. Nếu làm không tốt, Việt Nam sẽ là nước có nguy cơ lây nhiễm dịch lớn vì chúng ta có nhiều đường mòn, lối mở, nhiều hoạt động giao thương với Trung Quốc. 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, khi chống dịch có thể phát sinh những vấn đề liên quan về đối ngoại nên Thủ tướng quán triệt phải thực hiện theo các cam kết quốc tế, phối hợp với các nước liên quan trong một số vấn đề, cần thảo luận, trao đổi đầy đủ.

Về việc bảo hộ công dân Việt Nam ở vùng có dịch, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, vấn đề bảo hộ công dân là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, tại Vũ Hán có 24 công dân Việt Nam, trong đó có 21 học sinh và 3 người nhà. Hiện có 19 công dân muốn trở về Việt Nam. Thủ tướng đã chỉ đạo rất chặt chẽ, có phương án đón công dân Việt Nam ở vùng dịch về nước với điều kiện phải cách ly tập trung 14 ngày, giao Bộ Quốc phòng đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người cách ly tập trung.

"Sẽ bố trí sân bay Vân Đồn, một sân bay ở miền Trung, một sân bay ở miền Nam để cách ly. Giải pháp cách ly tập trung là giải pháp tốt nhất để tránh lây chéo, tránh lây lan. Bộ Quốc phòng đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện" - Bộ trưởng Dũng cho biết.

Ngoài ra, các công dân của Việt Nam sang nước bạn làm việc, nếu có nguyện vọng về giao cho 7 tỉnh biên giới, với sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng, phối hợp với Bộ Y tế, Công an và các bộ. Khi cách ly tập trung, Bộ Quốc phòng chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, nhưng theo dõi cách ly, xét nghiệm là do Bộ Y tế đảm nhiệm, phối hợp với Bộ Công an để người bị cách ly không tự do ra khỏi khu cách ly, ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh.

3 vòng cách ly nhằm ngăn dịch nCoV lây lan

Trả lời câu hỏi về phương án cách ly tại chỗ có phải phương án tốt nhất chống dịch nCoV, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong bối cảnh hiện nay, với mức độ dịch gia tăng nhanh chóng từ phía Trung Quốc, cách ly là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện có 3 vòng cách ly. Vòng 1 là với những bệnh nhân, người nghi nhiễm virus Corona lập tức cách ly ở cơ sở y tế. Vòng 2 là với những công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đi từ vùng dịch Hồ Bắc (Trung Quốc) hoặc qua vùng Hồ Bắc về Việt Nam, lập tức cách ly tại các cơ sở tập trung. Hiện Quân đội đã chuẩn bị tất cả chỗ cách ly tập trung này. Vòng 3 là với những người đi từ các tỉnh, thành khác của Trung Quốc về sẽ cách ly tại gia đình.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo chí. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc cách ly này trực tiếp do người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện, còn ngành Y tế hỗ trợ về chuyên môn.

"Năm 2003 khi chống dịch SARS thành công, chúng ta cũng đã thực hiện biện pháp cách ly. Với việc lần này, chúng ta cách ly sớm hơn, cách ly tại cả gia đình. Hy vọng, dịch nCoV sẽ được kiểm soát tốt hơn" - Thứ trưởng Long nói.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, cách ly người nghi nhiễm và người đã xác định dương tính với nCoV là "biện pháp hiệu quả để ngăn chặn virus lây lan ra cộng đồng". 

“Chưa có lần nào ta làm mạnh như lần này với rất nhiều biện pháp, chỉ đạo từ Ban Bí thư, Thủ tướng, Phó thủ tướng, Văn phòng Chính phủ”, ông Long nhận định.

Xử lý nhiều trường hợp thông tin sai về dịch bệnh

Cục trưởng Cục phát thanh truyền hình (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Thanh Lâm cho biết, việc xử phạt các cá nhân đăng tải thông tin sai về dịch nCoV được thực hiện rất quyết liệt. Cơ quan chức năng không chỉ tìm cá nhân trong nước tung tin giả để xử lý, mà có những cá nhân tung tin giả ở nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động phối hợp với Facebook vào cuộc gỡ tin giả. Ngoài ra, Facebook còn chủ động hỗ trợ đăng tin chính thức. Chẳng hạn, nếu vào Facebook tìm thông tin về nCoV sẽ đọc được dòng cảnh báo bằng tiếng Việt: “Bạn đang tìm thông tin về virus Corona, hãy xem thông tin mới nhất từ Bộ Y tế Việt Nam để biết cách giữ gìn sức khỏe và ngăn chặn virus này lây lan. Hãy truy cập moh.gov.vn…". Google chuẩn bị xác nhận sẽ ưu tiên đẩy những thông tin chính thống khi tìm kiếm các thông tin về nCoV tại Việt Nam.

Theo Cục trưởng, trong trường hợp dịch bệnh này rất cần các địa chỉ chính thống để đưa thông tin chính thống chiếm lĩnh môi trường mạng xã hội, hạn chế tin giả bằng nhiều cách khác nhau.

Cũng liên quan việc xử phạt việc đưa tin sai sự thật, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết: lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch nCoV, nhiều đối tượng đã sử dụng không gian mạng tung tin giả, đưa tin sai sự thật về dịch bệch. Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương vào cuộc, đấu tranh xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng Công an đã triệu tập hơn 170 đối tượng, xử lý, yêu cầu cam kết, gỡ bỏ và căn cứ theo khoản 3 Điều 64 Nghị định 174 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Công an đang tiếp tục làm rõ hơn 41 trường hợp có biểu hiện không hợp tác để củng cố tài liệu và xử lý hình sự nếu đủ điều kiện.

"Tất cả các trường hợp khi bị triệu tập đều có cam kết sau khi xử lý hành chính, nếu tái phạm, đủ điều kiện chúng tôi sẽ xử lý hình sự để tránh gây hoang mang trong dư luận về bệnh dịch" - Thứ trưởng Quang nhấn mạnh.

Có thể kết thúc năm học muộn hơn

Thông tin về việc cho học sinh các cấp nghỉ học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết, quan điểm của Bộ chỉ đạo rất rõ ràng, đầu tiên phải đặt mục tiêu sức khỏe của người học lên trên hết. Bộ đã thực hiện và triển khai đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ, ngành trong việc thực hiện phòng, chống dịch.

Quan điểm của Bộ là việc cho học sinh đi học hay nghỉ học xuất phát từ tình hình dịch và từ đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế với Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc cho nghỉ để bảo đảm các điều kiện cho người học.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo thấy vừa qua 63/63 tỉnh, thành đã quyết định cho học sinh được nghỉ học một tuần. Điều này có rất nhiều cái được, vừa là cách ly tạm thời, quan trọng nhất là nhận thức của giáo viên, toàn bộ ngành Giáo dục về dịch này đúng đắn hơn, từ đó có sự phòng và chuẩn bị kỹ càng, dành sự quan tâm đầy đủ cho việc phòng, chống dịch" - Thứ trưởng nhận định.

Về kế hoạch nghỉ học, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kế hoạch năm học cũng đã có một tuần đệm cho một học kỳ, trường hợp cần thiết có thể lấy một tuần này cho học sinh học bù ở tuần thứ hai. Học sinh cũng có thể học bù vào các buổi sáng, hoặc buổi chiều nếu học 1 buổi, học bù vào thứ Bảy, Chủ nhật. Trường hợp đặc biệt, nếu phải kéo dài thời gian nghỉ có thể điều chỉnh khung thời gian năm học.

Cụ thể, khung thời gian năm học theo quy định là kết thúc năm học vào 31/5, nhưng có thể kết thúc năm học muộn hơn. Việc tổ chức kỳ thi quốc gia cũng được tính đến, thường thi vào cuối tháng 6 hàng năm. Cũng có thể điều chỉnh kỳ thi cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

"Tinh thần là học sinh nghỉ học nhưng vẫn đảm bảo chương trình giáo dục - đào tạo, bảo đảm chất lượng và đặc biệt là bảo đảm an toàn cho các cháu" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu không để dịch chồng dịch

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp, chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong đầu năm 2020 đã phát hiện một ổ dịch cúm A (H5N1) gia cầm tại tỉnh Hồ Nam. Tại Việt Nam, kết quả giám sát chủ động ngành Thú y cho thấy, virus cúm A (H5N1) đang lưu hành trên đàn gia cầm và không có sự biến đổi về độc lực gây bệnh. Tuy nhiên, do các điều kiện như thời tiết biến đổi bất lợi, tổng đàn vật nuôi lớn, việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật và con người gia tăng nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong thời gian tới rất cao.

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh cúm A(H5N1) bùng phát trên gia cầm và nguy cơ lây sang người, không để xảy ra hiện tượng dịch chồng dịch trong bối cảnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên người đang xảy ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra; khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm theo đúng nội dung tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025", ngăn chặn không cho dịch cúm gia cầm vào Việt Nam.

Chú thích ảnh
Bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) xuất viện ngày 4/2. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung của Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước trong việc chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam tổ chức phòng, chống dịch cúm gia cầm trên động vật có hiệu quả; bố trí các nguồn lực, kinh phí để tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành virus cúm A(H5N1) và các loại cúm gia cầm khác trên các đàn gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; thông báo kịp thời cho Bộ Y tế để phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống dịch lây lan sang người; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc gia cầm và các sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường.

Bộ Công Thương có trách nhiệm: tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.

Bộ Y tế cần chỉ đạo tăng cường giám sát, phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm A(H5N1) và các loại cúm gia cầm khác trên người, chủ động giám sát tại cộng đồng; phát hiện sớm trường hợp mắc trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; bảo đảm đủ cơ số trang bị y tế, thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch ở các tuyến; khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.

Bộ Công an thực hiện điều tra ngăn chặn và thực hiện bắt giữ, xử lý nghiêm khắc các đối tượng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện bắt giữ, xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.  

Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống thông tin báo chí Trung ương và địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo đề xuất của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố để các hoạt động phòng chống dịch được triển khai có hiệu quả; kinh phí để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các nội dung Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và địa phương tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện một số nội dung gồm: Ngành Nông nghiệp tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh trên gia cầm và thông báo kịp thời cho ngành Y tế khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm; hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm. Các tỉnh có cửa khẩu quốc tế, đường biên giới cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu, không để vận chuyển, buôn bán gia cầm qua các cửa khẩu và nhập lậu qua đường biên giới.

Ngành Nông nghiệp các địa phương khẩn trương thực hiện việc kiện toàn, củng cố, tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các cấp theo quy định của Luật thú y, nhất là tại cơ sở theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019; Nghị quyết số 100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019 của Chính phủ; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 để bảo đảm lực lượng tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.

Ngành Y tế chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị và quản lý kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng. 

Các ban, ngành và các lực lượng liên quan của địa phương giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc; tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm; tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Các địa phương bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch cúm A (H5N1) trên các đàn gia cầm và ở người; bảo đảm kinh phí để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các nội dung Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, giám sát, đánh giá sự sẵn sàng phòng chống dịch và chỉ đạo việc thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao để chủ động phòng chống hiệu quả dịch bệnh cúm trên các đàn gia cầm và ở người.

Theo số liệu của Bộ Y tế đến  20h00 ngày 5/2/2020:

Thế giới: 24.582 người mắc, 493 người tử vong, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 491 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong.

Việt Nam: 10 người mắc nCoV.
Trong đó:
- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);
- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.

Chú thích ảnh

Việt Nam xác định ca nhiễm nCoV thứ 10

Thông tin từ Bộ Y tế chiều 4/2 cho biết, Việt Nam đã xác định ca bệnh nhiễm nCoV thứ 10. Đó là bệnh nhân nữ P.T.B, 42 tuổi, làm công nhân, trú tại xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Theo đó, hiện tại bệnh nhân B. đang được điều trị tại khu cách ly thuộc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên và đang trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Trước đó, ngày 30/1/2020, ngay sau khi nhận được kết quả ca bệnh đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc có phản ứng dương tính với 2019-nCoV, Sở Y tế Vĩnh Phúc đã triển khai ngay các biện pháp xử lý dịch theo quy định của Bộ Y tế, trong đó bao gồm việc lập danh sách theo dõi những người tiếp xúc gần, rà soát, xác định những người có liên quan dịch tễ với ca bệnh.

Việc rà soát phát hiện rằng bà P.T.B. từng tiếp xúc gần với bênh nhân được xác định đã nhiễm 2019-nCoV là N. T.D. Sau đó bà B. đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên để khám và cách ly cũng như lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm.

Bà P.T.B thừa nhận, trong các ngày 22/1 và 28/1/2020 bà đã đến nhà bệnh nhân N. T. D. chúc Tết và là một trong những người nằm trong danh sách tiếp xúc gần với N.T.D. do Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Vĩnh Phúc giám sát. Đến ngày 31/1/2020 bệnh nhân B. có triệu chứng khởi phát sốt, đã đến khám và được cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên.

Kết quả xét nghiệm tại Khoa Vi rút (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho thấy, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân có phản ứng dương tính với vi rút nCoV.

Bệnh nhân nhiễm virus nCoV ở Bệnh viện Chợ Rẫy xuất viện

Ngày 4/2, bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) đã được xuất viện sau 13 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vì những nỗ lực trong tiếp nhận, xét nghiệm, điều trị cho hai bệnh nhân nhiễm nCoV đầu tiên.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau 13 ngày điều trị, bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung  Quốc) đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để được xuất viện khi 4 lần xét nghiệm âm tính với virus nCoV và các biểu hiện lâm sàng ổn định. Dù được xuất viện nhưng bệnh nhân Li Zichao xin phép được tiếp tục ở lại bệnh viện để chăm sóc người cha của mình.

Trường hợp bệnh nhân Li Ding (66 tuổi) đang có tiến triển tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn phải tiếp tục theo dõi do mắc nhiều bệnh nền kèm theo như: Đái tháo đường, huyết áp, bệnh lý mạch vành, u phổi… “Trước đây, bệnh nhân Li Ding không thể tự sinh hoạt được, phải dựa hoàn toàn vào nhân viên y tế nhưng 5 ngày nay đã tự ăn, uống, vệ sinh cá nhân. Dù vẫn còn dương tính với virus nCoV nhưng đây là tín hiệu phục hồi tốt” - Bác sĩ Lê Quốc Hùng cho biết.

Việt Nam ghi nhận ca thứ 9 dương tính với chủng mới của virus Corona

Sáng 4/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với chủng mới của virus Corona, nâng số người nhiễm loại virus này ở Việt Nam lên 9 người.

Bệnh nhân nam, 30 tuổi, là công nhân, ở tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bệnh nhân là một trong 8 người trở về từ Vũ Hán trên cùng một chuyến bay, trong đó đã xác định 4 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Đây là trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh có nguy cơ cao. 

Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và đang trong tình trạng ổn định.

Hải Phòng ghi nhận 13 trường hợp nghi nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).

Cụ thể, có 3 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona gồm: 2 mẹ con nghi nhiễm đầu tiên đến từ thành phố Cần Thơ (đi bằng đường không đến Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi) và anh N.V.H (Thủy Nguyên, Hải Phòng). Hiện tại sức khỏe của 3 trường hợp ổn định, kết quả xét nghiệm âm tính với virus Corona và được ra viện vào ngày 3/2.

Hai trường hợp khác có kết quả xét nghiệm sơ bộ âm tính với nCoV  là anh N.V.Đ (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) và anh L.W.L (người Trung Quốc, sinh sống tại Văn Cao, Hải An, Hải Phòng). Bệnh nhân đang chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để cho ra viện. Các bệnh nhân khác đang theo dõi, lấy mẫu và chờ kết quả xét nghiệm.

Các ca bệnh còn lại nghi nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona đang được theo dõi điều trị tại bệnh viện.

Chú thích ảnh
2 mẹ con nghi nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng đã âm tính với nCoV và được xuất viện. Ảnh: TTXVN phát

Sở Y tế tỉnh Ninh Bình cho biết, cả 5 trường hợp nghi nhiễm được gửi mẫu xét nghiệm các ngày vừa qua đều cho kết quả âm tính với nCoV.

Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của 5 trường hợp gồm: Một nữ bệnh nhân người Trung Quốc đang làm việc tại huyện Nho Quan, 2 trường hợp là mẹ con ruột tại thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh và 2 trường hợp tại xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn. Trong số này, 3 trường hợp được cách ly và theo dõi tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình; 2 mẹ con tại thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh được cách ly tại nhà dưới sự giám sát của cán bộ, nhân viên y tế. Kết quả xét nghiệm, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều âm tính với nCoV, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình tiến hành các thủ tục để các trường hợp đang cách ly tại bệnh viện được xuất viện. Hiện tại sức khỏe của cả 5 trường hợp đều ổn định bình thường.

Sở Y tế tỉnh Ninh Bình giao Trung tâm Y tế các huyện Nho Quan, Kim Sơn, Yên Khánh tiếp tục theo dõi sức khỏe, giám sát các trường hợp đủ 14 ngày, kể từ khi xuất hiện các triệu trứng sốt không rõ nguyên nhân.

Trong một diễn biến có liên quan, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình mới tiếp nhận thêm 1 trường hợp nghi nhiễm dịch bệnh nCoV để cách ly, theo dõi. Bệnh nhân TTH, nữ giới 36 tuổi, quê huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, làm công nhân tại khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân sang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chơi cách đây 1 tháng và trở về Việt Nam bằng đường bộ qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), về đến Ninh Bình ngày 2/2. Đêm 2/2, bệnh nhân tự nhập viện với tình trạng sốt kèm theo ho khan tăng dần. Đến thời điểm tối 3/2, bệnh nhân tỉnh táo, nhiệt độ 36,6 độ C, ho khan, không khó thở, các cận lâm sàng bình thường. Bệnh nhân đã được lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm. Như vậy, hiện tại tỉnh Ninh Bình chỉ còn 1 trường hợp được theo dõi, giám sát tại khu vực cách ly thuộc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Trung Quốc chi gần 7 tỷ USD cho công tác ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh - 8 bệnh nhân được chữa khỏi bằng đông y

Tính đến đêm 2/2, chính quyền các cấp ở Trung Quốc đã phân bổ 47 tỷ NDT (6,8 tỷ USD) cho công tác ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus corona chủng mới 2019-nCoV. 

Theo Bộ Tài chính Trung Quốc (MOF), các nguồn ngân sách chủ yếu được phân bổ cho hoạt động điều trị và phúc lợi tạm thời cho nhân viên y tế và nhân viên phòng ngừa dịch bệnh, cũng như cho việc mua các trang thiết bị y tế.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus 2019-nCoV bùng phát lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc (Hubei), miền Trung nước này hồi tháng 12/2019. Dịch sau đó bùng phát mạnh và lây lan nhanh chóng ra các tỉnh thành của Trung Quốc cũng như lan sang hơn 20 quốc gia khác trên thế giới. Theo số liệu thống kê công bố sáng 3/2, riêng tại Trung Quốc đại lục đã có 17.205 trường hợp được xác nhận nhiễm virus này trong khi 360 người tử vong, trong đó tỉnh Hồ Bắc có 11.177 ca xác nhận nhiễm, bao gồm 1.701 ca nghiêm trọng, và 350 ca tử vong.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới tại bệnh viện ở thành phố Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc, ngày 1/2/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 3/2, chính quyền thành phố Vũ Hán thông báo thực hiện chiến dịch khử trùng trên toàn thành phố để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, tất cả các bệnh viện, chợ, khu dân cư, nhà vệ sinh công cộng và các hệ thống vệ sinh sẽ là trọng tâm của các chiến dịch khử trùng. Mỗi ngày, thành phố sẽ thực hiện các chiến dịch khử trùng toàn diện tại hơn 240 cơ sở y tế, hơn 30 đại điểm cách ly và hơn 260  khu chợ, với tổng diện tích khoảng 1,7 triệu m2. Cùng với đó, thành phố cũng sẽ tăng cường các chiến dịch tương tự tại các địa điểm công cộng và các hệ thống vệ sinh bằng các xe tải phun sương và các xe rửa đường phố. Các điểm tập kết rác, trạm vận chuyển, điểm xử lý rác thải và các nhà vệ sinh công cộng sẽ được khử trụng với diện tích khử trùng mỗi ngày vào khoảng hơn 5 triệu m2.

Giới chức Y tế Trung Quốc cũng đang nỗ lực đẩy mạnh các phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra và đạt được những thành quả nhất định. Ngày 3/2, một nhóm 8 bệnh nhân nhiễm virus nCoV đã được xuất viện sau thời gian điều trị tại bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán nhờ sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc kết hợp cả Đông y và Tây y.

Đây là những bệnh nhân đầu tiên được điều trị khỏi bệnh nhờ các bài thuốc Đông y tại bệnh viện. Nhóm bệnh nhân gồm 6 phụ nữ và hai nam giới, độ tuổi từ 26 đến 68, trong đó có 6 người ở tình trạng nguy kịch trước khi được áp dụng phương pháp điều trị này.

Cùng ngày, Cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA) cũng tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động kiểm tra doping do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thông báo được đưa ra ở thời điểm chỉ còn chưa đầy 6 tháng trước Olympic Tokyo 2020 tại Nhật Bản. CHINADA cho biết sẽ dần nối lại hoạt động kiểm tra doping ngay sau khi tình hình dịch bệnh được cải thiện. Hàng loạt giải đấu thể thao tại Trung Quốc cũng đã bị hủy hoặc hoãn vì tác động của dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chủ động, kiên quyết, không chủ quan trong phòng chống dịch

“Trong thời gian tới, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia tập trung kiểm tra tại các địa phương. Dù đã thực hiện tốt nhưng chúng ta không chủ quan, đảm bảo dù chưa hay có người nhiễm bệnh, các địa phương phải chủ động, không chủ quan với phòng chống dịch”. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, tại Hội nghị triển khai các biện pháp phòng chống sự lây lan của nCoV vào chiều 3/2, tại Trụ sở Chính phủ.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi bà con chờ nhập cảnh về Việt Nam tại khu vực cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Ảnh: Đức Hiếu-TTXVN

Luôn sẵn sàng ở mức độ cao

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đến thời điểm hiện tại, số người nhiễm virus Corona trên thế giới khoảng 17.000 lượt người và 362 người tử vong. So với 9,6% tử vong của dịch SARS trước đó, tỷ lệ tử vong của nCoV chỉ chiếm khoảng 2%. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dự kiến, trong thời gian tới số lượng người bệnh có khả năng tăng cao.

Tình hình sức khỏe của 8 người đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế đều tiến triển tốt. Điển hình, một ca điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, xét nghiệm 3 lần âm tính với virus Corona và dự kiến xuất viện vào ngày 4/2. Một ca mắc bệnh tại Thanh Hóa đã âm tính và được cho ra viện trong ngày 3/2. Để chủ động phòng, chống dịch, ngành Y tế đã phối hợp lực lượng quân đội, công an và các bộ, ngành, chuẩn bị cơ số các trang thiết bị, vật tư y tế và nhân lực ở mức độ cao, sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tin tưởng: “Với trình độ của ngành y tế Việt Nam, sự hỗ trợ của các ngành và đặc biệt dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế sẽ đảm nhận tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới, đảm bảo sự an toàn cho người dân. Đồng thời, ngành Y tế tự tin đảm đương nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị và điều trị khỏi cho các trường hợp nhiễm tại Việt Nam trong thời gian tới”.

Khuyến cáo nên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày

Liên quan đến cơ chế lây nhiễm của nCoV, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về các phương thức, cơ chế, cấu trúc của virus này. Tuy nhiên, ngành Y tế xác định nCoV cùng họ SARS, với 4 phương thức lây truyền chính: Truyền tiếp qua không khí; tiếp xúc trực tiếp giữa người lành và người bệnh; qua bề mặt đã bị nhiễm virus và tiếp xúc trực tiếp với phân người nhiễm bệnh.

“Do đó, việc đeo khẩu trang chỉ là một phương pháp phòng dịch bệnh và không đủ để phòng bệnh. Tổ chức Ytế Thế giới khuyến cáo mạnh mẽ, biện pháp đầu tiên, hiệu quả nhất để phòng bệnh đó là rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày. Trong trường hợp không rửa tay bằng xà phòng nhiều lần nên dùng nước sát khuẩn”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khuyến cáo.

Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị, người dân tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc người nhiễm bệnh; không đến nơi đông người. “Đặc biệt, khi ho hắt hơi sổ mũi ngay lập tức phải che miệng bằng vải hoặc khăn và bỏ vào thùng rác. Có thể đeo khẩu trang thông thường nhưng phải đeo đúng cách nếu không vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Ngành Y tế khuyến cáo rất mạnh mẽ, người dân không nên tìm khẩu trang N95. Đây là loại khẩu trang chuyên dụng chỉ nên dành cho các trường hợp chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Nỗ lực cao nhất để chống dịch

Liên quan đến thông tin số lượng lao động Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc và người Việt Nam đang ở Trung Quốc về nước có thể tăng đột biến, Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, ngay từ trước đó, lực lượng biên phòng đã tạm dừng xuất nhập cảnh người từ Trung Quốc vào Việt Nam tại toàn bộ các đường mòn, lối mở. Đối với các cửa khẩu, lực lượng chức năng sẽ tiến hành cách ly 14 ngày đối với toàn bộ người dân đi vào từ vùng dịch (đặc biệt là tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Đối với người nghi mắc bệnh hoặc đến từ các vùng dịch còn lại cũng được tiến hành cách ly tại cơ sở y tế hoặc tại cộng đồng. Tại đây, khu vực tiến hành cách ly cũng được chuẩn bị sẵn sàng.

Trên tinh thần “tính đến trường hợp xấu nhất để tình huống xấu nhất không xảy ra; tính đến trường hợp xấu hơn để tình hình diễn ra không xấu đi”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý cần kiểm soát chặt chẽ công tác cách ly, đặc biệt lưu ý việc nhập cảnh vào Việt Nam với những người đã đi qua vùng có dịch của Trung Quốc trong vòng 14 ngày trở lại đây.

“Đối với các trường hợp cách ly tại nhà, các cơ sở y tế, chúng ta phải kiên quyết vì lợi ích cộng đồng. Chúng ta mềm dẻo, thuyết phục, động viên nhưng phải kiên quyết bởi nếu để mầm dịch lan ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người thì rất dễ mất kiểm soát”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tập trung khoanh vùng, dập dịch ngay tại chỗ, đặc biệt tại khu vực có người qua lại từ vùng dịch Hồ Bắc, Trung Quốc; điều chuyển thuốc, trang thiết bị cơ sở vật chất nhằm kiểm soát tốt dịch.

Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng, khuyến cáo người dân không tụ tập đông người ở lễ hội; hướng dẫn các địa phương thực hiện việc cho học sinh tạm nghỉ học... Nêu rõ trách nhiệm của các cấp ủy và chính quyền các cấp, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp chỉ đạo triệt để tinh thần, biện pháp phòng, chống dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp huyện xuống xã.

“Trong thời gian tới, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia tập trung kiểm tra tại các địa phương. Dù đã thực hiện tốt nhưng chúng ta không chủ quan, đảm bảo dù chưa hay có người nhiễm bệnh, các địa phương phải chủ động, không chủ quan với phòng chống dịch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lập tức cách ly tuyệt đối trường hợp nghi nhiễm

- Trước tình hình dịch do chủng mới virut Corona diễn biến phức tạp có khả năng lây lan nhanh, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Thực hiện việc cách ly phòng chống dịch đối với các trường hợp nhập cảnh, kể cả người nước ngoài nhập cảnh đến từ hoặc đi qua 31/31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc trong vòng 14 ngày qua.

Cụ thể, đối với các trường hợp nghi nhiễm nCoV lập tức cách ly tuyệt đối tại các cơ sở y tế.

Đối với những người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc phải được coi như trường hợp mắc bệnh và tiến hành khoanh vùng cách ly ngay tại các cơ sở do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, áp dụng các biện pháp tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly.

Chú thích ảnh
Các trường hợp nghi nhiễm nCoV lập tức cách ly tuyệt đối tại các cơ sở y tế

Đối với các trường hợp khác thực hiện cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, kiên quyết không để các trường hợp này ra khỏi nhà hoặc cơ sở lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh. Đối với những người sống trong gia đình, làm việc trong các cơ sở lưu trú có người bị cách ly, thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cách ly và với bên ngoài.

Thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, các biện pháp tiêu độc, khử trùng các gia đình, các hộ có tiếp giáp trực tiếp (liền kề) và cơ sở lưu trú nơi có người bị cách ly. Lập danh sách toàn bộ những người đã tiếp xúc với người bị cách ly, với người trong gia đình, người làm việc trong cơ sở lưu trú có người bị cách ly để theo dõi, giám sát chặt chẽ về sức khỏe.

Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo công an các địa phương phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh và thực hiện việc cách ly các trường hợp nhập cảnh như trên.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát toàn bộ các cơ sở lưu trú thực hiện việc cách ly các trường hợp nhập cảnh như trên, yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để tránh tụ tập đông người.

Bộ Y tế khẩn trương triển khai các biện pháp kỹ thuật để sàng lọc nhanh nhất người bị cách ly. Bộ Y tế theo thẩm quyền áp dụng các biện pháp điều trị mới, điều phối thuốc, trang thiết bị bảo đảm không bị thiếu tại các cơ sở điều trị, không để xảy ra tử vong. Đồng thời, được phép điều chuyển cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị phục vụ cho việc cách ly, điều trị người nhiễm nCoV.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo triệt để khoanh vùng và dập dịch ngay tại địa điểm có người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV. Đối với trường hợp đến từ hoặc có đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong vòng 14 ngày phải được coi như trường hợp nhiễm bệnh.

UBND các địa phương chỉ đạo các đơn vị công an, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch và các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn thực hiện việc cách ly như trên. Đồng thời, chỉ đạo rà soát tất cả người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Trung Quốc trong vòng 14 ngày để thực hiện các biện pháp cách ly nêu trên. Huy động nguồn lực để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo phục vụ việc cách ly.

UBND các địa phương khi có trường hợp mắc bệnh phải công bố dịch ngay. Thực hiện việc học sinh, sinh viên nghỉ học và dừng tất cả các hoạt động tập thể, tập trung đông người, các lễ hội theo chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.

Bệnh viện Chợ Rẫy bác bỏ thông tin có 33 người tử vong do nhiễm corona

Ngày 3/2, trên các trang mạng xã hội lan truyền thông tin, đã có 33 người tử vong do nhiễm bệnh do chủng mới virus Corona (nCoV) tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã bác bỏ thông tin thất thiệt này.

Theo đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn tin nhắn thoại dài khoảng 1 phút. Nội dung đoạn tin nhắn này là một người phụ nữ chia sẻ với em gái thông tin rằng: Mình có bạn là một nam bác sỹ công tác tại khoa Gây mê của Bệnh viện Chợ Rẫy. Và vị bác sỹ này sắp sửa xin nghỉ việc vì trong bệnh viện đã có 33 người chết vì nhiễm virus Corona.

Chú thích ảnh
Các bác sĩ của BV Nhi Đồng 1 và BV Chợ Rẫy đăng status trên facebook bác bỏ các tin đồn nhảm

Đoạn tin nhắn thoại nhanh chóng lan truyền với tốc độ chóng mặt khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Song bác sỹ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thông tin này là hoàn toàn bịa đặt. Bệnh viện đã trình báo công an để điều tra về hành vi bịa đặt này. Đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Chợ Rẫy mới chỉ tiếp nhận 2 trường hợp nhiễm virus Corona vào ngày 21/1 gồm hai cha con người Trung Quốc là Li Ding (66 tuổi) và con trai là Li Zichao (28 tuổi). Sau hơn 10 ngày, người con đã được điều trị thành công, âm tính với virus Corona, trong khi người cha là Li Ding cũng ổn định sức khỏe, lần xét nghiệm mới đây âm tính với virus Corona nhưng vẫn phải chờ các xét nghiệm tiếp theo. Dự kiến trong ngày mai, người con là bệnh nhân Li Zichao sẽ được xuất viện.

Cũng trong ngày 3/2, một thông tin khác về trường hợp một trẻ em (được cho là ngụ tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) dương tính với virus Corona tại Bệnh viện Nhi đồng 1 lan truyền trên mạng xã hội. Ngay lập tức bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện này đã lên tiếng bác bỏ. “Cho đến thời điểm này, Bệnh viện Nhi đồng 1 chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm nCoV cả. Trước đó 2 bé có nguy cơ đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nhiều lần nhưng đều có kết quả âm tính và đã xuất viện về nhà”, bác sỹ Trương Hữu Khanh cho hay.

Theo số liệu của Bộ Y tế đến 21h00 ngày 3/2/2020:

Thế giới: 17.486 người mắc, 362 người tử vong, trong đó Trung Quốc 361 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong.

Việt Nam: 08 người mắc nCoV.

Trong đó:

- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi);

- 04 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và được xuất viện);

- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc;

- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Điều trị khỏi: 02 người (01 người được xuất viện)

4/5 ca nghi nhiễm virus Corona đã có kết quả âm tính

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thái Bình, đến ngày 3/2, trong tổng số 5 trường hợp nghi nhiễm virus Corona trở về từ vùng dịch trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợp kết quả âm tính với nCoV và 1 trường hợp còn lại đang tiếp tục được theo dõi chặt chẽ, cách ly tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình) trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Ngoài ra, ngành Y tế Thái Bình đang theo dõi, quản lý tại nhà 1 trường hợp có nguy cơ nhiễm nCoV. Đối với 50 trường hợp có tiếp xúc gần với các bệnh nhân nghi nhiễm nCoV cũng được ngành Y tế Thái Bình theo dõi sát sao.

Hiện sức khỏe của những người này đều bình thường. Bên cạnh đó, sức khoẻ của 109 lao động từ Trung Quốc sang Thái Bình làm việc, trở lại sau kỳ nghỉ Tết cũng được theo dõi. Nhiều địa phương trên địa bàn tổ chức khám miễn phí cho những lao động này và ghi nhận sức khỏe của họ hiện vẫn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng của dịch bệnh.

Chú thích ảnh

Nhằm chủ động phòng chống dịch viêm phổi cấp do nCoV gây ra, đến nay ngành Y tế tỉnh Thái Bình đã thành lập gần 20 đội cơ động phản ứng nhanh, sẵn sàng đáp ứng nhanh với các tình huống phòng chống dịch, trong đó có phương án trưng dụng 1.000-1.300 giường bệnh của 4 cơ sở y tế phục vụ công tác điều trị khi có dịch xảy ra, gồm Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Khu khám và điều trị chất lượng cao (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), Bệnh viện Phổi và Bệnh viện đa khoa tư nhân Lâm Hoa.

Ông Đặng Trọng Thăng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, chỉ đạo tiếp tục phát khẩu trang cho cán bộ, giáo viên và học sinh để phòng, chống dịch bệnh; tất cả các cơ quan, đơn vị trang bị khẩu trang cho cán bộ, công chức, viên chức; các doanh nghiệp cấp phát khẩu trang cho cán bộ và người lao động. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương, ban quản lý di tích các lễ hội trên địa bàn tỉnh kiểm soát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh tại các lễ hội, kiên quyết không cho du khách không đeo khẩu trang tham gia lễ hội. Đối với các bệnh viện, cần hỗ trợ cấp phát khẩu trang cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, không cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không đeo khẩu trang vào các phòng, khoa. Thái Bình cũng huy động 4 công ty trên địa bàn hỗ trợ may khẩu trang với số lượng 200.000 khẩu trang/công ty nhằm cung cấp kịp thời khẩu trang phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan lập hồ sơ theo dõi sức khỏe của số lao động Trung Quốc mới sang Thái Bình, khách du lịch từ những tỉnh đã công bố dịch và giám sát y tế đối với những phụ nữ lấy chồng Trung Quốc về ăn Tết tại Thái Bình.

Sáng 3/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đã ban hành văn bản thông báo nghỉ học tạm thời đối với học sinh mầm non, học sinh phổ thông trên địa bàn từ ngày 3 - 9/2, để phòng chống dịch bệnh. Sở Giao thông Vận tải Thái Bình cũng có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh, khai thác bến xe khách, đơn vị kinh doanh vận tải khách thực hiện vệ sinh phương tiện, trang bị khẩu trang y tế cho hành khách trên xe; đồng thời chia sẻ thông tin, lịch trình đi lại 14 ngày gần nhất của hành khách có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp cho cơ quan y tế.

* Trong hai ngày 3 - 4/2, Khu khám điều trị chất lượng cao - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, địa chỉ tại số 104, đường Phan Bá Vành, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, tổ chức cấp phát miễn phí 8.000 khẩu trang y tế đến tất cả người dân thành phố Thái Bình và khu vực lân cận có nhu cầu. Mỗi người dân đến đây đều được phát miễn phí 3 chiếc khẩu trang y tế và được hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay đúng cách, hướng dẫn những lưu ý từ những việc đơn giản nhất để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi dịch bệnh nCoV. Ngoài ra, trong những ngày này, Khu khám điều trị chất lượng cao còn phát miễm phí khẩu trang y tế cho tất cả những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám, điều trị tại đây.

Đây là một hoạt động cụ thể thiết thực, có ý nghĩa vì cộng đồng, trách nhiệm cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh nCoV của Khu khám điều trị chất lượng cao. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do nCoV đang diễn biến phức tạp, trên địa bàn tỉnh Thái Bình mặt hàng khẩu trang khan hiếm; hàng loạt cửa hàng, hiệu thuốc thông báo hết khẩu trang bán; người dân đi mua khẩu trang rất khó khăn, thậm chí phải mua với giá cao...

Hà Nội chuẩn bị 2 - 3 triệu khẩu trang phát miễn phí cho học sinh

Chiều 3/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị và mọi người dân cùng vào cuộc phòng chống nCoV không để một trường hợp nào mắc bệnh, đồng thời chuẩn bị tất cả các phương án đối phó với các tình huống, kể cả tình huống xấu nhất dịch bùng phát trên địa bàn.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện, sở, ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn phòng bệnh cho người dân, đặc biệt tiếp tục khử khuẩn môi trường trên diện rộng. Mặc dù Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc nCoV nhưng nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn. Do đó Hà Nội tiếp tục triển khai các biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ lây lan dịch bệnh. Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng tiếp tục giám sát chặt chẽ 24/24 giờ các hành khách nhập cảnh qua sân bay Nội Bài; tổ chức khu vực cách ly người dân từ các vùng dịch trở về và các trường hợp nghi ngờ; cấm buôn bán, kinh doanh động vật hoang dã, người dân không nên ăn thịt chó, mèo trong dịp này; tiếp thu phác đồ điều trị thành công cho bệnh nhân nCoV của các cơ sở y tế trong nước và trên thế giới để tập huấn cho các cơ sở  y tế của thành phố, sớm nhận biết các dấu hiệu của dịch bệnh nCoV, phân biệt với bệnh cúm mùa. Các trạm Y tế tổ chức khử khuẩn và chuẩn bị sẵn phòng cách ly đề phòng dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt, trước mắt thành phố chuẩn bị từ 2 triệu – 3 triệu chiếc khẩu trang y tế để phát miễn phí cho học sinh khi học sinh bắt đầu đi học trở lại.

Chú thích ảnh
Hướng dẫn cho học sinh đeo khẩu trang và sử dụng dung dịch rửa tay khô khử khuẩn khi đến trường. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 3/2, thành phố chưa ghi nhận trường hợp dương tính với nCoV, nhưng có 29 trường hợp nghi ngờ nhiễm cCoV đang được giám sát tại các bệnh viện, trong đó có 6 người đến từ Vũ Hán, 19 trường hợp khác đến từ Trung Quốc và 4 người công tác tại sân bay Nội Bài. Đáng mừng là trong số bệnh nhân được giám sát này có 27 trường hợp đã có xét nghiệm âm tính với nCoV, 2 trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm, đang điều trị tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.

Ngoài ra, 104 người có tiếp xúc gần với những người nghi ngờ nhiễm nCoV đã được giám sát, hiện chỉ còn 11 người đang tiếp tục giám sát, số còn lại đã kết thúc giám sát.

Dịch bệnh nCoV đã ảnh hưởng lớn đến du lịch của Thủ đô, lượng khách du lịch đến Thủ đô sụt giảm từ 30 – 35% so với cùng kỳ.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh, ngay từ cuối năm 2019, thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các biện pháp chống dịch, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh, tạm dừng và giảm quy mô Lễ hội, cho học sinh tạm nghỉ học... Sở Y tế giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua sân bay Nội Bài nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, triển khai việc áp dụng tờ khai y tế khi nhập cảnh tại cửa khẩu; tiến hành điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để tại nhà bệnh nhân và các khu vực liên quan của 29 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, lập danh sách theo dõi sức khỏe của 104 người tiếp xúc gần; chủ động phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu bệnh phẩm của tất cả các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh; tổ chức tập huấn phổ biến hướng dẫn giám sát và điều trị cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các đơn vị đã chủ động rà soát cơ số phòng chống dịch, xây dựng phương án bổ sung, đặc biệt là các cơ sở điều trị đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho trường hợp mắc bệnh, tổ chức phun khử khuẩn phòng chống dịch bệnh...

Công tác truyền thông về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng được đẩy mạnh để người dân chủ động phòng, chống dịch. Ngành Y tế tổ chức thường trực tiếp nhận thông tin dịch bệnh 24/24 giờ qua đường dây nóng: 09690821150949396115.

Trước tình trạng người kinh doanh thuốc và trang thiết bị y tế lợi dụng đẩy giá khẩu trang y tế “chặt chém” người dân, thành phố Hà Nội đã tổ chức các đoàn kiểm tra, xử phạt các cơ sở có hành vi vi phạm kinh doanh khẩu trang không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và bán cao hơn giá niêm yết. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cùng với việc đẩy nhanh sản xuất khẩu trang cung ứng cho người dân, các lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra, xử lý đối với hành vi buôn bán khẩu trang giả và đẩy giá quá cao “chặt chém” người dân.

Bệnh nhân tử vong ngoại viện ở Móng Cái âm tính với corona

Ngày 3/2, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, ông Nguyễn Trọng Diện cho biết: Bệnh nhân tử vong ngoại viện ở Móng Cái có kết quả âm tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).

Trước đó, trong quá trình triển khai thực hiện khám và lập hồ sơ điện tử theo dõi sức khỏe cho nhân dân thành phố Móng Cái, Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Khả Dũng, trú tại Khu 3, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, tự nguyện đến khám nhưng đã bị tử vong ngoại viện.

Nhằm loại trừ các yếu tố rủi ro có thể nảy sinh liên quan đến mầm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, đảm bảo không để bệnh phát sinh lan rộng ở thành phố Móng Cái (địa bàn được xác định là trọng điểm của trọng điểm chịu nhiều yếu tố tác động do diễn biến của dịch bệnh), Ban Chỉ đạo tỉnh đã yêu cầu ngành y tế, thành phố Móng Cái tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm, gửi lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm. Kết quả bệnh phẩm của bệnh nhân tử vong ngoại viện này âm tính với chủng mới của virus Corona.

Chú thích ảnh
Liên quan đến bệnh dịch do virus corona, bệnh nhân T.H.K (nam, sinh năm 1947, quốc tịch Hoa Kỳ) đang được cách ly, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Được biết, qua theo dõi của ngành y tế và khai báo của người nhà, bệnh nhân Nguyễn Khả Dũng có tiền sử nghi là hen suyễn, cách đây hơn 2 tháng bệnh tái phát trở lại nhưng không đến cơ sở y tế khám chữa bệnh mà tự mua thuốc điều trị. Hai ngày trước khi tử vong, bệnh nhân có triệu chứng ho tăng lên, ho từng cơn, uống thuốc tự mua nhưng các triệu chứng không giảm.

Tối 2/2, bệnh nhân đột nhiên khó thở, hôn mê, gia đình đưa đến Trung tâm y tế thành phố Móng Cái cấp cứu nhưng đã tử vong ngoại viện.

Để đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, ngày 3/2 thành phố Móng Cái lên kế hoạch thực hiện việc tiêu độc, khử trùng trên toàn thành phố.

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch nCoV, thực hiện sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với thành phố Móng Cái, địa phương biên giới giáp Trung Quốc đang gấp rút phấn đấu trước ngày 5/2 hoàn thành công tác khám, quản lý sức khỏe cho 100% người dân trên địa bàn thành phố; đồng thời lập hồ sơ điện tử theo dõi sức khỏe cho người dân, trong đó ưu tiên khám trước đối với các hộ dân diện cư dân biên giới. Ngày 3/2, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập và đưa vào hoạt động Bệnh viện cách ly đặc biệt phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona tại thành phố Móng Cái nhằm chủ động ứng phó trong mọi tình huống phòng chống dịch.

Tính đến 11 giờ ngày 3/2, tỉnh Quảng Ninh chưa phát hiện ca bệnh dương tính với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Hiện Quảng Ninh có 20 ca giám sát viêm đường hô hấp cấp tính có yếu tố dịch tễ liên quan đến nCoV đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Kết quả: 12 ca âm tính với nCoV, 8 ca đang chờ kết quả xét nghiệm (gồm Trung tâm Y tế Móng Cái: 4; Bệnh viện Bãi Cháy 1; Bệnh viên đa khoa tỉnh: 1; Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển: 1 và Bệnh viên đa khoa Khu vực Cẩm Phả: 1).

Theo số liệu của Bộ Y tế đến 19h30 ngày 3/2/2020:

- Thế giới: 17.486 người mắc, 362 người tử vong, trong đó Trung Quốc 361 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong.

- Việt Nam: 08 người mắc nCoV.

Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 04 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và được xuất viện); 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc. 01 Bệnh nhân điều trị ở BVĐK tỉnh Thanh Hóa đã khỏi và xuất viện ngày 3-2-2020.

Đã có 43 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 13 giờ 30 ngày 3/2, đã có 43 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, mới nhất là các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh.

Lý giải về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cho phép học sinh nghỉ học, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do virus corona của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Đây không phải là nghỉ học bình thường, mà nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh nên thực hiện theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã thiết lập đường dây nóng qua số điện thoại 078.678.3535 để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Việt Nam: 08 người mắc nCoV

Theo thông tin cập nhật trên website Bộ Y tế lúc 7h30 ngày 3-2-2020, thế giới có 17.387 người mắc nCoV, 362 người tử vong, trong đó Trung Quốc 361 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong. Việt Nam phát hiện người thứ 8 người mắc nCoV

Cụ thể, thông tin cập nhật trên website Bộ Y tết lúc 7h30 ngày 3-2-2020:

- Thế giới: 17.387 người mắc, 362 người tử vong, trong đó Trung Quốc 361 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong.

- Việt Nam: 08 người mắc nCoV.

Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc; 01 ca vừa phát hiện.

Chú thích ảnh

Thông tin 3 người Trung Quốc nghi nhiễm bệnh tại Phú Thọ là không đúng

Liên quan đến những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội nghi vấn về 3 người Trung Quốc tại Cụm Công nghiệp Đồng Lạng (Phù Ninh, Phú Thọ) có biểu hiện nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra, chiều 2/2, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ khẳng định, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp nào mắc bệnh này. Bởi vậy, toàn bộ thông tin về những trường hợp nghi vấn kể cả người nước ngoài hay người Việt Nam có biểu hiện nhiễm virus Corona là hoàn toàn sai sự thật.

Cụ thể, ngay khi có thông tin trên mạng xã hội, huyện Phù Ninh đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện và các cơ quan chức năng trực tiếp đến các khu dân cư nắm bắt tình hình, đồng thời thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho 3 người Trung Quốc tại Cụm Công nghiệp Đồng Lạng.

Chú thích ảnh
Cũng trong chiều 2/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng thông tin, hai bệnh nhân nghi nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đã ổn định, đi lại bình thường, không có dấu hiệu sốt cao. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Bác sĩ Vũ Thành Long, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh - Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh cho hay, đến ngày 1/2, sức khỏe của những người này hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Qua đó, có thể khẳng định những thông tin trên mạng xã hội là hoàn toàn không chính xác.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Huy Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ, đến nay Phú Thọ chưa ghi nhận ca nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Tuy nhiên, để ứng phó kịp thời cũng như triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, ngành Y tế Phú Thọ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch cụ thể và chuẩn bị khu vực cách ly tập trung khi có dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, ngành cũng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu cho UBND các huyện, thị thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nCoV và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo từng tình huống; kiện toàn các đội phản ứng nhanh phòng chống dịch; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh.

Ngành Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm ca bệnh. Các đơn vị khám chữa bệnh bố trí phòng khám riêng cho các trường hợp có triệu trứng ho, sốt; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, tận dụng các trang thiết bị y tế hiện có, bổ sung khi cần thiết và sử dụng có hiệu quả.

Để tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tư vấn cách phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế Phú Thọ đã thiết lập đường dây nóng 1800 9275 (miễn phí cuộc gọi) phục vụ người dân.

Tình hình ở "tâm dịch" Hồ Bắc vẫn rất nghiêm trọng và phức tạp

Phát biểu họp báo ngày 2/2, Phó Tỉnh trưởng Hồ Bắc, bà Tiêu Cúc Hoa (Xiao Juhua) cho biết tình hình ở tỉnh miền Trung Trung Quốc này - tâm điểm của đợt bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV) - vẫn "rất nghiêm trọng và phức tạp" trong khi các nguồn lực y tế ở cấp quận là tương đối thấp.

Trong khi đó, Giám đốc Sở khoa học và công nghệ Hồ Bắc, ông Vương Vĩ (Wang Wei) cho biết thời gian cần thiết để xác nhận các trường hợp nhiễm virus bằng dụng cụ xét nghiệm đã giảm hơn 50%, chỉ còn chưa đến 2 giờ đồng hồ, và độ chính xác của dụng cụ cũng đã cải thiện.

Chú thích ảnh
Các nhân viên y tế được điều động tới điều trị cho các bệnh nhân tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 31/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 1/2, tỉnh Hồ Bắc đã ghi nhận 1.921 ca nhiễm mới. Như vậy tại tỉnh này tổng số ca nhiễm là 9.074 ca, với 294 ca tử vong và 1.562 ca đang ở tình trạng nghiêm trọng. Thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vẫn là điểm nóng nhất khi ngày 1/2 ghi nhận 894 ca nhiễm mới và 32 ca tử vong.

Trong một diễn biến liên quan đến dịch bệnh, Bộ Nội vụ Iraq ngày 2/2 cho biết Iraq đã cấm nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài đến từ Trung Quốc do lo ngại nguy cơ bùng phát dịch.

Cùng ngày, Ấn Độ đã tạm thời đình chỉ việc cấp thị thực điện tử cho du khách Trung Quốc và người nước ngoài cư trú tại Trung Quốc. PTI dẫn tuyên bố của Đại sứ quán Ấn Độ tại Trung Quốc nêu rõ: "Do những diễn biến gần đây, việc đi lại đến Ấn Độ bằng thị thực điện tử tạm thời bị đình chỉ với hiệu lực tức thì. Biện pháp này áp dụng cho người mang hộ chiếu Trung Quốc và người mang quốc tịch khác cư trú tại Trung Quốc. Những người đã được cấp thị thực điện tử cần lưu ý rằng các thị thực này không còn hiệu lực nữa. 

Trong 2 ngày qua, Chính phủ Ấn Độ đã sử dụng 2 máy bay để sơ tán hơn 600 công dân nước này khỏi tỉnh Hồ Bắc.

Theo số liệu của Bộ Y tế, số liệu đến 21h00 ngày 2/2/2020:

- Thế giới: 14.642 người mắc, 305 người tử vong, trong đó Trung Quốc 304 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong.

- Việt Nam: 07 người mắc nCoV. Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Học sinh Hà Nội được nghỉ học từ ngày 3 - 9/2

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo hỏa tốc về việc nghỉ học phòng chống virus Corona.

Thông báo hỏa tốc nêu rõ: "Để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo cho các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên được nghỉ học từ ngày 3/2/2020 đến hết ngày 9/2/2020. 

Đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ sở giáo dục thông báo kịp thời cho toàn thể học sinh và cha mẹ học sinh được biết".

Chú thích ảnh
Phun xịt thuốc phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trong trường học. Ảnh: Minh Trí-TTXVN

Trước đó, cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo thông báo cho học sinh, sinh viên, học viên các cấp học: Bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị giáo dục trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghỉ học từ ngày 3/2/2020 đến hết ngày 9/2/2020.

Văn bản nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; Thực hiện Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1/2/2020 Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; Căn cứ Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 31/1/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thông báo cho học sinh, sinh viên, học viên các cấp học: Bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị giáo dục trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghỉ học từ ngày 3/2/2020 đến hết ngày 9/2/2020.

Trước đó, trong hai ngày 1 và 2/2, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành công tác phun thuốc khử trùng trường học  cho các cơ sở sở giáo dục tại 30 quận, huyện, thị xã. Đây là yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhằm đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Thành phố Hồ Chí Minh cho học sinh nghỉ học từ ngày 3/2 đến 9/2

Học sinh, sinh viên, học viên các cấp học, bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn  Thành phố Hồ Chí Minh được nghỉ học từ ngày 3/2 dến ngày 9/2/2020.  Đây là quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chiều 2/2 về việc cho học sinh nghỉ học do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) gây ra. 

Viêc này đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thông báo đến lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. 

Trước đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thành phố về phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do Corona (nCoV) với 49 thành viên. Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong là Trưởng Ban  Chỉ đạo; Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Thanh Liêm làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cùng với đại diện lãnh đạo các sở, ngành…Theo quyết định, Ban Chỉ đạo căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh, kịp thời xây dựng kế hoạch, phương án, giải pháp, kinh phí phòng, chống dịch cụ thể và tham mưu UBND thành phố chỉ đạo, triển khai các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, khống chế và dập tắt kịp thời dịch bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân thành phố. Cùng với đó là chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra giám sát hoạt động phòng, chống dịch bệnh của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành, điều phối các nguồn lực, huy động hệ thống chính trị và cộng đồng tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Về công tác điều trị, Thành phố sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch thu dung điều trị ở các bệnh viện, đảm bảo nguyên tắc phát hiện sớm và tiếp nhận kịp thời ca bệnh, cách ly điều trị, theo dõi sát phát hiện kịp thời ca bệnh có dấu hiệu nặng, chuyển viện an toàn đến các bệnh viện tuyến cuối được phân công; phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Xây dựng kế hoạch và triển khai tập huấn cho các bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố về chẩn đoán ca bệnh, quy trình thu dung điều trị, cách ly, chống nhiễm khuẩn, báo cáo ca bệnh theo quy định. Triển khai phân công các bệnh viện tuyến cuối về điều trị dịch bệnh chủ động, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác điều trị cho các bệnh viện khác trong thành phố. Bên cạnh đó là tổ chức diễn tập các quy trình chuyên môn, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bệnh viện trong công tác điều trị ca bệnh… Riêng về công tác truyền thông, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho cộng đồng bằng nhiều hình thức; thiết lập đường dây nóng để kịp thời thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho người dân khi có nhu cầu.

Đối với công tác hậu cần, Thành phố chỉ đạo các đơn vị y tế đảm bảo đủ hóa chất, trang thiết bị, cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho các đơn vị y tế trong việc chuẩn bị, bổ sung các trang thiết bị, trang phục bảo hộ, hóa chất, thuốc men… cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra.

Tính đến chiều 2/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận có 3 trường hợp dương tính với virus Corona, trong đó có 2 trường hợp được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã có kết quả âm tính sau quá trình điều trị.

Những số liệu cập nhật về tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV đến 18h ngày 2/2/2020:

- Thế giới: 14.575 người mắc, 305 người tử vong, trong đó Trung Quốc 304 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong.

- Việt Nam: 07 người mắc nCoV. Trong đó: 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Chú thích ảnh

Thông tin về người nhiễm nCoV tại Phú Yên là không chính xác

Trước thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona xuất hiện tại Phú Yên do một số trang mạng xã hội (Facebook cá nhân) tại tỉnh Phú Yên đăng tải gây hoang mang dư luận, trao đổi với phóng viên TTXVN, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên Trần Thanh Hưng khẳng định tất cả các thông tin về người nhiễm nCoV tại Phú Yên là không chính xác.

Cụ thể, trước đó có một số trang Facebook đăng tải nội dung “Bệnh viện tỉnh Phú Yên mình đã bị phong tỏa vì có người nhiễm corona rồi mọi người ơi… thật đáng sợ”; một trang Facebook cá nhân khác viết: “Mọi người ra đường nhớ đeo khẩu trang nha. Đã có 2 trường hợp ở Phú Yên rồi nè”. Ngoài ra, còn có người đăng tải trên Facebook nội dung cho rằng khách du lịch Trung Quốc đang “tràn” vào tỉnh Phú Yên.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Thông tin trên trang facebook sai sự thật

Ông Trần Thanh Hưng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên khẳng định: Tỉnh Phú Yên chưa có trường hợp nào nghi nhiễm hoặc nhiễm bệnh nCoV. Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Công an tỉnh Phú Yên điều tra để có biện pháp xử lý các chủ tài khoản Facebook đăng tải các nội dung này. Qua theo dõi, đến trưa 2/2 các trang Facebook này đã gỡ các nội dung đăng tải sai sự thật.

Đối với thông tin khách du lịch Trung Quốc “tràn” vào Phú Yên, ông Phạm Văn Bảy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết: Khách du lịch đến Phú Yên có tăng. Khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước như: Nga, Mỹ,…khách Trung Quốc rất ít, một số người sau thời gian lưu trú tại Phú Yên thì ngày 2/2 bắt đầu trả phòng và rời khỏi địa phương. Tất cả du khách đến Phú Yên đều được giám sát kiểm tra về sức khỏe và hoàn toàn bình thường.

Trong lúc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang có những diễn biến phức tạp, nhất là khi tỉnh Khánh Hòa (địa phương lân cận với tỉnh Phú Yên) đã có ca nhiễm bệnh,  công tác phòng chống dịch đang được tỉnh Phú Yên tăng cường. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Giám đốc Sở Y tế tỉnh sẽ là người thường trực và tiếp nhận những thông tin qua đường dây nóng để xử lý những trường hợp nghi nhiễm bệnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh do nCoV gây ra.

Bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra, người dân khi tìm hiểu thông tin liên quan đến dịch bệnh cần chọn lọc; tránh chia sẻ những tin xấu, tin không đúng sự thật gây hoang mang.

Thêm người thứ 7 mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV) tại Việt Nam

Sáng 2/2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân T.H.K (sinh năm 1947, quốc tịch Mỹ) xét nghiệm dương tính với nCoV.

Như vậy đến nay, Việt Nam đã phát hiện 7 ca mắc nCoV. Trước đó, đã phát hiện 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc nhiễm bệnh.

Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, thở oxy, kháng sinh và kháng virus.

Chú thích ảnh
Bác sỹ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus corona

Khai thác tiền sử bệnh nhân cho biết, ngày 14/1/2020, bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern.

Ngày 15/1/2020, bệnh nhân quá cảnh tại sân bay của Vũ Hán Trung Quốc trong vòng 2 tiếng.

Ngày 16/1/2020,bệnh nhân tới sân bay Tân Sơn Nhất và di chuyển đến khách sạn Triều Hân, 382/1-3 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh nhân khởi bệnh ngày 26/1/2020; vào viện ngày 31/1/2020. 

Bệnh nhân có tiền sử phì đại tiền liệt tuyến. 

Diễn tiến bệnh, không sốt, không đau cơ, ho khan, đôi khi có khó thở.

Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện cho thấy: Bạch cầu: 22,9K/mm3, hồng cầu: 4,61M/mm3, tiểu cầu: 388K/mm3, Hct: 42,8%. Hình ảnh Xquang thấy tổn thương nhu mô phổi lan tỏa 2 phế trường.

Ngày 31/1/2020, bệnh nhân được phết dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với nCoV.

Hải Phòng thêm 4 trường hợp đang được theo dõi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Chiều 1/2, Sở Y tế Hải Phòng cho biết, có thêm 4 trường hợp nghi nhiễm bệnh viêm hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó có 1 người Trung Quốc.

Cụ thể: Trường hợp thứ nhất là anh Trần Sơn T. (sinh năm 1990, ở đường Bùi Thị Tự Nhiên, phường Đông Hải 1, quận Hải An). Ngày 19/1, anh T. du học tại Vũ Hán (Trung Quốc) về sân bay Nội Bài, di chuyển ra bến xe Gia Lâm bằng xe buýt, lên xe khách Hải Âu biển số 15B-029.59 về bến xe Cầu Rào, rồi đi taxi về nhà. Trong cả quá trình di chuyển từ sân bay Nội Bài về nhà, anh T.  không dừng nghỉ hay ăn uống ở dọc đường và có đeo khẩu trang.

Từ ngày 19-23/1, anh T.  không đi đâu, chỉ ở nhà. Ngày 23/1, anh T.  đi chơi tại trung tâm thành phố và đến nhà bà nội ở phố Lê Lai, quận Ngô Quyền. Trong toàn bộ quá trình di chuyển và ở nhà bà nội, anh T.  luôn đeo khẩu trang.

Chú thích ảnh
Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, Cục Hàng không Việt Nam đã công bố tạm thời hủy các phép bay đã cấp cho các hãng hàng không khai thác các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 06h00 giờ quốc tế (tức 13h00 giờ Việt Nam) ngày 1/2/2020 cho đến khi có thông báo mới.

Ngày 24/1 đến 1/2, anh T. không đi đâu ra khỏi nhà và đeo khẩu trang. Suốt thời gian từ Vũ Hán trở về, anh T.  theo dõi nhiệt độ hằng ngày, dao động từ 36,8 đến 37,1 độ C, ngoài ra không có dấu hiệu gì bất thường.

Lúc 13 giờ ngày 1/2, anh T. kiểm tra nhiệt độ là 37,2 độ C. Đến 14 giờ 30 cùng ngày, cán bộ y tế tiếp cận tại nhà và kiểm tra nhiệt độ cơ thể là 37 độ C, mạch huyết áp đều ở chỉ số bình thường, không có các dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi cơ xương, khớp. Hiện anh T.  đã được nhân viên y tế chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

Trường hợp thứ hai là anh Nguyễn Văn H. (33 tuổi, ở xã Hoàng Động, Thủy Nguyên), làm lái xe cho Công ty Thống Nhất). Ngày 22/1, anh H. lái xe đưa một đoàn chuyên gia người Trung Quốc ra sân bay về Trung Quốc. Đến ngày 24/1, bệnh nhân lái xe đón đoàn chuyên gia về Công ty làm việc. Trong đoàn Trung Quốc có người có biểu hiện viêm đường hô hấp trên và phải dùng thuốc. Anh H.  không biết đoàn người này về địa chỉ nào ở Trung Quốc. Ngày 29/1, bệnh nhân thấy mệt mỏi, ho, ớn lạnh. Đến 9 giờ, bệnh nhân vào Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp để cách ly điều trị. Hiện người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thỉnh thoảng ho, mệt mỏi. Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm lúc 15 giờ 10 ngày 31/1 và gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lúc 15 giờ 30.

Trường hợp thứ ba là anh Nguyễn Văn Đ. (sinh năm 1986, ở xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo). Ngày 15/1, người bệnh đi máy bay từ Hà Bắc (Trung Quốc) về Nam Ninh (Trung Quốc), sau đó đi xe ô tô từ Nam Ninh về thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), tiếp đó đi xe khách về nhà tại Vĩnh Bảo. Đến ngày 30/1, anh Đ. thấy sốt, đau họng, đau mỏi cơ bắp, ho, không khó thở. Lúc  13 giờ 30 ngày 31/1, anh đến Bệnh viện Vĩnh Bảo, khám có sốt 37,8 độ C, ho, đau mỏi cơ, họng đỏ. Bệnh viện huyện Vĩnh Bảo chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh lúc 10 giờ ngày 1/2 và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lúc 14 giờ cùng ngày.

Trường hợp thứ tư là anh Lu.W.L (người Trung Quốc, sinh năm 1983, ở phố Văn Cao, phường Đằng Lâm, quận Hải An), làm Quản lý xưởng dây cáp điện, Công ty TNHH Deamax Cable, Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.

Trước đó, ngày 18/1, anh Lu.W.Lbay từ sân bay Nội Bài đến Thượng Hải, sau đó đi xe ô tô về Hàng Châu (Trung Quốc). Đến ngày 30/1, anh Lu.W.L bay về Nội Bài lúc 18 giờ 20, đi xe thuê về nhà thuê ở phố Văn Cao. Đi cùng chuyến bay có vợ là Lang.Y.Y. Thời gian ở Trung Quốc, anh Lu không rõ có tiếp xúc với người mắc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra không. Tối 31/1, người bệnh sốt ho húng hắng, mệt mỏi, đau đầu.

Đến sáng 1/2, anh Lu.W.L vào Bệnh viện Hữu nghị Vệt Tiệp. Trung tâm Y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm lúc 12 giờ ngày 1/2 và gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lúc 14 giờ cùng ngày.

Tại khu người bệnh ở, ngoài 2 vợ chồng người bệnh còn 4 người Trung Quốc làm cùng công ty, những người còn lại chưa ghi nhận dấu hiệu bệnh. Tại đây còn nhiều người Trung Quốc ở. Trung tâm Y tế dự phòng thông báo để Trung tâm y tế Hải An xác minh, lập danh sách và theo dõi tình trạng sức khỏe những người này.

Sở Y tế Hải Phòng cũng thông tin, kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với mẫu bệnh phẩm của chị Võ Thị Thanh T. (21 tuổi, đến từ thành phố Cần Thơ) đang điều trị tại khu vực cách ly tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, kết luận chị T. âm tính với nCoV.

Mẫu bệnh phẩm dịch họng của chị T. được lấy vào ngày 29/1 cho kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV-2019. Người con của Võ Thị Thanh T. là Vương Trung B., 17 tháng tuổi đang tiếp tục chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại Hải Phòng chưa có ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Trong ngày 1/2, Hải Phòng tạm dừng nhập cảnh hành khách và tiếp nhận các chuyến bay từ vùng có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã yêu cầu Công an thành phố chỉ đạo bộ phận làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi kiểm soát chặt chẽ, không làm thủ tục nhập cảnh đối với tất cả hành khách trên các chuyến bay từ vùng có dịch vào Hải Phòng. Cùng đó, Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi thông báo tới toàn bộ các hãng bay dừng ngay các chuyến bay từ các vùng có dịch đến Hải Phòng cho tới khi có chỉ đạo của UBND thành phố.

Bệnh nhân thứ 2 nhiễm Corona có kết quả âm tính

Chiều 1/2, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã chủ trì cuộc họp triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra  trên địa bàn. Tại đây, lãnh đạo Thành phố xác nhận, có 4 người nghi nhiễm virus Corona trên địa bàn Thành phố đang được cách ly và điều trị tích cực.

    Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến chiều 1/2, Thành phố đang thực hiện cách ly 4 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Corona, đang chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, đó là một gia đình người Pháp gồm có 5 người đã đi qua Vũ Hán (Trung Quốc) sau đó về Việt Nam du lịch. Tại Việt Nam gia đình này đã đi qua nhiều địa phương khác nhau, sau đó 3 trong số 5 người của gia đình này đã có biểu hiện mắc bệnh nên đã được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Một trường hợp khác là người Việt Nam quá cảnh tại Vũ Hán, đã có biểu hiện mắc bệnh và hiện cũng đang được cách ly tại một bệnh viện trong Thành phố. Cả 4 trường hợp này đang cách ly với người thân và chờ kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, mặc dù đến thời điểm này chưa ghi nhận trường hợp người dân của Thành phố nhiễm virus Corona, tuy nhiên khả năng dịch bệnh tiếp tục xâm nhập vào Thành phố và lây lan trong cộng đồng là rất cao. Để chủ động đối phó, khi có tình huống dịch xảy ra trên địa bàn, UBND Thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan tiếp tục duy trì các biện pháp nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc nCoV đến Thành phố từ vùng có dịch. Cụ thể, đối với tình huống tiếp tục xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập ngành y tế sẽ khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng, huy động sự tham gia tích cực và chủ động của toàn xã hội; nhất là vai trò của cá nhân và gia đình, trên cơ sở biết đủ, hiểu đúng, thực hành tốt các biện pháp dự phòng phổ quát và chủ động các biện pháp xử trí khi bị nhiễm bệnh. Đối với tình huống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, ngành y tế cần đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng, hạn chế tử vong.

    Trong khi đó, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân Li Ding (66 tuổi, một trong hai bệnh nhân đầu tiên xác nhận nhiễm virus Corona) đã cho kết quả âm tính lần thứ 1 với loại virus nguy hiểm này. Tuy nhiên, Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân chỉ mới được xét nghiệm một lần âm tính, Bệnh viện đang tiếp tục chờ những mẫu xét nghiệm tiếp theo. Hiện bệnh nhân vẫn được cách ly, theo dõi chặt chẽ tại Bệnh viện.

Trước đó, bệnh nhân Li ZiChao (28 tuổi, con trai ông Li Ding) đã được xác định âm tính với virus Corona khi cả 3 lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Đến nay, anh Li ZiChao đã hoàn toàn khỏe mạnh, không còn triệu chứng nghi ngờ bệnh.

Việt Nam thêm 1 ca nhiễm bệnh ở Khánh Hòa

Thông tin từ Bộ Y tế sáng 1/2 cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm một trường hợp dương tính với chủng mới của virus Corona (ngày 31/1/2020), nâng số người nhiễm loại virus này ở Việt Nam lên 6 người.

Đây là nữ nhân viên lễ tân của một khách sạn ở Nha Trang từng “tiếp xúc gần” với cha con người Trung Quốc nhiễm nCoV đầu tiên ở Việt Nam, lưu trú tại khách sạn.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hoà đã tiến hành cách ly, theo dõi do người này có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm nCoV và gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur Nha Trang để làm xét nghiệm.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 8 giờ 30, ngày 1/2/2020, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới cụ thể như sau:

Tổng số trường hợp mắc: 11.949 ,trong đó tại Trung Quốc: 11.791

Tổng số trường hợp tử vong: 259, đều ở Trung Quốc.

Tổng số trường hợp mắc bên ngoài Trung Quốc: 158.

26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc như sau:

Thái Lan: 19 trường hợp

Nhật Bản: 17 trường hợp

Singapore: 16 trường hợp

Hồng Kông, Trung Quốc: 13 trường hợp 

Hàn Quốc: 11 trường hợp

Đài Loan, Trung Quốc: 10 trường hợp

Úc: 9 trường hợp

Malaysia: 8 trường hợp

Ma Cao, Trung Quốc: 7 trường hợp

Mỹ: 7 trường hợp

Đức: 7 trường hợp

Pháp 6: trường hợp

Việt Nam: 6 trường hợp

Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 4 trường hợp

Canada: 4 trường hợp

Ý: 2 trường hợp

Anh: 2 trường hợp

Nga: 2 trường hợp

Campuchia: 1 trường hợp

Phần Lan: 1 trường hợp

Ấn Độ: 1 trường hợp

Nepal: 1 trường hợp

Philippine: 1 trường hợp

Sri Lanka: 1 trường hợp

Thuỵ điển: 1 trường hợp

Tây Ban Nha: 1 trường hợp.

Số người tử vong tăng lên 258

Nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sáng 1/2 thông báo số ca xác nhận tử vong do nhiễm virus corona chủng mới tại nước này đã tăng lên 258, trong đó có 45 ca tử vong mới.

Trong báo cáo cập nhật, giới chức y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết số ca nhiễm mới dịch bệnh viêm phổi chết người này tại Hồ Bắc tiếp tục tăng với tốc độ ổn định là 1.347 trường hợp.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế, về tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV đến 21h00 ngày 31/1/2020:

- Số người mắc bệnh trên thế giới: 9.958 trường hợp, 213 tử vong.

- Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 05 trường hợp. Trong đó: 02 công dân Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

- Ngày 31/1/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU.

Chú thích ảnh
Đường dây nóng 22 bệnh viện tiếp nhận thông tin dịch bệnh. Ngoài ra, để hỗ trợ người dân tiếp cận đường dây nóng 19003228 phòng chống bệnh nCoV, Bộ TT&TT đã yêu cầu doanh nghiệp miễn phí cước gọi đến số dịch vụ này trong vòng 3 tháng và bắt đầu từ 0h ngày 1/2/2020.

Bộ Y tế họp báo thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV). Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo các bệnh viện, viện vệ sinh dịch tễ, các chuyên gia hàng đầu về ngành truyền nhiễm.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 17 giờ ngày 31/1/2020, trên thế giới đã có 9.920 người mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), trong đó Trung Quốc 9.779 người, với 213 người tử vong đều ở Trung Quốc. 

Hiện dịch đã lan ra 23 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài Trung Quốc) với 141 người mắc. 

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin cho các cơ quan báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh nCov. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Tại Việt Nam, đã ghi nhận 5 người mắc nCoV, trong đó có 2 cha con người Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện người con đã được chữa trị thành công. Người cha vẫn tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. 3 trường hợp còn lại vừa xác định dương tính nCoV vào chiều 30/1 đều là người Việt. 

3 trường hợp này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá (1 ca) và 2 cơ sở của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Cả 5 trường hợp đều có yếu tố dịch tễ liên quan Vũ Hán, trong đó 4 người từ Vũ Hán về, sang Việt Nam, 1 ca tiếp xúc rất gần (là ca người con quốc tịch Trung Quốc, đã điều trị khỏi).

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết Việt Nam có các ca bệnh xâm nhập không phải ca bệnh lây lan trong cộng đồng. Điều này rất quan trọng. Cần hiểu dịch để đáp ứng phù hợp, nếu không sẽ ảnh hưởng an sinh người dân.

Theo ông Phu, nhiều người chưa hiểu về ban bố khẩn cấp nên quá lo sợ dịch bệnh. Thực tế, Việt Nam làm rất quyết liệt, đã ban hành kế hoạch đáp ứng theo các cấp độ giám sát cơ sở y tế.

“Người dân không nên quá hoang mang trước dịch bệnh. Đeo khẩu trang là biện pháp rất tốt để ngăn ngừa dịch bệnh. Song chỉ những người chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đi vào ổ dịch mới dùng khẩu trang N95 và quần áo bảo hộ đặc biệt. Dùng khẩu trang y tế thông thường cũng có thể phòng ngừa được virus”.

Cũng theo ông Phu, trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người dân cần hiểu rõ và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nếu không có việc thì không nên đến chỗ đông người; nếu không khẩn cấp thì không nên tổ chức hội họp, tổ chức đông người, có thể thay bằng hình thức khác (trực tuyến…)

Giải thích lý do Tổ chức Y tế Thế giới công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp "quan ngại quốc tế", bà Sataco Ottshu, Trưởng nhóm kiểm soát bệnh truyền nhiễm, văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho rằng việc công bố nhằm khẳng định cần sự thiết phối hợp toàn cầu trong phòng chống dịch bệnh. 

“Việc công bố không có nghĩa nâng cấp độ nguy cơ hay sự đe doạ mà dịch bệnh đang gây ra trên toàn cầu. Chúng tôi hiểu sự băn khoăn, thắc mắc, thậm chí là nỗi sợ hãi của công chúng và các nhà báo về việc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu. WHO quan ngại hơn sự lây lan của nCoV tới các quốc gia có hệ thống y tế chưa đủ mạnh”, bà Sataco Ottshu cho biết.

Bà Sataco Ottshu nhấn mạnh, chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực của chính phủ và ngành y tế cũng như các bộ, ngành ở Việt Nam trong giám sát, phát hiện, điều trị, khuyến cáo…

Tại cuộc họp, nhiều câu hỏi về thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm phổi cấp do nCoV, trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế, đường dây nóng phòng chống dịch, việc ai nên và không nên xét nghiệm đã được các chuyên gia trả lời rõ ràng thấu đáo.

Liên quan câu hỏi về kiến nghị dừng việc thổi máy đo nồng độ cồn để phòng chống lây lan dịch bệnh nCoV, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết tất cả các trường hợp thổi máy nồng độ cồn thì dùng loại ống 1 lần, tránh lây nhiễm tất cả các bệnh (qua hô hấp, tiêu hoá), chứ không riêng gì bệnh do nCoV.

Chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tái nhiễm

Ông Zhan Qingyuan, bác sĩ khoa hô hấp thuộc Bệnh viện hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản, ngày 31/1 cảnh báo những bệnh nhân viêm phổi cấp do chủng mới virus corona  (2019-nCoV) đã được chữa trị vẫn có nguy cơ tái nhiễm, do đó các đối tượng này vẫn cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh.

Bác sĩ Zhan Qingyuan đã đưa ra khuyến cáo trên tại cuộc họp báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC). Theo chuyên gia này, thông thường kháng thể sẽ được sản sinh trong cơ thể người sau khi nhiễm virus, song một số kháng thể không thể sống lâu. Do đó, ông khuyến cáo những bệnh nhân đã khỏi bệnh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh trước diễn biến phức tạp của dịch hiện nay.

Cùng với đó, ông khuyến cáo cơ quan chức năng y tế cần thận trọng theo dõi các trường hợp bệnh nhân sau khi ra viện có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm để có hỗ trợ tư vấn tâm lý kịp thời. 
Theo báo cáo của NHC, đến cuối ngày 30/1, đã có tổng cộng 171 bệnh nhân viên phổi cấp do 2019-nCoV hồi phục sức khỏe và ra viện.

Chú thích ảnh
Hành khách đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus corona tại sân bay quốc tế Changi, Singapore ngày 30/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Lo ngại về nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới tại Hồ Bắc (Trung Quốc)

Số ca nhiễm bệnh tăng nhanh tại Hoàng Cương và Hiếu Cảm, hai thành phố lân cận với Vũ Hán - tâm dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona - đã làm dấy lên lo ngại nguy cơ xuất hiện thêm nhiều điểm nóng mới của dịch bệnh này tại tỉnh Hồ Bắc (Hubei), miền Trung Trung Quốc. 

Hiện tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp tại tỉnh Hồ Bắc diễn biến hết sức phức tạp với số ca nhiễm bệnh chiếm gần 60% tổng số ca nhiễm toàn cầu, trong đó tỷ lệ tử vong chiếm 95%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong do dịch bệnh này tại Hoàng Cương và Hiếu Cảm, 2 thành phố có số dân hơn 12 triệu người, đã lên tới hơn 11% toàn thế giới. Điều đáng lo ngại là các nguồn cung y tế tại các thành phố này đang ở tình trạng khan hiếm trầm trọng, hơn cả Vũ Hán.

Chú thích ảnh
 Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nhiễm virus corona vào bệnh viện để điều trị tại Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 26/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phản ánh của người đứng đầu chính quyền Hồ Bắc, tỉnh trưởng Vương Hiểu Đông, tình trạng khan hiếm này xảy ra trên toàn tỉnh. Ông cho biết tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại Hoàng Cương, nơi ghi nhận 573 ca bệnh và 12 trưởng hợp tử vong. Ông hối thúc cơ quan chức năng huy động mọi nỗ lực để ngăn chặn nguy cơ thành phố này trở thành "Vũ Hán thứ 2".

Trong khi đó, tại Hiếu Cảm, thành phố ghi nhận số ca bệnh và tử vong nhiều thứ 3 Trung Quốc, chỉ trong 1 ngày, số ca nhiễm bệnh đã tăng 35% và tính đến ngày 30/1 là 540 ca bệnh và 9 trường hợp tử vong. Cả hai thành phố Hoàng Cương và Hiếu Cảm đều đã ban bố lệnh hạn chế hoạt động đi lại của người dân.

Tính đến ngày 31/1, cả nước Trung Quốc ghi nhận 9.692 ca nhiễm bệnh với 213 người tử vong, trong đó 5.806 ca nhiễm bệnh và 204 ca tử vong tập trung tại Hồ Bắc. Trong bối cảnh đó, nhiều tỉnh, thành đã quyết định tạm ngừng hoạt động của nhiều doanh nghiệp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Chính quyền thành phố Bắc Kinh thông báo các doanh nghiệp hoạt động trong địa bàn thủ đô sẽ hoãn ngày đi làm lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới ngày 10/2. Chính quyền tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Sơn Đông, tỉnh Quý Châu và thành phố Thượng Hải cũng đã đưa ra quyết định tương tự.

Việt Nam chưa có ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona lây lan trong cộng đồng

Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 17 giờ ngày 31/1, thế giới có 9.920 trường hợp mắc, trong đó Trung Quốc có 9.779 trường hợp mắc và 213 trường hợp đã tử vong.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh trả lời phỏng vấn báo chí về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona. Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN

Việt Nam có 5 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 2 người Trung Quốc được đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy; 3 người Việt Nam mắc từ Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) trở về, đang được điều trị tích cực tại bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2 - Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) và bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Hiện sức khỏe của các bệnh nhân đang ổn định.

Người dân nên tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin về dịch bệnh

Ngày 31/1, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa có công văn số 129/STTTT - BCXBTT đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường phối hợp với Bộ Y tế, khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành Y tế phòng dịch hiệu quả.

Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề nghị các cơ quan báo chí liên tục cập nhật những thông tin chính thống, mới nhất từ Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế với tên miền http://moh.gov.vn để thông tin chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về những nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Đối tượng Trần Thị Thu Thủy làm việc với cơ quan điều tra. Ảnh: Thái Thuần - TTXVN

Trên không gian mạng đang xuất hiện tình trạng nhiễu loạn thông tin về dịch bệnh do chủng mới virus Corona gây ra. Nhiều thông tin đăng tải trên trang Facebook cá nhân về tình hình dịch bệnh không chuẩn xác, gây hoang mang trong dư luận. Các chuyên gia truyền thông cho rằng, người dân nên tỉnh táo tiếp nhận thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, từ đó có biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất; tránh tiếp nhận, phát tán những thông tin không đúng về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang lo lắng, phức tạp thêm tình hình phòng chống dịch bệnh.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 11 giờ ngày 31/1/2020, số người mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trên thế giới là 9.832 trường hợp, trong đó tại Trung Quốc là 9.699 trường hợp. Tổng số tử vong là 213 trường hợp, đều ở Trung Quốc.

Hiện đã có 133 trường hợp mắc nCoV ở tại 21 quốc gia, vùng lãnh thổ (không tính Trung Quốc).

Tính đến 11 giờ ngày 31/1, tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 5 trường hợp; trong đó có hai công dân Trung Quốc (1 người đã khỏi); ba công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV (có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch) 97, trong đó có 65 đã xét nghiệm âm tính, 32 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ.

Ngoài ra, có 43 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ nhiễm nCoV.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.

Chỉ thị nêu rõ: Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra đang lây nhiễm rất nhanh, nghiêm trọng và đã ở mức rất cao tại Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Việt Nam có nguy cơ rất cao bùng phát dịch lớn do có đường biên giới dài với Trung Quốc, lưu lượng người qua lại, giao thương lớn, khách du lịch, lao động Việt Nam làm việc tại Trung Quốc và lao động Trung Quốc làm việc tại Việt Nam đông.

Chú thích ảnh
Thủ tướng chỉ thị tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch corona

Các bộ, ban, ngành, địa phương đã chủ động, có nhiều biện pháp mạnh, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh. Bộ Y tế đã thành lập 25 đội phản ứng nhanh, Bộ Quốc phòng đã thành lập 20 đội và đã thực hiện kết nối trực tuyến 21 bệnh viện với Bộ Y tế để thống nhất chỉ đạo, phối hợp trong chuyên môn kịp thời ứng phó với diễn biến của dịch bệnh; Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo 4 bệnh viện tuyến quân đội Trung ương trong việc sẵn sàng hỗ trợ, tham gia phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và đang kiểm soát tốt tình hình.

Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, tinh thần và nhận thức phòng, chống dịch bệnh này chưa cao, chưa có kế hoạch, phương án, biện pháp cụ thể, chủ động ứng phó với dịch bệnh.

Trước diễn biến xấu, phức tạp ngày càng gia tăng của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 và chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30/1/2020; phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh như "chống giặc", kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế thấp nhất tử vong; phải chủ động, bình tĩnh, xử lý kiên quyết hơn nữa và phải có phương án, kế hoạch cụ thể để kiểm soát tốt nhất dịch bệnh này theo phương châm 4 tại chỗ, không để lan rộng.

Các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc cần lập kênh liên lạc với các cấp địa phương tương ứng của bạn để nắm thông tin cập nhật hàng ngày và có biện pháp chủ động xử lý kịp thời theo diễn biến của dịch bệnh; tạm dừng cấp phép bay đối với tất cả các chuyến bay từ vùng có dịch của Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại trừ trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; tạm dừng việc cấp  thị thực du lịch cho khách nước ngoài (bao gồm cả khách Trung Quốc) đang hoặc đã từng ở Trung Quốc trong 2 tuần qua, trừ thị thực công vụ trong trường hợp đặc biệt; dừng việc xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới với mục đích du lịch; cấm việc đi lại qua các đường mòn, lối mở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Các địa phương hạn chế tập trung đông người, nhất là tại các lễ hội; tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; giảm quy mô các lễ hội đã tổ chức; yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội; nghiêm cấm việc đầu cơ, găm hàng, tăng giá các loại khẩu trang, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Các bộ, địa phương tăng cường kiểm soát, quản lý việc này, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Các bộ, ngành, địa phương kiểm soát nghiêm ngặt người qua lại tại tất cả cửa khẩu biên giới, dừng các hoạt động đưa đón khách du lịch, không đưa lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm việc; tăng cường việc giám sát công dân, lao động Trung Quốc sinh sống, làm việc tại Việt Nam về quê ăn Tết nay trở lại Việt Nam, giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh trong vòng 14 ngày; cách ly, theo dõi, điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh; thực hiện việc khử trùng các điểm nghi ngờ dịch bệnh theo quy định; tạm thời đóng các đường mòn, lối mở; không khuyến khích giao thương, giao lưu với Trung Quốc trong thời gian dịch bệnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện nghiêm việc các học sinh, sinh viên có biểu hiện nhiễm bệnh không đến trường; áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sử dụng chất sát khuẩn; thường xuyên theo dõi nắm tình hình dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và phối hợp cơ quan y tế có biện pháp xử lý kịp thời; phối hợp với Bộ Ngoại giao tìm hiểu cách làm của các nước, đề xuất việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học; sẵn sàng thực hiện việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học khi dịch bùng phát.

Các bệnh viện được phân công sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân. Tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, bệnh viện trong ngành Công an, Quân đội và các bệnh viện khác có điều kiện phải tiếp nhận, sàng lọc và xử lý tại chỗ, đặc biệt là thực hiện cách ly người bệnh không để lây nhiễm. Lực lượng quân đội phải đặt tình trạng cao nhất, các bệnh viện dã chiến luôn sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu các điều kiện và thủ tục pháp lý, đề xuất việc công bố tình trạng khẩn cấp về y tế do dịch bệnh này gây ra tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 2/2/2020; hướng dẫn thực hiện các biện pháp chủ động phòng bệnh cho nhân dân; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 2/2/2020; chỉ đạo các đơn vị chủ động việc sản xuất các trang thiết bị phòng chống dịch; cung ứng đủ phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch, trước hết là cho các địa phương biên giới; chỉ đạo việc hỗ trợ nhân lực y bác sỹ cho các địa phương có dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Để phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV), Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo đối với người đến Trung Quốc.

Bộ xây dựng kịch bản về diễn biến của dịch và kế hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch bệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 2/2/2020.

Các cấp, các ngành, nhất là các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đề cao trách nhiệm trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ động thông báo với quốc tế về những chỉ đạo và biện pháp quyết liệt, minh bạch của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm không ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch cũng như các hoạt động của Năm ASEAN 2020; áp dụng các biện pháp hỗ trợ cần thiết và xây dựng kế hoạch đưa công dân Việt Nam ở các vùng có dịch bệnh của Trung Quốc về nước khi cần thiết; thông tin, cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh và các biện pháp ứng phó của Trung Quốc và các nước, kịp thời đề xuất các biện pháp thích hợp của Việt Nam.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm soát chặt chẽ người xuất, nhập cảnh qua biên giới; thông báo cho Bộ Y tế và các địa phương danh sách hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virrus Corona gây ra giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức họp, giao ban 2 ngày/lần để kiểm điểm, đánh giá tình hình, đề ra các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ diễn biến của dịch bệnh.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Tổ công tác về phòng, chống dịch bệnh tại Văn phòng Chính phủ gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Y tế do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ trưởng, trong đó có đồng chí Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tham gia. Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh theo chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế trên tinh thần bốn tại chỗ; bảo đảm cung cấp đủ thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh này trên địa bàn; sẵn sàng hỗ trợ các nước trong khu vực.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đề nghị các cơ quan truyền thông đăng tải các bản tin về tình hình dịch bệnh chính xác, kịp thời và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang, lo lắng và phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống dịch hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị nhân dân chủ động thực hiện các khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các tổ chức, doanh nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp. Nghiêm cấm việc che giấu, hoặc thông tin không đúng về dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Xem xét giá khẩu trang, nước rửa tay phòng dịch bệnh do chủng mới virus Corona, bảo đảm nguồn cung trong nước

Giá hai mặt hàng thịt lợn và khẩu trang y tế đã làm “nóng” phiên họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá, chiều 31/1. Phiên họp đột xuất này do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì, nhằm đánh giá tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020.

Cùng dự họp có lãnh đạo các bộ, ngành thành viên, đại diện Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội các nhà bán lẻ Việt Nam, 2 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm là Công ty cổ phần CP và Công ty Dabaco.

Mở đầu phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tình hình giá cả ngay từ đầu năm đã có nhiều diễn biến mới, phức tạp nên Chính phủ triệu tập họp Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá tình hình điều hành giá ngay từ đầu năm. Cụ thể, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) xuất hiện tác động tới tình hình kinh tế giá cả thế giới. Theo nhiều dự báo, nCoV sẽ tác động lớn nhất tới lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng theo xu hướng giảm do kinh tế thế giới sẽ giảm sâu hơn dự báo, tác động tới ngành hàng không, du lịch cũng suy giảm theo. Trong khi đó, Việt Nam là nước có kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu nhiều, có cả mặt lợi và không lợi (giá xăng dầu trong nước giảm, dân được lợi nhưng giá xuất khẩu dầu thô của PVN giảm).

Chú thích ảnh
Đại diện Công ty TNHH Dịch vụ pháp lý Saphira Nha Trang tặng khẩu trang miễn phí cho người dân, sáng 31/1. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đặt ra vấn đề xem xét giá khẩu trang, nước rửa tay phòng dịch do nCoV tăng để bảo đảm nguồn cung trong nước, khách du lịch và việc Việt Nam quyết định hỗ trợ khẩu trang cho Trung Quốc phòng dịch.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá hàng hóa trong dịp Tết dồi dào, không sốt hàng, tăng giá, nhưng đáng lưu ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2020 tăng khá cao, 1,23% so với tháng 12 trước đó. Nguyên nhân chính là mặt hàng thịt lợn, tuy nguồn cung đủ và giá bán không còn ở mức đột biến như thời gian trước, nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức cao (80.000-86.000 đồng/kg hơi) như trước Tết, tác động không nhỏ đến diễn biến chung của thị trường. Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng, giá cả trong tháng đầu năm 2020 có yếu tố “bình thường và bất thường”. Bình thường là giá tăng vào dịp cuối năm, nhưng bất thường là CPI cao nhất trong 7 năm qua, tính cả so sánh với tháng 1 cùng kỳ năm trước và tháng 12 liền kề trước đó.

Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê giá thịt lợn hơi hiện nay vẫn giữ ở mức giá cao hơn 8,29% so với tháng 12/2019, Phó Thủ tướng đặt ra vấn đề “do cung-cầu hay là do độc quyền cung ứng gây ra chuyện này?” và đề nghị các cơ quan chuyên ngành làm rõ việc hạch toán chi phí, giá thành, giá bán thịt lợn cũng như thị phần của các doanh nghiệp chăn nuôi, sớm báo cáo Ban Chỉ đạo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo việc thực hiện quyết định nhập khẩu thịt lợn thành phẩm, việc tái đàn, cung ứng thịt lợn sau Tết.

“Nhà nước không can thiệp thô bạo vào thị trường nhưng phải bảo đảm hài hòa lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu không triển khai ngay và quyết liệt hơn các biện pháp đã được Thủ tướng chỉ đạo để điều hành mặt bằng giá giảm ngay (theo các chỉ tiêu định sẵn) trong tháng 2 và tháng 3 thì điều hành CPI dưới 4% là nhiệm vụ rất khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ này và các cơ quan liên ngành sẽ kiểm tra việc sản xuất, cung ứng và giá bán thịt lợn trong những ngày tới.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, hiện có 19 tỉnh, thành phố hoàn toàn hết dịch tả lợn châu Phi, 37 tỉnh có 85% xã, phường không xuất hiện dịch qua 30 ngày. Tới hết tháng 1/2020, thực tế cả nước chỉ tiêu hủy 11.845 con lợn, giảm 99% so với tháng 5/2019- tháng đỉnh cao của tiêu hủy lợn dịch, lợn xuất chuồng tăng hơn 20% so với tháng trước.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp, người nuôi tái đàn. Một số tập đoàn của Mỹ đã công bố vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá bán để tránh ảnh hưởng tới CPI.

Tại cuộc họp, đại diện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguồn cung thịt lợn không thiếu trong thời gian qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp chăn nuôi cũng cho rằng ít nhiều chịu thiệt hại từ dịch tả lợn châu Phi, giá bán luôn thấp hơn giá thị trường nhưng thông báo lợi nhuận vẫn cao. Tuy nhiên, do giá thành đang cao nên các doanh nghiệp khó có thể giảm giá.

Trước bối cảnh dịch bệnh do nCoV, hạn chế giao thương qua biên giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo việc chế biến sâu, điều chỉnh nguồn hàng, tăng cường sản phẩm thay thế như làm thức ăn gia súc để không phải nhập khẩu. Đồng thời, Bộ cũng xúc tiến thị trường xuất khẩu nông sản tới Nga, Hoa Kỳ và Brasil trong 3 tháng tiếp theo.

Liên quan tới giá khẩu trang và nước sát trùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu đang tăng đột biến. Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.

Cũng theo ông Lê Thành Công, các đơn vị sản xuất trong nước đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng là khó khăn.

Ông Lê Thành Công khẳng định, “không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viện rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng, chống dịch”.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết, khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn) thì mặt hàng này phải niêm yết giá.

“Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn từ 10- 15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định Thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt”, ông Tuấn nói.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4/1/2020 của Trưởng ban Chỉ đạo để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát giá xăng dầu thế giới để dự báo các diễn biến, trên cơ sở đó sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.

Đối với nhóm hàng thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo Chính phủ. Theo đó, quyết tâm làm tốt các biện pháp điều hành cung – cầu, bảo đảm lợi ích các bên, giúp giá thịt lợn hơi giảm 10% trong tháng 2 và tiếp tục giảm về mức 60.000-65.000 đồng/kg hơi trong tháng 3 và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg hơi, mức bình thường trước khi có dịch; tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.

"Các bộ, ngành, mà chủ trì là Bộ Công Thương phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay? Không thiếu thịt lợn mà giá không xuống? Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống độc quyền, gian lận thương mại và lợi ích nhóm nếu có trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.

Phó Thủ tướng giao Quản lý thị trường, Thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá khẩu trang hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện công tác truyền thông, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là trong việc thực hiện các chính sách lớn của Chính phủ.

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung cấp đủ trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch bệnh nCoV

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại Trung Quốc đang có nguy cơ lây lan rộng, ngày 31/1, Bộ Y tế đã có công văn gửi các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng chống dịch yêu cầu đảm bảo cung cấp đủ trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV).

Chú thích ảnh
Một cửa hàng thiết bị y tế trên phố Phương Mai, quận Đống Đa bày bán khẩu trang y tế với giá cao hơn ngày thường. Ảnh: Tuyết Mai - TTXVN

Để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế cho phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng chống dịch chủ động ổn định kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. 

Các đơn vị chuẩn bị nguồn, phương án cung cấp trang thiết bị y tế phòng, chống dịch: Khẩu trang y tế, bộ phòng chống dịch, máy thở, máy theo dõi bệnh nhân, máy X-quang di động, hóa chất xét nghiệm... (theo hướng dẫn của Bộ Y tế).

Các đơn vị chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất; nguồn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch. Khi có khó khăn trong quá trình nhập khẩu các mặt hàng này, đề nghị liên hệ với Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết. 

Bênh cạnh đó, cần đảm bảo bình ổn giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá hoặc xuất bán khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường. 

Các đơn vị nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng, đạo đức kinh doanh, không được nâng giá, trục lợi trong các hoạt động cung ứng phòng chống dịch.

Điều tra, xử lý nghiêm đối tượng thông tin sai sự thật về dịch bệnh

Chiều 31/1, ông Từ Quốc Tuấn - Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang cho biết, việc một số tài khoản mạng xã hội facebook tung tin một người Đài Loan nhiễm chủng mới của virus Corona đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang là sai sự thật. Đến nay, An Giang chưa ghi nhận trường hợp người Việt Nam hay công dân nước ngoài nào nhiễm chủng mới của virus Corona.

Theo ông Tuấn, sau khi nắm bắt được thông tin trên, ông và đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh đã trực tiếp có mặt tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang để xác minh với sự khẩn trương và cẩn trọng nhất. Sau khi xem hồ sơ bệnh án và các kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân này chỉ bị viêm loét họng.

Chú thích ảnh
Cũng trong ngày 31/1/2020, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ ra Quyết định số 01/QĐ-XPVPHC đối với một công dân trên địa bàn thành phố Việt Trì vì đã đưa thông tin sai sự thật về dich bệnh do chủng virus mới Corona lên mạng xã hội. Theo đó, đơn vị này đã xử phạt người vi phạm 10 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ hoàn toàn thông tin sai sự thật nên trên. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang cho biết: Trong những ngày qua, Bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân quê An Giang vừa đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan về đến khám và điều trị với triệu chứng ban đầu là nóng, sốt. Bệnh viện đã tiến hành các xét nghiệm, kết quả là bệnh nhân bị viêm viêm loét họng. Thông tin mà một số tài khoản facebook đăng tải là hoàn toàn không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến tâm lý không chỉ của các y, bác sĩ, bệnh nhân đang khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang, đồng thời gây tâm lý hoang mang cho xã hội.

Trước đó, vào sáng 31/1, một số tài khoản facebook đăng tải thông tin trên trang cá nhân của mình với nội dung: “Phát hiện 1 người dương tính ở Long Xuyên rồi đó nha. Ai muốn ăn gì ăn đi nha”, kèm theo đó là bình luận của chủ tài khoản “đúng rồi, một người Đài Loan đang nằm ở Bệnh viện Đa khoa An Giang, đang cách ly”. Một chủ tài khoản khác viết: “theo thông tin có một người Đài Loan nghi nhiễm Corona đang cách ly ở BV Tai Mũi Họng AG. Vợ người này ở Chợ Mới gần Trường Huỳnh Thị Hưởng đang được kiểm tra. Đề nghị các ACE khi ra ngoài, ở chỗ đông người, đặc biệt là các bệnh viện phải hết sức cảnh giác, đeo khẩu trang, rửa tay thật kỹ”. Những thông tin trên nhanh chóng được nhiều người chia sẻ, bình luận và tỏ ra hoang mang, lo sợ.

Ông Trường Minh Thuần, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang khẳng định, thông tin trên là sai sự thật. Hiện Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an tỉnh An Giang đã vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm các chủ tài khoản facebook đăng tải thông tin sai sự thật này theo đúng quy định của pháp luật.

Sức khỏe bệnh nhân tại Thanh Hóa dương tính với nCoV đã ổn định

Ngày 31/1, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cường cho biết: Hiện tình hình sức khỏe của bệnh nhân N.T.T (25 tuổi) đã ổn định, không sốt lại trong 72 giờ qua. Trong sáng 31/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã lấy mẫu bệnh phẩm lần 2 để đem đi xét nghiệm, nếu kết quả âm tính cùng với sức khỏe ổn định, bệnh nhân N.T.T sẽ được xuất viện sớm.

Ngoài bệnh nhân N.T.T, tại Khoa bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa) hiện đang điều trị, cách ly 3 bệnh nhân khác nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, trong đó có 2 bệnh nhân nam đã ngoài thời gian ủ bệnh 14 ngày nên không cần làm xét nghiệm và một bệnh nhân nữ (19 tuổi) đang mang thai ở tuần 29, đã làm xét nghiệm. Đến sáng 31/1, sức khỏe của cả 4 bệnh nhân này đều ổn định, nhiệt độ cơ thể đo được từ 36,8 - 37 độ C.

Chú thích ảnh
Bệnh nhân N.T.T đang cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Hoa Mai - TTXVN

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cường khẳng định: Từ khi tiếp nhận ca bệnh đầu tiên cho đến nay, dù chưa có kết luận bệnh nhân có mắc dịch  nCoV hay không, nhưng các bệnh nhân đều có yếu tố liên quan về mặt dịch tễ nên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tập trung điều trị, áp dụng các biện pháp cách ly, phòng hộ cho nhân viên y tế và giám sát đối với những người có tiếp xúc với bệnh nhân. Đồng thời, Bệnh viện cũng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trang thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế, thuốc, dịch truyền, hóa chất... để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng lây lan và tử vong do nCoV.

Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa Lê Văn Tráng, hiện Bệnh viện đang điều trị, theo dõi 1 bệnh nhi (sinh năm 2012, quê Hà Trung, Thanh Hóa) có yếu tố liên quan về mặt dịch tễ do có bố dượng đi từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) về quê đón Tết. Ngày 27/1, bệnh nhân có biểu hiện viêm họng, sốt nhẹ nên đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung và khám lại tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Hiện tại, bệnh nhi sốt nhẹ, ho ít, ăn uống bình thường và đang được các bác sĩ tiếp tục theo dõi, điều trị.

VIDEO: Tính đến thời điểm hiện tại đã có 18 quốc gia trên toàn thế giới xác nhận có bệnh nhân nhiễm nCoV 2019

Ngày 31/1, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã chủ trì cuộc họp khẩn để triển khai kế hoạch ứng phó với dịch bệnh nCoV. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu ngành Y tế chủ động giám sát các đầu mối liên quan đến dịch bệnh, bệnh nhân, những cá nhân tiếp xúc với bệnh nhân, cán bộ y tế... dự phòng, phát hiện sớm, cách ly triệt để các trường hợp nghi nhiễm nCoV; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư, thiết bị cũng như phương án ứng phó trong các tình huống. Ngành Y tế sớm triển khai tập huấn các biện pháp phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona cho các đơn vị y tế, chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã giám sát, kiểm soát chặt chẽ những trường hợp có liên quan đến yếu tố dịch tễ... Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa và các ngành liên quan, các địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của các chuyên gia, lao động người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc sau kỳ nghỉ Tết trở về Thanh Hóa làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp.

Chiều 31/1, tỉnh Thanh Hóa có buổi làm việc với các chủ doanh nghiệp nước ngoài, chủ doanh nghiệp có lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn để nắm bắt tình hình, phối hợp, tuyên truyền để tăng cường hiệu quả kiểm soát, phòng chống dịch bệnh nCoV.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo Sở Tài chính cấp kinh phí trang bị bổ sung máy phun khử trùng, máy phun hóa chất, máy thở, hóa chất, quần áo, khẩu trang y tế... đáp ứng nhu cầu kiểm soát, phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trên địa bàn.

Chiều 31/1, Thanh Hóa sẽ ban hành chỉ thị cũng như các phương án phòng chống dịch bệnh nCoV trên địa bàn tỉnh.

Những số liệu cập nhật về tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV đến 6h00 ngày 31/1/2020:

- Số người mắc bệnh trên thế giới: 9.807 trường hợp, 213 tử vong.

- Tại Việt Nam, số người mắc bệnh là 05 trường hợp. Trong đó:
02 công dân Trung Quốc (01 người đã khỏi); 03 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.

- Ngày 31/1/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch virus nCoV là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU.

Chú thích ảnh
Tính đến 15 giờ 20 phút ngày 30/1/2020, các mẫu xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả thêm 3 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV). Cả 3 người này đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc ít ngày trước.
Chú thích ảnh
Nguồn: Báo Sức khỏe Đời sống (Bộ Y tế)

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Nghệ An cách ly một phụ nữ trở về từ Trung Quốc nghi nhiễm bệnh

Ngày 31/1, ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An vừa lấy mẫu bệnh phẩm của một nữ bệnh nhân gửi ra Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm vì nghi nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Nữ bệnh nhân đang được cách ly tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.

Bệnh nhân này 42 tuổi, quê huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, lao động tại Trung Quốc,  về nước ngày 17/1, đến ngày 28/1 thì bị sốt, ho... nên được người nhà đưa tới bệnh viện.

Chú thích ảnh
Khu vực cách ly được phân thành nhiều lớp ngăn chặn mầm bệnh lan nhiễm. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Tại các huyện miền núi Nghệ An như Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn... có nhiều lao động sang Trung Quốc làm việc. Ước tính có hàng nghìn người trở về từ Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán.

Ông Nguyễn Văn Định cho biết thêm: Đơn vị đang theo dõi sát sao cũng như có biện pháp để phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và khẳng định không có bệnh nhân bị bệnh này đang điều trị tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An như thông tin trên mạng xã hội đăng tải. Hiện nay, Nghệ An đang kiểm soát tốt các loại dịch bệnh. Người dân không nên chia sẻ thông tin không chính thống, sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận.

Sở Y tế Nghệ An cũng đã có công văn gửi các cơ sở y tế yêu cầu xây dựng kế hoạch, phương án sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh. Sở chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khử trùng, tẩy độc tại các cửa khẩu (đường hàng không, đường bộ, đường thủy). Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng ra công văn khẩn, chỉ đạo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc triển khai một số công việc để ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó hiệu quả, nhất trong các trường học.

Mỗi huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh đã thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó với dịch bệnh này. Riêng tuyến tỉnh có 4 đội phản ứng nhanh được thành lập ở các khu vực Bắc Nghệ An, đường 48, Quốc lộ 7 và một đội ở thành phố Vinh. Ngoài ra, còn có 3 đội cơ động khác làm nhiệm vụ kiểm soát tại Cửa khẩu Nậm Cắn, Cảng hàng không sân bay Vinh và Cảng biển Vissai. Dự kiến chiều 31/1, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp khẩn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Hà Nội không đón khách du lịch từ vùng có dịch bệnh

Việc dịch bệnh do chủng mới virus Corona bùng phát ở Trung Quốc và lan sang nhiều nước khác đã ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam và Hà Nội. Nhiều đoàn khách du lịch sang Trung Quốc thời điểm này bị hủy, khách quốc tế đến Hà Nội cũng như Việt Nam giảm đáng kể. Để đảm bảo an toàn, tránh dịch bệnh lây lan, ngành du lịch Hà Nội cũng như cả nước không đón khách từ các vùng có dịch bệnh do chủng mới virus Corona.

Hủy nhiều đoàn khách đi Trung Quốc

Đối với Công ty Cổ phần Du lịch HanoiRedtours, tour Trung Quốc là sản phẩm trọng điểm, luôn được nhiều du khách lựa chọn trong dịp đầu năm mới. Những ngày sát Tết, khi có thông tin dịch bệnh do chủng mới virus Corona bùng phát, HanoiRedtours đã thống nhất với du khách hủy toàn bộ các tour Trung Quốc khởi hành dịp Tết Nguyên đán cũng như trong quý I/2020.

Bà Vũ Thị Bích Huệ, Trưởng phòng Truyền thông & Marketing, Công ty Cổ phần Du lịch HanoiRedtours cho biết, ước tính thiệt hại của HanoiRedtours rất lớn do các đoàn đi Trung Quốc đầu năm luôn là sản phẩm “hot”. Chỉ tính riêng Tết Nguyên đán, HanoiRedtours có 5 đoàn đi Trung Quốc bị hủy với số lượng khách trung bình từ 30 – 35 khách mỗi đoàn.

Chú thích ảnh
Cư dân biên giới làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai ngày 30/1/2020. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Bên cạnh việc hoãn, hủy tất cả các tour Trung Quốc, HanoiRedtours quyết định hoàn tiền 100% cho khách hàng đã đăng ký các tour Trung Quốc cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Công ty cũng hỗ trợ chuyển đổi sang ngày khởi hành hoặc các tour khác áp dụng theo chính sách khách hàng cũ. Mặc dù chưa có thông tin chính thức của các nhà cung cấp nhưng HanoiRedtours vẫn đưa ra quyết định trên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối và quyền lợi cho tất cả du khách. Bởi hiện nay, mới chỉ có các hãng hàng không thông báo được phép hoàn, còn các nhà cung cấp dịch vụ khác tại Trung Quốc chưa có thông tin do đang trong kỳ nghỉ Tết (đến hết ngày 3/2).

Tại Công ty Du lịch Vietrantour, bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc điều hành công ty cho biết, từ ngày 24/1, doanh nghiệp đã hoãn, hủy toàn bộ các tour Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh do chủng mới virus Corona với số lượng khách lên tới hơn 300 người. Vietrantour cũng quyết định hoàn 100% tiền tour, miễn phí toàn bộ chi phí hủy, hoãn cho khách du lịch đã đăng ký các tour đi Trung Quốc cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Công ty cũng tư vấn cho các khách hàng chuyển đổi sang tour khác để đảm bảo an toàn, tập trung vào các tour Đông Nam Á có miễn visa để đảm bảo thời gian khởi hành. Trường hợp khách hàng muốn chuyển đổi sang tour khác có giá trị ngang bằng, Vietrantour sẽ ưu đãi ngay 800 ngàn đồng mỗi khách. Nếu chuyển đổi sang tour có giá trị cao hơn, khách sẽ chi trả thêm chi phí chênh lệch và chính sách ưu đãi này vẫn được áp dụng.

Bà Nguyễn Thị Huyền cũng cho biết, sự bùng phát của dịch bệnh được coi là sự cố bất khả kháng. Đây là một tổn thất không nhỏ đối với doanh nghiệp nhưng công ty vẫn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Không đón khách từ vùng có dịch vào Hà Nội

Theo đánh giá của một số doanh nghiệp lữ hành đón khách quốc tế, hiện tỷ lệ hủy tour của khách nước ngoài vào Việt Nam khoảng 20%, một bộ phận không nhỏ khách đã đặt tour đang theo dõi diễn biến của dịch để đưa ra quyết định. Nhiều trường hợp có những khách đã hủy tour đến giai đoạn tháng 4/2020. Riêng thị trường khách Trung Quốc vốn có lượng khách lớn hàng đầu vào Hà Nội nhưng tính đến nay lượng khách đã giảm trên 20%.

Bà Vũ Thị Bích Huệ, Trưởng phòng Truyền thông & Marketing, Công ty Cổ phần Du lịch HanoiRedtours cho biết: Bên cạnh việc ảnh hưởng tới lượng khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc thì một số tour du lịch dành cho khách nước ngoài tới Việt Nam có kết hợp tham quan Trung Quốc của HanoiRedtours cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể, HanoiRedtours đã có một đoàn khách đi tàu biển đến Việt Nam, ghé thăm Trung Quốc đã bị hủy.

Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các đơn vị lữ hành trên địa bàn về việc phòng, chống dịch bệnh do chủng mới virus Corona gây ra. Theo đó, Sở Du lịch Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tạm dừng tổ chức các đoàn khách du lịch tới các tỉnh, thành phố đang có dịch, có người nhiễm bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch vào Hà Nội, Việt Nam.

Đối với khách du lịch Trung Quốc nói riêng, khách nội địa và quốc tế nói chung đang thực hiện chương trình du lịch tại Hà Nội, Việt Nam, các công ty lữ hành trên địa bàn thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe, các khuyến nghị hạn chế di chuyển theo cơ quan y tế.

Sở Du lịch Hà Nội cũng đề nghị các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn chú trọng phòng, chống dịch liên quan đến khách du lịch; nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh cần chủ động phối hợp với các cơ sở y tế địa phương thực hiện cách ly theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cần tuyên truyền, khuyến cáo người dân không đi du lịch đến vùng có dịch, thường xuyên cập nhật tình hình, tuân thủ các quy định, chỉ đạo của cơ quan quản lý, kịp thời báo cáo các cơ quan chức năng khi có tình huống phát sinh đối với khách du lịch.

Cách ly triệt để người bệnh viêm đường hô hấp do nCoV

Sáng 31/1, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu đặc biệt lưu ý, bảo đảm nguyên tắc quản lý người bệnh, cách ly triệt để người bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).

Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ngày 30/1/2020, đã có thêm 3 trường hợp viêm đường hô hấp cấp chẩn đoán xác định dương tính với vi rút nCoV, các bệnh nhân hiện đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (2 ca) và Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa (1 ca).

Chú thích ảnh
Các nhân viên y tế mặc áo quần, khẩu trang bảo hộ khi vào điều trị cho bệnh nhân bị cách ly. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN

Để quản lý và điều trị tích cực cho những bệnh nhân này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa nghiêm túc thực hiện nội dung chỉ đạo tại Công văn số 362/BYT-KCB ngày 28/1/2020 của Bộ Y tế về việc thực hiện Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23/1/2020 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 96/KCB-ĐD&KSNK ngày 24/1/2020 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona trong bệnh viện; Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16/1/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV).

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đặc biệt lưu ý, bảo đảm nguyên tắc quản lý người bệnh, cách ly triệt để người bệnh trên. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc người bệnh, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận trường hợp đầu tiên lây từ người sang người

Ngày 31/1, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe y tế của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo trường hợp đầu tiên virus corona mới (2019-nCoV) truyền từ người sang người tại hòn đảo này.

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, nữ bệnh nhân 37 tuổi này hiện đang được điều trị cách ly tại bệnh viện Queen Elizabeth. Cô là con gái của cặp vợ chồng đến từ ổ dịch Vũ Hán (Wuhan) trước đó được xác định dương tính với virus corona chủng mới.

Chú thích ảnh
Đeo khẩu trang phòng lây nhiễm virus corona tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 27/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Thống kê mới nhất của trung tâm trên cho biết tính đến đêm 30/1, Hong Kong có thêm ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp được xác nhận tại khu hành chính đặc biệt này lên 12 người.

Thông tin trên được đưa ra sau khi giới chức y tế Đức đã thông báo thêm một trường hợp nhiễm 2019-nCoV, nâng tổng số trường hợp lây nhiễm từ người sang người ở nước này lên con số 5. Giới chức y tế Mỹ cũng xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm 2019-nCoV từ người sang người trong lãnh thổ nước này.

Theo giới chuyên gia, virus 2019-nCoV có thể lây nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh, tức là trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Số liệu cập nhật ngày 31/1 cho biết tổng cộng 9.692 người đã nhiễm virus 2019-nCoV tại Trung Quốc, trong đó 213 ca tử vong. Ngoài ra, khoảng 100 trường hợp nhiễm bệnh đã được ghi nhận tại ít nhất 18 nước khác. Chưa có bệnh nhân nào tử vong bên ngoài Trung Quốc.

Hàn Quốc áp dụng phương pháp chẩn đoán nhanh mới

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, từ ngày 31/1, Hàn Quốc sẽ bắt đầu áp dụng phương pháp kiểm tra mới để giúp các cơ quan y tế trong nước đẩy nhanh tốc độ kiểm tra và nâng cao tính tiện nghi để đối phó với sự lây lan của bệnh viêm phổi xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc do virus corona chủng mới (2019-nCoV) gây ra.

Nếu quá trình này diễn ra thuận lợi, các cơ sở y tế tư nhân sẽ áp dụng phương pháp mới này từ đầu tháng 2 tới. 

Ủy ban Chính sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan Quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho biết phương pháp mới mang tên "kiểm tra khuếch đại gien thời gian thực (Real Time RT-PCR)" sẽ được áp dụng tại trung tâm kiểm dịch sân bay quốc tế Incheon và 18 viện nghiên cứu môi trường y tế trên toàn quốc để nhanh chóng chẩn đoán virus corona chủng mới.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus corona tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Phương pháp "Pan-coronavirus" trước đây kiểm tra nhiễm virus 2019-nCoV bằng hai bước. Đầu tiên là nhận diện toàn bộ virus corona, sau đó mới xác định có virus corona chủng mới hay không. Điểm yếu của phương pháp này là mất thời gian từ một tới hai ngày, và cách sử dụng khá bất tiện. Ngược lại, cách kiểm tra khuếch đại gien thời gian thực là hệ thống kiểm tra chuyên biệt cho cornona chủng mới, thời gian phát hiện virus tương đối ngắn, chỉ mất khoảng 6 tiếng. Các thiết bị hỗ trợ phương pháp này có thể được sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước, nên được đánh giá là tiện dùng để đối phó với virus corona chủng mới.

Cơ quan y tế dự kiến sẽ yêu cầu Cơ quan An toàn thực phẩm và dược phẩm (MFDS) cấp phép sử dụng khẩn cấp để các cơ quan y tế tư nhân sớm áp dụng phương pháp này. Cơ quan y tế cũng đã công bố phương pháp kiểm tra mới để các doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị chẩn đoán.

Trung Quốc tin tưởng khả năng kiểm soát dịch bệnh

Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (2019-nCoV) tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/1 đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một ngày trước đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với chủng virus này.

Trong thông cáo báo chí, bà Hoa Xuân Oánh nêu rõ:"Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ Trung Quốc đã và đang triển khai các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa toàn diện và chặt chẽ nhất với tinh thần trách nhiệm cao vì sức khỏe của người dân. Đồng thời phía Trung Quốc đã thông báo với các bên liên quan và chia sẻ chuỗi bộ gien của virus này đúng thời điểm với thái độ cởi mở, minh bạch và đầy trách nhiệm".

Chú thích ảnh
Bệnh nhân nhiễm virus corona được điều trị tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 24/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh này". Bà cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với WHO và các nước khác để bảo vệ sức khỏe của người dân trong nước và trên thế giới.

Trước đó, tối 30/1, WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với virus corona mới sau khi dịch bệnh gây chết người do chủng virus này lây lan tới 18 quốc gia trên thế giới. Theo số liệu mới nhất, tính đến cuối ngày 30/1, Trung Quốc đã ghi nhận 213 trường hợp tử vong, 9.692 trường hợp nhiễm bệnh tại 31 khu vực cấp tỉnh của nước này. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết 1.527 bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, và 15.238 người bị nghi nhiễm.

Trong khi đó, ngày 30/1, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân (Zhang Jun) cho biết nước này đang trong giai đoạn rất khẩn cấp trong cuộc chiến chống virus corona. Ông nêu rõ: "Chúng tôi chia sẻ sự quan ngại của các nước khác và chúng tôi cũng lắng nghe lời khuyên của ngài Tổng Giám đốc WHO". Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế trong cuộc chiến chống dịch bệnh chết người này.

Virus có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút - Tổng cộng 9.692 người nhiễm tại Trung Quốc, 213 người tử vong

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 30/1, Bộ Y tế bang New South Wales của Australia đã đưa ra cảnh bảo virus corona mới (2019-nCoV) có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút nếu có tiếp xúc gần, như trò chuyện trực tiếp với người bệnh, hoặc sinh hoạt trong một không gian kín với người bệnh trong vòng 2 giờ.               

Các cơ quan y tế Trung Quốc vừa xác nhận người nhiễm bệnh có thể truyền virus ngay cả trước khi họ có các triệu chứng nhiễm bệnh.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm virus corona tới bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 26/1/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Cho đến nay, virus corona được cho là lây lan tương tự cách lây truyền bệnh cúm, khi người bệnh ho hay hắt hơi. Theo các bác sĩ, mặc dù loại virus này không dễ lây lan như bệnh sởi, nhưng nó có thể lan truyền theo nhiều cách. Khác với các virus lây trong không khí có thể di chuyển xa, virus corona lây lan khi người nhiễm virus ho hay hắt hơi bắn nước bọt trong phạm vi 1-2 mét, người khác có thể nhiễm virus này nếu chạm tay vào bề mặt dính nước bọt của người bệnh sau đó đưa tay lên gần mũi hoặc miệng.             

Tính đến ngày 31/1, ở Australia đã có 9 người được xác nhận nhiễm virus corona, trong đó 4 người ở Sydney thuộc bang New South Wales, 3 người ở Melbourne thuộc bang Victoria, và 2 người ở Gold Coast thuộc bang Queensland.             

Cùng ngày 31/1, nhà chức trách Trung Quốc cho biết tổng cộng đã có 9.692 người nhiễm virus coronra trên cả nước, trong đó gần 2.000 ca mới nhiễm, và 213 người tử vong.              

Theo con số cập nhật hằng ngày của ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, trong số 43 trường hợp mới tử vong do nhiễm virus, 42 trường hợp ở tỉnh Hồ Bắc (Hubei), nơi khởi phát dịch. Chỉ có một trường hợp ở ngoài tỉnh này.                

Ngoài ra, khoảng 100 trường hợp nhiễm bệnh đã được ghi nhận tại ít nhất 18 nước khác. Chưa có bệnh nhân nào tử vong bên ngoài Trung Quốc.

WHO khuyến nghị các biện pháp chiến lược ngăn ngừa và giảm lây nhiễm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tối 30/1 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với chủng mới của virus corona (2019nCoV) sau khi Ủy ban khẩn cấp WHO nhóm họp lần thứ hai tại Geneva, Thụy Sĩ, theo các Quy định y tế quốc tế (2005).

Phóng viên TTXVN thường trú tại Geneve cho hay Ủy ban khẩn cấp WHO tin rằng vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan virus với điều kiện các nước áp dụng các biện pháp mạnh để phát hiện sớm bệnh, cách ly và điều trị các trường hợp, theo dõi liên lạc và thúc đẩy các biện pháp ngăn chặn xã hội tương xứng với rủi ro.

Dịch viêm phổi do virus corona: Trung Quốc cho phép WHO cử chuyên gia đến nghiên cứu

Dịch bệnh viêm phổi do virus corona: WHO thừa nhận sai sót khi đánh giá thấp về virus

Điều quan trọng cần lưu ý là khi tình hình tiếp tục phát triển thì sẽ phải đề ra các mục tiêu và biện pháp chiến lược để ngăn ngừa và giảm lây nhiễm. Ủy ban nhất trí rằng dịch bệnh cần có sự phối hợp quốc tế trong việc khắc phục căn bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc tuyên bố PHEIC cần được nhìn nhận trên tinh thần ủng hộ với người dân Trung Quốc và các hành động mà Trung Quốc đã thực hiện trên tuyến đầu trước sự bùng phát dịch bệnh. Phù hợp với nhu cầu đoàn kết quốc tế, WHO nhận thấy cần thể hiện nỗ lực phối hợp toàn cầu để tăng cường sự chuẩn bị ở các khu vực khác trên thế giới mà có thể cần hỗ trợ thêm cho việc này.

Chú thích ảnh
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa) trong cuộc họp báo sau phiên họp kín về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus 2019nCoV gây ra, tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 30/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ủy ban khẩn cấp hoan nghênh một phái bộ các chuyên gia đa ngành của WHO sắp tới Trung Quốc để xem xét và hỗ trợ các nỗ lực điều tra nguồn động vật của ổ dịch, mức độ nghiêm trọng và lây truyền từ người sang người trong cộng đồng, trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nỗ lực kiểm soát ổ dịch. Phái bộ WHO này sẽ cung cấp thông tin cho cộng đồng quốc tế để hỗ trợ tìm hiểu tình hình và cho phép chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp thành công.

WHO tiếp tục sử dụng mạng lưới các chuyên gia kỹ thuật của mình để đánh giá mức độ bùng phát tốt nhất trên toàn cầu, cung cấp hỗ trợ tăng cường cho việc chuẩn bị và ứng phó, đặc biệt là ở các quốc gia và khu vực dễ bị tổn thương. Các biện pháp để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và tiếp cận với các loại vắcxin tiềm năng, các loại thuốc kháng virus và các phương pháp trị liệu khác cho các nước thu nhập thấp và trung bình nên được phát triển.

Theo báo cáo của đại diện Bộ Y tế Trung Quốc, hiện có 7.711 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh và 12.167 trường hợp nghi ngờ trên cả nước. Trong số các trường hợp được xác nhận, 1.370 ca là nghiêm trọng và 170 người đã tử vong. 124 người đã hồi phục và được xuất viện.
Ban thư ký WHO đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình ở các quốc gia khác. Hiện có 82 trường hợp tại 18 quốc gia. Trong số này, chỉ có 7 người không có lịch sử du lịch tại Trung Quốc. Đã có sự lây truyền từ người sang người ở 3 quốc gia ngoài Trung Quốc. Một trong những trường hợp này là nghiêm trọng và không có trường hợp tử vong.

Chú thích ảnh
Nhân viên tại một cửa hiệu bán thuốc mặc trang phục phòng dịch viêm phổi do virus corona mới khi phục vụ khách hàng tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc ngày 25/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại cuộc họp đầu tiên, Ủy ban khẩn cấp đã bày tỏ quan điểm khác nhau về việc liệu có cấu thành PHEIC hay không. Vào thời điểm đó, lời khuyên là dịch bệnh liên quan đến virus corona mới không tạo thành PHEIC, nhưng các thành viên Ủy ban đã nhất trí về tính cấp bách của tình huống và đề nghị Ủy ban nên tiếp tục cuộc họp vào ngày hôm sau và cũng đi đến kết luận tương tự. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh này, cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế - một chỉ định ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh hiếm khi được sử dụng.

PHEIC lần đầu tiên được ban bố tháng 4/2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1), lần thứ hai được ban bố tháng 5/2014 do bệnh bại liệt, lần thứ ba trong dịch virus Ebola ở Tây Phi và lần thứ tư là khi bùng phát dịch virus Zika ở châu Mỹ. Ủy ban khẩn cấp sẽ được tái họp trong vòng 3 tháng hoặc sớm hơn, theo quyết định của Tổng giám đốc WHO.

Bộ Y tế đã thiết lập Hệ thống giao bao trực tuyến với 22 điểm cầu từ Trung ương đến các bệnh viện

Thực hiện  ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng trong chuyên môn khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế, Bộ Y tế đã phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội – Viettel tổ chức giao ban chuyên môn trực tuyến phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) gây ra tại các cơ sở y tế….

Toàn văn Công văn

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona

Chiều 30/1, UBND các tỉnh Bình Dương, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Bình đã họp với các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan để bàn về việc triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

* Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, tính đến chiều 30/1, tỉnh Bình Dương chưa ghi nhận trường hợp nào mắc nCoV. Tuy nhiên, Bình Dương là tỉnh có nhiều người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, những người này sẽ quay trở lại Bình Dương làm việc và nguy cơ bệnh xâm nhập vào Bình Dương là rất lớn. Bởi vậy, ngành y tế Bình Dương có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó với bệnh nCoV gây ra. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương Đặng Minh Hưng yêu cầu ngành y tế Bình Dương khẩn trương hoàn chỉnh các nội dung cần thiết để tỉnh kịp ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh nCoV. Các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan của tỉnh cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc chống dịch bệnh nCoV như “chống giặc”. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng tham gia tích cực vào công tác phòng ngừa bệnh nCoV; các lực lượng công an, quân đội và một số đơn vị chức năng khác có liên quan cần chia sẻ thông tin cho ngành y tế Bình Dương trong công tác phòng ngừa bệnh nCoV trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

* Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa, đến 16 giờ 30 phút chiều 30/1, kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, bệnh nhân trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) đang cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa có kết quả dương tính với virus corona. 

Chú thích ảnh
Bệnh nhân N.T.T đang cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Hoa Mai - TTXVN

Trước đó, khoảng 13 giờ 45 phút ngày 24/1, Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định (Thanh Hóa) tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.T (25 tuổi) có biểu hiện sốt, đau ngực và ho. Khi các bác sĩ tìm hiểu thì được biết bệnh nhân T. mới trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) 7 ngày trước khi nhập viện. Ngay trong chiều 24/1, bệnh nhân T. đã được chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để điều trị và cách ly, đồng thời được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa lấy mẫu ngay trong ngày 24/1 và chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng ngày. Hiện tại, tình hình sức khoẻ bệnh nhân N.T.T đã trong tình trạng ổn định, không sốt trở lại trong 48 giờ qua.

Bác sĩ Hoàng Hữu Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: Do yếu tố dịch tễ, bệnh nhân đã đi qua vùng dịch ở Vũ Hán (Trung Quốc) nên ngay từ khi tiếp nhận bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tập trung điều trị, áp dụng các biện pháp cách ly và phòng hộ cho nhân viên y tế, giám sát đối với những người có tiếp xúc với bệnh nhân; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trang thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế, thuốc, dịch truyền, hóa chất sẵn sàng xử lý kịp thời nếu có dịch xảy ra. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thực hiện nghiêm túc việc cách ly, điều trị cho 3 bệnh nhân khác nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, đồng thời xây dựng phương án thu dung, điều trị bệnh nhân trong các tình huống theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh tăng cường kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao xuất hiện dịch bệnh, đặc biệt là cần chú trọng giám sát và triển khai công tác kiểm dịch tại Cảng hàng không Thọ Xuân; tăng cường thực hiện công tác giám sát, đặc biệt là đối với số người từ Trung Quốc trở về, cũng như số người Trung Quốc làm việc tại Thanh Hóa đang về quê ăn Tết và sẽ quay trở lại trong thời gian tới. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, phải thực hiện cách ly, theo dõi theo quy định của Bộ Y tế. Ngành y tế khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá để trình UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời sớm triển khai tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch; chỉ đạo các trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã giám sát, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp có liên quan đến yếu tố dịch tễ; chuẩn bị đủ nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, phương tiện sẵn sàng triển khai phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. 

Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu xử lý kịp thời các thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, tránh gây hoang mang trong dư luận. Đồng thời đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa làm việc với các doanh nghiệp có người lao động Trung Quốc để tổ chức tuyên truyền, tiếp cận và quản lý, giám sát từ cơ sở đối với những người có nguy cơ cao. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền các địa phương hạn chế tổ chức các lễ hội có tập trung đông người, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Ở một diễn biến khác, hiện Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lập danh sách và triển khai các biện pháp giám sát, theo dõi đối với 47 người tiếp xúc gần với những trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona. Hiện tại, số người tiếp xúc này chưa có biểu hiện viêm đường hô hấp.

* Tại cuộc họp thường kỳ của UBND Lào Cai tổ chức chiều 30/1, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Xuân Phong đã chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng phải quyết liệt hơn nữa trong phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Theo đó, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương phải kiểm soát, theo dõi và có báo cáo kịp thời nếu phát hiện có dấu hiệu dịch bệnh phát sinh; các ngành chức năng có phương án phối hợp cụ thể ngay sau khi phát hiện trường hợp có thân nhiệt cao tại cửa khẩu Quốc tế Lào Cai; áp dụng tờ khai y tế cho tất cả các hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu từ ngày 25/1; các huyện, thành phố có đường biên giới với Trung Quốc phối hợp với Bộ đội Biên phòng kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu phụ, các lối mòn hạn chế người qua lại, thăm thân. Cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế mua bổ sung 2 máy soi thân nhiệt kiểm soát người xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai và đã hoàn thành trong ngày 29/1. Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Xuân Phong cũng đã trực tiếp ra cửa khẩu quốc tế Lào Cai kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ông Đặng Xuân Phong cho biết, hiện địa phương đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên liên lạc, trao đổi với phía Trung Quốc trong công tác phối hợp nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona; trang bị bổ sung hệ thống đo thân nhiệt từ xa, bổ sung máy phun khử trùng đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh; chỉ đạo ngành y tế thực hiện nghiêm quy trình cách ly, điều trị trường hợp nghi ngờ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ngoài ra, tỉnh Lào Cai đã tặng 20.000 khẩu trang y tế cho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). 

Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đã có chỉ đạo các địa phương giám sát chặt chẽ số lao động Việt Nam sang Trung Quốc làm thuê và đã về ăn Tết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tại một số địa phương có số lao động đi làm thuê bên Trung Quốc về nhiều như Si Ma Cai hơn 2.000 người, Mường Khương hơn 1.000 người… chính quyền địa phương bên cạnh việc giám sát, theo dõi chặt chẽ, đã tăng cường vận động, tuyên truyền bà con tạm thời chưa trở lại Trung Quốc để làm thuê. Ngoài ra, ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh cũng đang tạm thời ngừng việc làm thủ tục cho người lao động đăng ký đi làm thuê bên Trung Quốc cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. 

Tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ ngày 25-30/1 đã tiếp nhận 4.627 khách nhập cảnh từ Trung Quốc vào Việt Nam. Toàn bộ hành khách trước khi nhập cảnh được hướng dẫn sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch SDS HAND RUB ngay từ đầu cầu và tại bàn kê khai tờ khai y tế; áp dụng khai báo y tế cho tất cả hành khách nhập cảnh đến từ Trung Quốc; kiểm tra, giám sát chặt chẽ 100% hành khách nhập cảnh qua hệ thống máy soi thân nhiệt từ xa; phát tờ rơi khuyến cáo phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona và phun khử trùng môi trường tại khu vực cửa khẩu.

Đến ngày 30/1, tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã phát hiện 21 trường hợp sốt qua máy soi thân nhiệt (9 người Trung Quốc, 1 người Thái Lan và 11 người Việt Nam). 9 người Trung Quốc và 1 người Thái Lan đã gửi trả về Trung Quốc theo thỏa thuận đã được 2 bên cam kết. Với 11 trường hợp người Việt Nam bị sốt đã được cách ly, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh (trong đó đã có kết quả xét nghiệm 1 trường hợp âm tính với vi rút corona).

* Ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình cho biết, đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận có hai trường hợp từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về. Với trường hợp từ ngày 22/1, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã loại trừ nhiễm virus corona. Trường hợp thứ hai đã qua 35 ngày nên tính an toàn không nhiễm bệnh dịch của trường hợp này cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng quán triệt, do tính chất quá nguy hiểm của bệnh dịch này, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị, công điện, kế hoạch và đã triển khai. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành chỉ thị về phòng chống dịch bệnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành công điện, kế hoạch và Sở Y tế đã triển khai tới các ban, ngành...  Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo ngay sau hội nghị này các huyện, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh và khẩn trương xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Các cấp, các ngành phải nắm chắc tình hình lây lan của dịch bệnh trên thế giới, trong nước và trong tỉnh; phát hiện sớm, xử lý nhanh gọn, kịp thời khi có dịch xảy ra; có phương án khoanh vùng khi có dịch; có đội phản ứng nhanh ở cấp tỉnh, huyện và các bệnh viện; làm tốt công tác truyền thông. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cũng đã giao nhiệm vụ đối với từng ngành chức năng của tỉnh, trong đó ngành y tế ngay trong những ngày đầu tháng 2 phải đảm bảo khẩu trang, hóa chất và sớm rà soát, tham mưu bổ sung các trang thiết bị y tế còn thiếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Phó Trưởng ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo); Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thanh Long; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Sỹ Hiệp; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thúy Chinh; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang; Phó Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Trần Minh Hùng; Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang; Phó Chủ tịch Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng; Quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Lê Đăng Dũng; Quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Phạm Đức Long.

Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, chỉ đạo việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch khẩn cấp của Bộ Y tế phòng, chống dịch bệnh này.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Chiều cùng ngày, UBND thành phố Hải Phòng cũng chính thức thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.

Ban Chỉ đạo này do Chủ tịch UBND thành phố Hải phòng Nguyễn Văn Tùng là Trưởng ban. Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam. Giám đốc Sở Y tế Phạm Thu Xanh là Phó Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo gồm có 26 thành viên là thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan. Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo gồm 4 cán bộ thuộc Sở Y tế Hải Phòng.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, căn cứ tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, tham mưu UBND thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Ccorona, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất tử vong. Giúp Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành, điều phối các nguồn lực, huy động hệ thống chính trị và cộng đồng tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Báo cáo đột xuất, định kỳ cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện theo quy định.

UBND thành phố Hải Phòng cũng đã ban hành Kế hoạch hỏa tốc số 21/KH-UBND về ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona trên địa bàn thành phố.

Mục tiêu của kế hoạch là triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và không chế dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona trên địa bàn thành phố, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch. Đồng thời phát hiện sớm trường hợp viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp tỷ lệ mắc và tử vong.

Theo thông tin từ Cổng thông tin Bộ Y tế, tính tới 15h30 ngày 30/1/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết tại cuộc họp Chính phủ, các mẫu xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho kết quả thêm 3 ca nhiễm nCoV dương tính là công dân Việt Nam, cả 3 bệnh nhân đều trở về từ Vũ Hán. 

1 ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đối với những người đã tiếp xúc với các bệnh nhân này, ngành y tế đang cách ly, theo dõi.

Chú thích ảnh
Sau khi điều trị thành công một trường hợp không còn dương tính với virus Corona, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đang tiếp tục điều trị tích cực cho bệnh nhân còn lại với tiên lượng khả quan. Ảnh: TTXVN 

Phát biểu tại cuộc họp do Thủ tướng chủ trì về triển khai nhiệm vụ sau Tết và phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Cuộc họp sẽ dành 2/3 thời gian để đề xuất, thảo luận các biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn nữa, để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, với tinh thần chống dịch như chống giặc, không để tình trạng chủ quan trong phòng chống dịch.

Ngày 30/1, Bộ Y tế ban hành Công văn số 369/BYT-TT-KT về tăng cường tuyên truyền vận động phòng, chống bệnh Viêm đường hô hấp do nCoV gửi Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, giảm đến mức thấp nhất số tử vong và mắc bệnh.

Cùng ngày, Bộ Y tế ban hành Công văn số 369/BYT-TT-KT về tăng cường tuyên truyền vận động phòng, chống bệnh Viêm đường hô hấp do nCoV gửi Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Phát thanh Truyền hình 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thảo Nhi (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm