Bên trong thế giới mạng của nữ chiến binh thánh chiến IS

11/09/2014 12:19 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Umm Khattab là một phụ nữ thích nội trợ. Cô thường xuyên đăng tải những công thức nấu ăn trên mạng. Tuy nhiên bỗng một ngày, hình ảnh những món ăn do cô nấu lại thay thế bằng súng AK-47, kinh Koran và lý tưởng thánh chiến.

Bỏ lại gia đình, bạn bè và trường học, nữ sinh 18 tuổi tham gia tìm đến lý tưởng thánh chiến và phục vụ cho nhóm khủng bố tàn bạo mang tên Nhà nước Hồi giáo đang hoành hành trên khắp Iraq và Syria trong nhiều tháng nay. Thậm chí gần đây, Umm Khattab, được cho là sở hữu một tài khoản Twitter mang tên mình, đã đăng lên trang cá nhân dòng trạng thái đe dọa sẽ lấy đầu của Thủ tướng Anh David Cameroon.

Hoạt động sôi nổi

Theo Hiệp hội Nghiên cứu và Phân tích Khủng bố (TRAC) có trụ sở tại Mỹ, đến nay, trong tổng số các phần tử cực đoan người nước ngoài đang chiến đấu cho IS, có đến 15% là phụ nữ (khoảng 200 người) đến từ 14 quốc gia khác nhau, được đánh giá là “những bông hồng đen” đầy gai và máu lạnh. TRAC cũng cho hay, đây không phải lần đầu phụ nữ tham gia các cuộc xung đột thánh chiến nhưng “vô địch” về số lượng thì chắc chắn không một phiến quân nào có thể vượt qua Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

Bức ảnh đại diện của nữ khủng bố 18 tuổi Umm Khattab trên trang cá nhân Twitter.

Những phụ nữ phục vụ cho thánh chiến sẽ được gọi là mujahadiyah. Mỗi mujahadiyah cổ điển, với vai trò là mẹ hoặc vợ của các chiến binh, chủ yếu sẽ thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ con hoặc chồng mình. Veryan Khan, một chuyên gia của TRAC nói: “Một khi phục vụ cho thánh chiến, họ cũng có cùng một mục tiêu và tham vọng như những người đàn ông. Nhưng hiện nay, vai trò của họ đã có nhiều hạn chế hơn so với “những bà nội trợ thánh chiến” những năm 1950”.

Tham vọng ra chiến trường

Tháng 11/2013, ngoài một chiếc balo và không mang thêm bất cứ hành lý nào, Aqsa Mahmood, từng là một “nữ sinh nhút nhát” ở Glasgow (Scotland), đã trốn nhà, tìm đường sang Syria và kết hôn với một chiến binh thánh chiến IS. Viết blog với tên tài khoản "Umm Layth", Mahmood thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và chiêu mộ những phụ nữ cực đoan có cảm tình với Nhà nước Hồi giáo. 

Salma và Zahra Halane, cặp song sinh người Anh 16 tuổi vừa bỏ nhà đến Syria tham gia thánh chiến hồi tháng 5.

Mahmood còn tỏ ra rất ân cần khi luôn “dặn dò” các nữ chiến binh: “Trước khi di chuyển sang đây, bạn nhớ chụp ảnh, đeo những đôi giày thật bền và mặc một chiếc áo khoác ấm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mang theo nhiều hijabniqab (khăn che đầu và khăn choàng kín mặt) bởi chúng không có sẵn ở caliphate (vương quốc Hồi giáo) tự xưng”. Nữ khủng bố cũng không quên giới thiệu và giải thích cặn kẽ về từng loại khăn cũng như trang phục của phụ nữ Hồi giáo.

Mahmood cũng có tham vọng chiến đấu ở tiền tuyến với các chiến binh khác nhưng đã bị những quy định nghiêm ngặt của IS cản trở: “Tôi cũng thẳng thắn nói luôn với các chị em rằng, phụ nữ hoàn toàn không được phép tham gia Qitaal (chiến đấu hoặc tàn sát). Chúng tôi còn có nhiều anh em, thậm chí có những người không được chọn hoạt động. Họ cảm thấy rất khó chịu và còn khóc vì thực sự muốn tham gia. Vậy các chị em nghĩ gì? Chúng ta hoàn toàn không thể được chiến đầu vào lúc này. Thánh Allah sẽ sằn lòng cho phép chị em tham gia vào tương lai”.

Thánh chiến từ thế giới ảo đến thực

Tuy nhiên hồi tháng 2, IS đã cho thành lập Al-Khansaa, một lữ đoàn cảnh sát hoàn toàn là phụ nữ với khoảng 60 thành viên dưới 25 tuổi để “gìn giữ trật tự của Nhà nước Hồi giáo”. Thậm chí, Al-Khansaa còn có một kênh phương tiện truyền thông riêng để đăng tải những video tuyên truyền, “quảng bá” và chiêu mộ thêm lực lượng.

 Aqsa Mahmood - nữ chiến binh thánh chiến nắm giữ “quyền sát sinh” của Lữ đoàn al-Khanssaa.

Hàng ngũ nữ chiến binh có tuổi đời rất trẻ, chỉ từ 18 đến 24, được giao “trọng trách” thực 2 hiện nhiệm vụ chính, một là tuần tra các trạm kiểm soát, hai là quản lý nhiêm ngặt phụ nữ ở caliphate. Bên cạnh đó, cũng có những báo cáo cho biết lực lượng này còn kiểm soát nhiều trường học, chợ búa và đôi khi còn trừng trị những phần tử là nữ có hành vi phản đạo Hồi, ví dụ như không trùm khăn niqab kín đáo.

Ông Veryan Khan cũng bình luận: “Chúng tôi nhận thấy 2 xu hướng đáng chú ý mà chúng ta cần quan tâm. Thứ nhất là những phụ nữ tham gia tích cực, hay đúng hơn là ngay phía sau chiến tuyến, thứ 2 là họ tuyên bố muốn tham gia thánh chiến nhiều hơn”.

“Như chúng ta đang bàn đến, đây rõ ràng là một sự thay đổi nhanh chóng. Họ được huấn luyện về vĩ khí, lau chùi vũ khí. Và dù đó chỉ là những kỹ năng cơ bản trong trại huấn luyện, nhưng thực tế là họ cũng có những phương tiện để tự bảo vệ mình”, chuyên gia này nói thêm.

Hải Yến
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm