'Rồng lửa' S-400 của Nga được đánh giá là hệ thống phòng thủ 'vô đối'

23/02/2017 20:00 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ông Sergei Chemezov đứng đầu tập đoàn Nhà nước "Rostec" thông báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự chú ý đến hệ thống tên lửa phòng không của Nga (AAMS) S-400.
"Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đến S-400, đang tiến hành các cuộc đàm phán, đã nêu câu hỏi về tài chính", ông Chemezov cho biết như vậy tại Triển lãm quốc tế về vũ khí và thiết bị quân sự IDEX-2017.



Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Thiếu tướng hưu trí Thổ Nhĩ Kỳ là ông Nejat Eslen đã đưa ra ý kiến bình luận về chuyện phía Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng mua hệ thống tên lửa của Nga. Như ông nhận xét, thực trạng Thổ Nhĩ Kỳ thiếu vắng các hệ thống phòng không tốt đã làm nảy sinh vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh của đất nước. Nói về  khả năng về tên lửa đạn đạo của những nước láng giềng, tướng Eslen nhấn mạnh rằng sự hiện diện một hệ thống phòng không đủ mạnh của riêng mình đang là yêu cầu cấp thiết đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Thổ Nhĩ Kỳ không có hệ thống phòng không với tiềm năng phát hiện mục tiêu ở tầm cao và tầm trung. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với việc đảm bảo an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi nhìn sang các nước láng giềng trong khu vực, có những nước sở hữu tên lửa đạn đạo. Đồng thời họ còn có cả hệ thống phòng không. Ngoài ra, trong khu vực này triển khai hệ thống phòng không của Israel. Về phần mình, trên lãnh thổ Kürecik của Thổ Nhĩ Kỳ đang bố trí hệ thống radar như là một bộ phận trong hệ thống phòng không của Mỹ. Thực tế đó cho chúng tôi thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp vấn đề dưới góc độ an ninh khu vực, và chắc chắn đất nước cần phải có hệ thống phòng không của riêng mình".
Thổ Nhĩ Kỳ hỏi Nga mua hệ thống phòng không S-400 để làm gì?

Thổ Nhĩ Kỳ hỏi Nga mua hệ thống phòng không S-400 để làm gì?

Trước đó, một nguồn tin quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo sẽ mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 do Nga sản xuất.



Năm ngoái, theo yêu cầu ​​của Hoa Kỳ và NATO, ngay trước ngưỡng hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G-20, Ankara đã buộc phải hủy bỏ kết quả đấu thầu về các tổ hợp tên lửa tầm xa vốn dự định mua từ Trung Quốc. Và như Tướng Eslen nhận xét, sức ép như vậy có thể tái diễn với vấn đề hệ thống phòng không mà phía Thổ Nhĩ Kỳ trù tính mua của Nga.

Trước đây, chúng tôi đã từng xây dựng quan hệ với Trung Quốc về vấn đề này. Chỉ chút nữa là gói thầu phải được trao cho Trung Quốc, nhưng sau đó lại bị gạt bỏ. Theo đánh giá của tôi, nhìn dưới góc độ an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, tình huống này đã tạo ra vấn đề nghiêm trọng với Trung Quốc. Và bây giờ chúng tôi lại có thể một lần nữa đối mặt với áp lực từ phương Tây. Họ có thể nói với chúng tôi rằng: «Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, hệ thống phòng thủ của các vị cần phải tích hợp vào NATO. Mà hệ thống phòng không của Nga thì không thể đảm bảo sự tích hợp đó», và hẳn là họ sẽ sử dụng lý lẽ này như cái cớ. Họ sẽ cố gắng ngăn cản,  kể cả thông qua con đường gây áp lực chính trị", ông Nejat Eslen dự đoán.
'Rồng lửa' S-500, S-400 của Nga sẽ 'tàng hình' trước mọi máy bay trinh sát

'Rồng lửa' S-500, S-400 của Nga sẽ 'tàng hình' trước mọi máy bay trinh sát

Bộ Quốc phòng Nga sẽ trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-500 bằng những"container - tàng hình", có khả năng tự bảo vệ khỏi sự phát hiện của máy bay trinh sát đối phương



Nhắc nhở về bán kính hiệu lực nhỏ của tổ hợp «Patriot», ông Eslen nhận định rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 là ưu việt nhất hiện nay.

"Chúng tôi biết rằng tên lửa S-400 là hiện đại hơn và hiệu quả hơn. Mặc dù bất kỳ hệ thống nào cũng không thể đảm bảo an ninh 100%. Ở những nơi có tình hình khủng hoảng, yêu cầu này có thể đạt được thông qua việc thiết lập hệ thống phòng không. Chúng tôi biết tổ hợp «Patriot» bố trí tạm thời trên địa bàn Thổ Nhĩ Kỳ là thứ vô dụng như thế nào. Chúng tôi hiểu rằng phạm vi địa bàn mà tổ hợp Mỹ có thể bảo vệ là cực kỳ hạn chế. Có thể khẳng định rằng hệ thống phòng không S-400 của Nga là một trong những hệ thống xuất sắc nhất trên thế giới ngày nay", viên tướng kết luận.

Theo Sputnik

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm