VIDEO: Vì sao nói 'Mùa Vu lan bông hồng cài áo'?

15/08/2019 14:07 GMT+7 | Video Văn hóa

(Thethaovanhoa.vn) - Nghi thức Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào năm 1962

Nét đẹp của lễ Vu Lan Báo hiếu

Nét đẹp của lễ Vu Lan Báo hiếu

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo với ý nghĩa là ngày lễ báo hiếu cha mẹ. Ngày lễ này thể hiện nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân” mà mỗi người con đều không thể nguôi quên.

VIDEO: Vì sao nói 'Mùa Vu lan bông hồng cài áo'?

Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm "Bông Hồng Cài Áo" vào năm 1962.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu đỏ lên áo, đó là biểu tượng của việc còn cha mẹ. Những người đã mất mẹ thì cài hoa màu trắng.

Mi Mi 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm