Đối thủ của Việt Nam: Nhật Bản xây dựng kế hoạch vô địch World Cup trong vòng... 100 năm

23/01/2019 18:54 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Nhật Bản chắc chắn muốn giành chức vô địch Asian Cup 2019. Đó là mục tiêu tối thượng, không chỉ vì vị thế của một ông lớn mà còn để họ tiếp tục vững bước trên hành trình thực hiện bản kế hoạch có tầm nhìn trong vòng 100 năm.

Lịch thi đấu Asian Cup 2019 24h. Lịch Asian Cup 2019 24h. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. VTV6

Lịch thi đấu Asian Cup 2019 24h. Lịch Asian Cup 2019 24h. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. VTV6

Lịch thi đấu Asian Cup 2019 hôm nay. Lịch thi đấu Asian Cup 2019. Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2019. Xem trực tiếp bóng đá Asian Cup trên VTV6, VTV5. Trực tiếp bóng đá Việt Nam.

Lịch thi đấu vòng tứ kết Asian Cup 2019:

20h00 ngày 24/1: Việt Nam vs Nhật Bản

23h00 ngày 24/1: Trung Quốc vs Iran

20h00 ngày 25/1: Hàn Quốc vs Qatar

23h00 ngày 25/1: UAE vs Úc

Xem trực tiếp bóng đá Asian Cup 2019 tại đây:

https://fptplay.vn/vtv6.html

Lich thi dau Asian Cup 2019, lich thi dau Asian Cup 2019 24h, lịch thi đấu Asian Cup 2019, lịch thi đấu Asian Cup 2019 24h, lich thi dau bong da, lịch thi đấu bóng đá, lịch thi đấu bóng đá hôm nay, lich thi dau Asian Cup 2019 hom nay, lich thi dau Asian 2019, lich thi dau Asiad 2019, ltd asian cup 2019, lịch thi đấu tứ kết Asian Cup 2019, lịch thi đấu vòng tứ kết Asian Cup 2019, lịch thi đấu bóng đá tứ kết Asian Cup 2019, lich thi dau bong da vong tu ket Asian Cup 2019, lịch thi đấu Việt Nam vs Nhật Bản, lich thi dau Viet Nam dau voi Nhat Ban

Nhật Bản vượt qua Saudi Arabia ở vòng 16 đội Asian Cup 2019 theo cách khiến tất cả phải bất ngờ. Họ vượt lên dẫn trước từ phút 20 và rồi sau đó gần như nhường toàn bộ thế trận cho đối thủ. Nếu ai theo dõi trận đấu vừa qua và nhìn những những con số thống kê sau trận hẳn sẽ càng sửng sốt. Đoàn quân của HLV Hajime Moriyasu chỉ kiểm soát bóng 23%, tung ra 5 cú dứt điểm (so với 15 của Saudi Arabia), có 197 đường chuyền (so với 659 đường chuyền của đối phương).

Chú thích ảnh

Nhật Bản khao khát chiến thắng và sẵn sàng phá bỏ những hình ảnh quen thuộc trong mắt công chúng (kiểm soát bóng, áp đặt thế trận) để lên ngôi vô địch. Đã 8 năm rồi, họ chưa xưng vương tại đấu trường châu lục. Nhưng hơn cả, danh hiệu chính là lời bảo chứng để bản kế hoạch mang tầm nhìn 100 năm mà Liên đoàn bóng đá Nhật Bản đề ra hơn 20 năm trước (với mục tiêu đưa đội tuyển bóng đá Quốc gia nam nước này vô địch World Cup 2092) có động lực tiếp tục thực hiện. Ngay từ thời điểm mà mọi thứ gần như là con số 0, cơ quan quản lý cao nhất của bóng đá xứ sở hoa anh đào đã đề ra mục tiêu táo bạo.

Yasuhiko Okudera, Tsubasa Oozora và khát vọng trở mình của kẻ nhược tiểu

Theo nhiều ghi nhận, bóng đá hiện đại lần đầu tiên đến với nước Nhật vào năm 1873 thông qua các sỹ quan của Hải quân Hoàng gia Anh. Năm 1921, Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA) thành lập và 8 năm sau, họ trở thành thành viên của Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA).
Trước năm 1992, bóng đá Nhật Bản phát triển một cách thiếu định hướng. Giải vô địch Soccer League (tương đương giải vô địch J League sau này) gần như chỉ hoạt động nghiệp dư. Ở Nhật Bản trước đây, bóng đá không phải môn thể thao được đa số người dân yêu thích mà thay vào đó là bóng chày và sumo. Tuy nhiên, vẫn còn đó những điểm sáng để những người yêu bóng đá xứ sở khi ấy hy vọng.

Trọng Hoàng và Nagamoto, hai chiến binh kinh nghiệm ở trận Việt Nam vs Nhật Bản

Đầu tiên chính là tấm huy chương đồng tại Thế vận hội mùa hè 1968. Hành trình của họ bắt đầu bằng chiến thắng 3-1 trước Olympic Nigeria, cầm hòa Olympic Brazil 1-1 và tiếp tục chia điểm với Olympic Tây Ban Nha ở lượt trận cuối cùng. Bước vào vòng tứ kết, Olympic Nhật Bản đánh bại Olympic Pháp với tỷ số 3-1 trước khi bị Olympic Hungary đánh bại 5-0. Trong trận tranh huy chương đồng, họ hạ gục Olympic Mexico 2-0 để giành hạng 3 chung cuộc.

Điểm sáng thứ hai là Yasuhiko Okudera. Khi bóng đá xứ sở hoa anh đào vẫn còn đang trong thời kỳ lạc lối, Okudera xuất ngoại sau khi lọt vào mắt xanh HLV Hennes Weisweiler của Cologne. Trước đó, Yasuhiko Okudera làm việc cho công ty điện Furukawa với vai trò nhân viên và tham gia chơi bóng nghiệp dư cho đội bóng của công ty trong khoảng thời gian rảnh rỗi. Sau khi chuyển tới Đức, ông lần lượt khoác áo các đội bóng Cologne, Hertha Berlin và Werder Bremen trong khoảng thời gian từ năm 1977 đến 1986, giành 1 Bundesliga, 1 cúp Quốc gia Đức và lọt vào bán kết cúp C1 châu Âu. Okudera cũng là cầu thủ châu Á đầu tiên ghi bàn tại cúp C1 châu Âu sau pha lập công vào lưới Nottingham Forest của HLV huyền thoại Brian Clough ở trận bán kết. Sau đó, Okudera trở lại Nhật Bản và giải nghệ tại đội bóng cũ Furukawa Electric.

Chú thích ảnh
Yasuhiko Okudera là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên xuất ngoại chơi bóng

Điểm sáng thứ ba của bóng đá Nhật Bản trong thời kỳ hỗn mang, thực chất lại là một sản phẩm văn hóa mang tính giải trí. Tuy nhiên tác động và ảnh hưởng của nó luôn được xem là to lớn nhất, đó chính là bộ truyện tranh “Đội trưởng Tsubasa”. Ý tưởng bộ truyện bắt nguồn sau khi họa sỹ Yoichi Takahashi theo dõi kỳ World Cup 1978 được phát trên truyền hình Nhật Bản. Càng tìm hiểu, Takahashi càng thấy cuốn hút với bóng đá và khiến ông quyết tâm tạo ra một nhân vật gắn liền với môn thể thao này trong thế giới của những trang giấy.

Và nhân vật Tsubasa Oozora ra đời. Định mệnh của cậu bé như được định gắn liền với túc cầu khi thoát chết nhờ một quả bóng đá. Tsubasa trở thành người hùng bất diệt với các khán giả yêu thích truyện tranh tại Nhật Bản, là nguồn cảm hứng cho những thế hệ cầu thủ sau này của xứ sở hoa anh đào như Hidetoshi Nakata, Keisuke Honda,… Bộ truyện mang tới những câu chuyện về tình bạn, tình đồng đội, quyết tâm “vươn tới mặt trời” của những con người bình thường. 

Việc các nhân vật trong “Đội trưởng Tsubasa” chuyển tới khoác áo những đội bóng nước ngoài như Sao Paulo, Barcelona, Hamburg, Juventus,… hay chính Yasuhiko Okudera trước đó tới Đức thi đấu đã chuyên chở một giấc mơ hóa rồng của người Nhật.

Asian Cup 1992, J League và tầm nhìn bóng đá Nhật Bản

Kỳ Asian Cup đầu tiên khởi tranh vào năm 1956 nhưng đến tận năm 1988, Nhật Bản mới tham gia. Tại cúp châu Á 1988, “Samurai xanh” dừng bước tại vòng bảng. 4 năm sau, Asian Cup 1992 tổ chức tại chính Nhật Bản, đây chính là cơ hội không thể tốt hơn để tạo nên cú hích với nền bóng đá quốc gia.

Đội tuyển Nhật Bản đã thi đấu vô cùng chắc chắn, khó chịu. Suốt hành trình Asian Cup 1992 ghi đậm dấu ấn đội chủ nhà với những trận hòa hoặc chiến thắng sát nút. Sự lì lợm và hợp lý giúp họ đánh bại đương kim vô địch lúc đó, đội tuyển Saudi Arabia, với tỷ số 1-0 ở trận chung kết. Asian Cup 1992 cũng ghi dấu của huyền thoại Kazu Miura (hay có biệt danh King Kazu) thời điểm ấy mới 25 tuổi. Ông là người ghi bàn duy nhất ở phút 87 giúp Nhật Bản thắng Iran 1-0 ở vòng bảng và kết thúc giải đấu ẵm luôn danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất”.

1 năm sau (năm 1993), giải vô địch Quốc gia J League ra đời thay thế cho Soccer League trước đó. Với bất cứ nền bóng đá nào, danh hiệu là cách tốt nhất để tạo ra một chương mới cho sự phát triển. Thành công tại Asian Cup 1992 và sự xuất hiện của J League đã tạo ra cú hích với sự phát triển của bóng đá Nhật Bản. J League 1993, mùa giải đầu tiên, quy tụ 10 đội tham dự và Verdy Kawasaki là nhà vô địch.

Chú thích ảnh
Gary Lineker (số 10) là một trong những ngôi sao thế giới đầu tiên tới J League thi đấu ở thời điểm ban đầu

Thời điểm ban đầu, các đội bóng J League rất ưa chuộng các chân sút ngoại. Hennie Meijer, chân sút người Hà Lan, là cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại giải đấu cho Verdy Kawasaki trong thất bại 1-2 trước Yokohama Marinos. Giống như cách giải vô địch Quốc gia Trung Quốc đang làm hiện tại, J League thời điểm sơ khởi cũng chiêu mộ rất nhiều những ngôi sao tầm cỡ thế giới như Zico, Carlos Dunga, Gary Lineker, Dragan Stojkovic,… Trong 3 năm kể từ J League khởi tranh, đội tuyển bóng đá nam Nhật Bản đã vươn lên thứ 21 trên bảng xếp hạng FIFA và trung bình  lượng khán giả tới sân theo dõi hàng tuần là 20.000 người.

Tuy nhiên, thập niên 90 được gọi là “Thập kỷ mất mát” với Nhật Bản khi nền kinh tế bị thắt chặt do “bong bóng kinh tế” đã vỡ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Bóng đá cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Các câu lạc bộ đứng trước nguy cơ giải thể do nhà tài trợ rút lui. Liên đoàn bóng đá Nhật Bản JFA phải đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt: xây dựng nền bóng đá căn cơ dựa trên nội lực là các cầu thủ bản địa thay vì xây dựng từ nóc. Kế hoạch với tầm nhìn 100 năm được đặt ra cùng mục tiêu đến năm 2092, đội tuyển Quốc gia vô địch World Cup đồng thời khi đó tại xứ sở mặt trời mọc sẽ có 100 CLB chuyên nghiệp. Đây là 1 kế hoạch đầy tham vọng và táo bạo.

Tiếp cận thế giới và chiến lược đào tạo “Cầu thủ là trên hết”

Để giúp bóng đá Nhật Bản phát triển và trở thành số 1 toàn cầu cần nhiều yếu tố. Trước hết, nền bóng đá ấy phải được tiếp thu những tinh hoa của thế giới. Về điều này, chúng ta đã thấy rất nhiều cầu thủ Nhật Bản mang đẳng cấp quốc tế chơi bóng ở nước ngoài như Keisuke Honda, Shinji Kagawa, Hidetoshi Nakata, Shunsuke Nakamura. Trong khi đó, đội hình của “Samurai xanh” tham dự Asian Cup 2019 có tới 13 cầu thủ đang thi đấu tại các CLB ngoài Nhật Bản (12 người chơi bóng ở châu Âu, 1 người thi đấu tại UAE). 

Ông Takehiko Nakamura, Nhà sáng lập kiêm CEO của công ty tư vấn quản lý thể thao Blue United, chia sẻ: “Xét về những gì diễn ra trên sân, bóng đá Nhật Bản đang có những bước tiến lớn. Bạn thấy [Gaku] Shibasaki đang chơi bóng ở Tây Ban Nha, [Shinji] Kagawa thường xuyên thi đấu ở Champions League và nhiều cầu thủ nữa đầu quân cho các đội bóng Bundesliga. Rất nhiều những điều tốt đẹp đang diễn ra”.

Chú thích ảnh
Ông Takehiko Nakamura, nhà sáng lập kiêm CEO của Blue United, từng là Giám đốc mảng kinh doanh quốc tế của Barcelona

Takehiko Nakamura sống tại New York, có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý thể thao. Ông từng nắm giữ những vai trò trong ban quản lý của Giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) cũng như CLB Barcelona. Nakamura chính là người đưa cựu tiền đạo Alessandro Del Piero đến Nhật Bản tham dự trận đấu gây quỹ từ thiện cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011. Ông Nakamura dành phần lớn sự nghiệp để giúp đưa cầu thủ Nhật Bản ra nước ngoài thi đấu.

Người đàn ông này cho rằng một cách hiệu quả để giúp bóng đá Nhật Bản tiếp cận và kết nối với bóng đá thế giới chính là các câu lạc bộ phải thay đổi chiến lược quảng bá thương hiệu. CLB Kashima Antlers, đội bóng thành công nhất Nhật Bản với 8 chức vô địch J1 League, đã hợp tác với Blue United của Takehiko Nakamura để trở thành đội bóng đầu tiên của xứ sở mặt trời mọc mở văn phòng đại diện tại nước ngoài. 

“Kashima là CLB hiểu tầm quan trọng của việc vươn ra toàn cầu. Họ là 1 trong 3 đội bóng ở trong nước có tài khoản Twitter bằng tiếng Anh và mở văn phòng tại nước ngoài. Họ đã bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số và sẵn sàng học hỏi các chiến lược marketing của các CLB nước ngoài. Ngoài ra, hồ sơ của họ cũng rất đẹp vì màn trình diễn trước Real Madrid [trong trận chung kết FIFA Club World Cup 2016]”, Nakamura chia sẻ trên tạp chí Tokyo Weekender vào năm 2017. Gaku Shibasaki, tiền vệ đang khoác áo CLB Getafe cũng có 5 năm thi đấu cho Kashima.

Chú thích ảnh
Tiền vệ Gaku Shibasaki, tuyển thủ Nhật Bản hiện đang khoác áo Getafe (Tây Ban Nha)

Tuy nhiên, mọi sự phát triển của nền bóng đá nào cũng đều phải dựa trên thứ cơ bản là chiến lược đào tạo cầu thủ. Với Nhật Bản, điều cốt lõi của chiến lược này chính là cụm từ “Cầu thủ là trên hết”. 

Thông điệp về đào tạo cầu thủ đăng trên trang chủ JFA có đoạn: “Khi nghĩ tới việc phát việc cầu thủ, có một phương châm quan trọng mà chúng ta phải nhớ. Đó là ‘Cầu thủ là trên hết!’. Khi đưa ra những quyết định dù ở mức độ nào hay những thử thách khó khăn xuất hiện trong quá trình cải cách,… chúng ta chắc chắn sẽ luôn quay lại với cụm từ này. Nhưng chúng ta nên cố gắng vượt qua những vấn đề, khó khăn và luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em. Phương châm mà chúng ta luôn phải khắc sâu: ‘Cầu thủ là trên hết!’”.

Đi sâu vào ý tưởng đào tạo, JFA chủ trương rằng các đội bóng tại J League không nên đặt nặng chiến thắng hay thất bại ở giải quốc nội mà hãy lấy tiêu chuẩn thế giới là mục tiêu hướng đến. Cơ quan quản lý cao nhất của bóng đá Nhật Bản tạo ra một chu trình tuần hoàn bao gồm: tạo ra kịch bản các vấn đề, tìm cách giải quyết, tham dự các giải đấu quốc tế và phân tích chúng. Có ba kiểu vấn đề: vấn đề dài hạn là tìm ra những lứa cầu thủ mầm non làm nền tảng; vấn đề trung hạn là nuôi dưỡng các cầu thủ trẻ, đào tạo HLV và vấn đề ngắn hạn chính là đội tuyển Quốc gia.

Chú thích ảnh
Liên đoàn bóng đá Nhật Bản hướng tới việc tạo ra một đội tuyển với lối chơi có bản sắc riêng dựa trên quá trình đào tạo căn cơ, bài bản

Điều tiếp theo là duy trì một triết lý huấn luyện nhất quán ở tất cả các cấp độ từ U6 đến U23, đội tuyển Quốc gia. JFA khuyến khích các HLV ở Nhật Bản nên suy nghĩ tới điều này bởi mục tiêu tối thượng chính là sự phát triển của nền bóng đá quốc gia, thành tích quốc tế của các đội tuyển. Đặc biệt, tư tưởng này gắn liền với điều thứ ba trong ý tưởng đào tạo là tạo ra một lối chơi mang bản sắc riêng, phát huy phẩm chất của con người Nhật Bản: khả năng kỹ thuật, sự nhanh nhẹn, sức mạnh đoàn kết, sự cần cù, bền bỉ và tinh thần fair-play.

Chúng ta đều biết bất cứ nền bóng đá thành công nào trên thế giới cũng đều có một bản sắc riêng trong lối chơi và những vị quản lý của bóng đá xứ sở hoa anh đào cũng mong muốn như vậy.

Trên bảng xếp hạng FIFA mới nhất, đội tuyển Nhật Bản đang xếp thứ 3 châu Á. Chắc chắn, họ không hài lòng về điều này. Tuy nhiên, ngôi vị số 1 châu lục sẽ là chưa đủ, người Nhật muốn trở thành số 1 thế giới. Từ thời điểm này tới năm 2092 còn khoảng thời gian dài để họ đạt được mục tiêu vô địch World Cup. Và để làm được điều đó, Nhật Bản cần xây dựng từ những viên gạch nhỏ, mà danh hiệu Asian Cup 2019 không nằm ngoài trong số đó.

Nguyễn Hồng Phú

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm