CHUYỆN LẠ: Chợ mua vợ 'gái tân' ở Bulgaria

17/05/2017 14:19 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Tại cộng đồng thiểu số Kalaidzhi, các chàng trai đi cùng cha mẹ tới "chợ cô dâu" để lựa chọn cô gái xinh đẹp, ưng mắt, đặc biệt là vẫn còn trinh nguyên, để ngã giá và mang vợ về nhà.

Theo trang Odditycentral, cộng đồng người Roma – Kalaidzhi, một trong những cộng đồng thiểu số đông nhất Bulgaria, có một truyền thống kết hôn đặc biệt – đó là đàn ông đến tìm và mua vợ tại “chợ cô dâu”. Được tổ chức 4 năm một lần vào các ngày lễ tôn giáo khác nhau tại thành phố Stara Zagora, “chợ cô dâu” là cơ hội cho các gia đình nghèo trong cộng đồng sắp xếp các hôn lễ có lợi về tài chính cho con cái mình.

Những gia đình tham gia lễ hội này là một phần của cộng đồng thiểu số 18.000 người Kalaidzhi. Họ thường làm nghề thợ mỏ và nằm trong số những người nghèo nhất Bulgaria. "Chợ cô dâu" là cơ hội để cho những gia đình nghèo này sắp xếp hôn nhân cho con cái họ, giúp chúng có cuộc sống tốt hơn. Không khí “chợ cô dâu” rất nhộn nhịp, náo nhiệt với đông đủ thành phần tham gia là nam thanh nữ tú, các bậc cha mẹ tới “ngã giá”, cũng như những du khách hiếu kỳ.

Chú thích ảnh
Các cô gái trang điểm và mặc thật xinh đẹp khi đến chợ.

Các cô dâu tương lai thường ăn mặc gợi cảm với váy ngắn, trang điểm cầu kỳ, đeo trang sức lấp lánh và đi giày cao gót sao cho thật nổi bật trong mắt những anh chồng và cả nhà chồng tương lai.

Tại “chợ cô dâu”, các cô gái và các chàng trai đứng riêng lẻ theo nhóm, đôi khi bắt tay nhau và ngắm nghía nhau. Các bậc phụ huynh giữ vai trò giám hộ thì thích đứng bên ngoài quan sát. Khi những chàng trai cô gái đã quen thân hơn, lễ hội trở nên thoải mái hơn với những cặp đôi nhảy múa trên xe ô tô trước mặt các khán giả.

 “Tôi hy vọng găp được người mới và cha mẹ của các chàng trai, cũng như cha mẹ tôi gặp được chàng trai đó”, Hristova, 19 tuổi, người từng tham gia lễ hội đặc biệt này nói.

Người H’Mông có tục ‘kéo vợ’ chứ không đi ‘bắt vợ’

Người H’Mông có tục ‘kéo vợ’ chứ không đi ‘bắt vợ’

Đó là chia sẻ của TS Trần Hữu Sơn (sinh năm 1956), nguyên Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Lào Cai, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, người có nhiều năm nghiên cứu gắn bó với dân tộc thiểu số...

“Đây là một truyền thống tốt. Sẽ dễ dàng hơn nếu cha mẹ chúng tôi chấp nhận”.

“Tôi muốn tìm một người dễ hòa hợp, một người mà cha mẹ của anh ấy không can thiệp vào cuộc sống của chúng tôi, một người không quá giàu và cũng không quá nghèo, một người có việc làm”, cô nói tiếp.

Khi các chàng trai ưng mắt với cô gái nào, hai bên cha mẹ sẽ bắt đầu bàn bạc. “Giá” của một cô dâu sẽ rơi vào khoảng 5.000-10.000 leva (2.800-5.600 USD). Giá cô dâu đã giảm trong những năm gần đây, khi công việc khan hiếm và các gia đình không dư giả tiền bạc. Nhưng một cô gái có nhan sắc vượt trội, có nhiều người để mắt vẫn “được giá”.

Một điều đặc biệt nữa là các cô dâu được đưa đến chợ bán nhất thiết phải là các cô gái đồng trinh. “Nếu cô dâu không phải gái đồng trinh, gia đình cô gái phải trả lại tiền”, Kosta Kostov, một người tới tham dự hội chợ nói.

Theo Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm