Không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, đảm bảo an toàn sau khi tiêm vaccine

27/04/2021 08:32 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính đến 6 giờ ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước. Số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 910 ca.

Không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, chữa khỏi 2.429 bệnh nhân

Không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, chữa khỏi 2.429 bệnh nhân

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính đến 6 giờ ngày 8/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.603 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước. Số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 910 ca.

Tính từ 18 giờ ngày 26/4 đến 6 giờ ngày 27/4, nước ta không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Đến thời điểm này, nước ta còn 38.919 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly). Trong đó có 518 người cách ly tập trung tại bệnh viện; 23.409 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 14.992 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 2.516 bệnh nhân COVID-19. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở y tế, có 13 trường hợp đã âm tính lần 1 với SARS-CoV-2; có 15 người âm tính lần 2 và 20 người âm tính lần 3.  

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây đều là bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.

Bộ Y tế cho biết: Đã có thêm 50.104 người Việt Nam được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong ngày 26/4.

Chú thích ảnh
Têm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Tính đến 16 giờ ngày 26/4, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành phố cho 259.736 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19; các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết; thành viên các tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Trong ngày 26/4, Hà Nội tiêm 46 người; Quảng Ninh tiêm 84 người và Bộ Quốc phòng tiêm 491 người của đợt 1.

Còn với đợt 2, trong ngày, Hà Nội tiêm 9.051 người; Hải Phòng tiêm 62 người; Nam Định tiêm 313 người; Thanh Hoá tiêm 1.696 người; Bắc Ninh tiêm 1.379 người; Phú Thọ tiêm 1.857 người; Hải Dương tiêm 1.751 người; Hưng Yên tiêm 1.073 người; Thái Nguyên tiêm 750 người; Quảng Ninh tiêm 895 người; Hoà Bình tiêm 563 người; Nghệ An tiêm 1.394 người; Hà Tĩnh tiêm 382 người; Lai Châu tiêm 354 người; Lạng Sơn tiêm 288 người; Cao Bằng tiêm 732 người; Yên Bái tiêm 372 người; Lào Cai tiêm 1.761 người; Sơn La tiêm 72 người; Điện Biên tiêm 952 người; Thừa Thiên - Huế tiêm 830 người; Đà Nẵng tiêm 165 người; Bình Định tiêm 1.300 người; Phú Yên tiêm 907 người; Khánh Hòa tiêm 892 người; Bình Thuận tiêm 801 người; Ninh Thuận tiêm 1.026 người; Kon Tum tiêm 1.748 người; Gia Lai tiêm 1.203 người; Đắc Lắk tiêm 215 người; Đắk Nông tiêm 183 người; Thành phố Hồ Chí Minh tiêm 6.269 người; Đồng Nai tiêm 2.475 người; Tiền Giang tiêm 58 người; Lâm Đồng tiêm 376 người; Cần Thơ tiêm 1.164 người; Sóc Trăng tiêm 843 người; Vĩnh Long tiêm 1.038 người; Đồng Tháp tiêm 416 người; Bình Phước tiêm 171 người; Cà Mau tiêm 579 người và Bạc Liêu tiêm 1.127 người.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam: Đến nay, tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm là khoảng 30%, thấp hơn báo cáo của châu Âu và nhà sản xuất. Khâu tổ chức tiêm chủng nước ta rất bài bản với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người đi tiêm. Sau khi tiêm, người đi tiêm được theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm ít nhất 30 phút, sau đó tiếp tục được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm…Các bệnh viện luôn sẵn sàng ứng phó với những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang -Khử khuẩn -Khoảng cách –Không tập trung - Khai báo y tế.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm