Hội nghị góp ý Đề án chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

19/09/2020 17:00 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 19/9, tại Hội nghị góp ý Đề án đô thị chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh do UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Nội vụ phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đề án được xây dựng trên cơ sở các quy định hiện hành, Nghị quyết của Trung ương về tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Phải xử lý nghiêm Phó Chủ tịch Thường trực HĐND quận Thủ Đức xây dựng công trình không phép

Phải xử lý nghiêm Phó Chủ tịch Thường trực HĐND quận Thủ Đức xây dựng công trình không phép

Sáng 24/10, chia sẻ quan điểm bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng cần phải xử lý đích đáng để làm gương và khẳng định sự thượng tôn pháp luật.

Đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng 2 đề án gồm: Đề án không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019 - 2021, trong đó bao gồm Đề án thành lập thành phố Thủ Đức. Hai đề án này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các Bộ ngành Trung ương cơ bản ủng hộ tại phiên họp do Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì vừa qua.

Đối với Đề án không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường, giai đoạn 2009 - 2016, thành phố đã có 7 năm thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường và trở thành địa phương có số lượng đơn vị thí điểm nhiều nhất cả nước. Qua thí điểm cho thấy, việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân vẫn được đảm bảo, tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách, khắc phục trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đảm bảo tính thống nhất, xuyên suốt, nâng cao hiệu lực hiệu quả bộ máy hành chính nhà nước. Việc thí điểm không ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thành phố.

Chú thích ảnh
Hội nghị góp ý Đề án đô thị chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh 

Với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2021, trong đó bao gồm Đề án thành lập thành phố Thủ Đức, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, việc sắp xếp này nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp để phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, qua đó góp phần phát huy hơn nữa nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển kinh tế - xã hội tại từng cấp huyện, cấp xã.   

Mặt khác, thực hiện chủ trương khuyến khích sắp xếp các đơn vị hành chính và trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành Trung ương, thành phố đã lồng ghép nội dung Đề án thành lập thành phố Thủ Đức vào Đề án chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Trong đó, đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.

“Thành phố Thủ Đức sẽ đóng vai trò trung tâm, triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật, thương mại khép kín; liên kết nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa. Đây còn là “hạt nhân” thúc đẩy kinh tế thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng bền vững, thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp đồng thời là đòn bẩy và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Dự kiến sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng khoảng 7% GDP của cả nước”, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết thêm.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, các thành viên trong Đoàn làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với cơ bản nội dung 2 đề án của thành phố với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả hoạt động các cấp chính quyền, cơ quan hành chính của thành phố, làm cơ sở, tạo điều kiện để thành phố phát triển mọi mặt. Sau buổi làm việc này, Bộ Nội vụ sẽ xem xét kỹ đề án, ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ xem xét, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Theo Đề án không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận, phường, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trên diện rộng tại 19 quận, 259 phường trên địa bàn. Trường hợp thành lập thành phố Thủ Đức (trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức) thì thành phố thực hiện không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, phường tại 16 quận, 259 phường. Thời gian thực hiện từ ngày 1/7/2021.

Trong khi đó, theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021 (bao gồm sắp xếp 3 quận thành đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức), thành phố sẽ sắp xếp nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức (quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích khoảng 211,56 km2 gồm 34 phường).

Thành phố Thủ Đức sẽ gồm 8 trung tâm quan trọng là: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm, Khu Thể thao và sức khoẻ Rạch Chiếc, Trung tâm Công nghệ cao, Trung tâm công nghệ giáo dục, Khu Công nghệ sinh thái Tam Đa, Khu đô thị tương lai Trường Thọ, Khu vực Tam Đa - khu lân cận Đại học Long Phước và Cảng Quốc tế Cát Lái.

Trần Xuân Tình/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm