Trải nghiệm làm DJ, VR Artist từ công nghệ kỹ thuật số cùng các học sinh Lào Cai

25/11/2018 07:48 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Sau 5 năm thực hiện, dự án giáo dục văn hóa nghệ thuật ODA do Viện Phát triển Đào tạo Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc tổ chức tại Việt Nam đã tổng kết bằng các màn trình diễn, giới thiệu các sản phẩm nghệ thuật của các học sinh trung học Lào Cai trong hai ngày 24, 25/11 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, 49 Nguyễn Du, Hà Nội.

Mô hình giáo dục nghệ thuật trong không gian bảo tàng

Mô hình giáo dục nghệ thuật trong không gian bảo tàng

Sáng 21/5, Bảo tàng Mỹ thuật VN (66 Nguyễn Thái Học, HN) đã khai trương Không gian sáng tạo cho trẻ em - nhằm mở đầu cho chương trình giáo dục mỹ thuật sẽ diễn ra thường xuyên tại Bảo tàng.

Trong không gian triển lãm của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc là 20 tác phẩm được thiết kế, tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo với chủ đề ‘Kỷ niệm 26 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc’ do các học sinh Lào Cai thực hiện theo các hình thức sáng tạo poster, logo, hình minh họa trên áo phông, cốc sứ...

Chỉ sau một tháng được đào tào bởi các giáo viên, chuyên gia Hàn Quốc, các học sinh Lào Cai đã làm quen, thành thục và trình diễn nghệ thuật bằng công nghệ như những nghệ sĩ VR Artist thực hiện tác phẩm media art kết hợp âm nhạc với các tác phẩm nghệ thuật sử dụng công nghệ ‘Projection Mapping’, làm nghệ sĩ DJ với phần biểu diễn âm nhạc điện tử Djing sử dụng ứng dụng thiết bị âm nhạc midi Lauchpad, hay họa sĩ vẽ tránh nhanh khi sử dụng ứng dụng ‘Tilt Brush’ của Google.

Khách tham quan tại triển lãm cũng có dịp được trải nghiệm về thế giới kỹ thuật số qua các chương trình như sáng tác tác phẩm mỹ thuật vận dụng AI, cảm nhận tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng qua chương trình gigapixel và biểu diễn tác phẩm nghệ thuật bằng công nghệ hiện thực tăng cường khám phá văn hóa Hàn Quốc qua thiết bị VR.

Tại triển lãm, các em thiếu nhi cũng sẽ có dịp được tô tranh màu và xem tranh ở hình ảnh 3D qua một ứng dụng từ điện thoại thông minh.

Tác phẩm Chị gái của Nguyễn Long Vũ
Tác phẩm 'Chị gái' của Nguyễn Long Vũ

Chia sẻ lý do chọn Lào Cai trở thành điểm thực hiện dự án đầu tiên tại Việt Nam, bà Kim Myo Eun - Giám đốc dự án tại Hiệp hội đào tạo phổ cập kỹ thuật số Hàn Quốc cho biết, với mong muốn được thấy rõ hiệu quả của dự án, tổ chức đã lựa chọn Lào Cai - nơi quy tụ nhiều dân tộc thiểu số của Việt Nam để thực hiện.

Biểu diễn âm nhạc điện tử Djing sử dụng ứng dụng thiết bị âm nhạc midi Lauchpad

"Đối với lĩnh vực kỹ thuật số thì tất cả các học sinh dù là Việt Nam hay quốc tế đều có lần tiếp cận đầu tiên nên tôi không thấy có khoảng cách nào đối với các em học sinh ở Lào Cai khi được học tập và trải nghiệm với công nghệ.

Với tôi, điều quan trọng là phương pháp tiếp cận đúng đắn và cách vận dụng công nghệ kỹ thuật số vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả. 

Đây là dự án đã được triển khai tại nhiều nước như Mỹ, Pháp. Ngay cả khi chương trình đang diễn ra tại Việt Nam thì cũng có một chương trình tương tự đang diễn ra tại Hàn Quốc. Vì thế, không có giới hạn nào về sự tiếp thu dành cho các học sinh" - bà Kim Myo Eun khẳng định.

Sáng tác Logo "Cùng bay cao" của Hoàng Thị Thu Hiền
Sáng tác Logo "Cùng bay cao" của Hoàng Thị Thu Hiền

"Theo đó, các em học sinh tại Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận sớm phương pháp giáo dục mới mẻ này và thể hiện khả năng thích nghi, sáng tạo một cách nhanh chóng.

Tôi biết rằng, với nhiều người thì phương pháp giáo dục này vẫn còn là một sự lạ lẫm. Nhưng các bạn cũng biết rằng, thế giới đã thay đổi, kiến thức chỉ là hữu hạn với công nghệ như trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, thay vì chỉ thu thập kiến thức một chiều thì chúng ta có thể phát triển toàn diện và mở rộng hơn, từ nhân cách, trí tuệ, sự sáng tạo... như những gì dự án chúng tôi đang thực hiện.

Tôi hi vọng rằng, dự án này sẽ sớm đến được với học sinh ở nhiều nơi hơn tại Việt Nam, giúp các em có một môi trường học tập văn hóa nghệ thuật một cách hiệu quả và cấp tiến. Đồng thời, giúp các em hoàn thiện bản thân hơn. 

Do đó, Lào Cai mới chỉ là điểm khởi đầu của dự án tại Việt Nam" - bà Kim Myo Eun cho biết thêm. 

Chương trình ‘ODA giáo dục văn hóa nghệ thuật’ do Bộ VHTTDL (Bộ trưởng Do Jong Hwan) chủ trì, Viện Phát triển Đào tạo văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc (Viện trưởng Yang Hyun Mi) thực hiện tại Lào Cai, Việt Nam từ năm 2013.

Đây là dự án hợp tác phát triển quốc tế được triển khai với mục đích xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo văn hóa nghệ thuật tự phát và bền vững thông qua cơ sở giáo dục tại địa phương, tăng cường đội ngũ nền tảng của ngành văn hóa nghệ thuật cũng như phát triển sự sáng tạo, năng lực giao tiếp xã hội của học viên.

Tính đến năm 2017, dự án đã tiến hành hỗ trợ triển khai chương trình dạy nhiếp ảnh, mỹ thuật thị giác, múa, diễn kịch dành cho cả giáo viên và học sinh tại Lào Cai. Trong đó, học sinh là đối tượng trung tâm.

Năm nay, dự án thực hiện theo nhu cầu của địa phương, bao gồm: chương trình Giảng dạy diễn kịch vận dụng tác phẩm văn học để khuyến khích hoạt động đọc sách của thanh thiếu niên, đồng thời triển khai chương trình Phổ cập kỹ thuật số trong giảng dạy văn hóa nghệ thuật, với nội dung vận dụng các công cụ kỹ thuật số để sáng tạo văn hóa nghệ thuật.

Đặc biệt, đối với chương trình phổ cập kỹ thuật số, các giáo viên đến từ Hàn Quốc đã triển khai đào tạo từ xa sau khi đã tiến hành giảng dạy cơ bản tại địa phương, hỗ trợ học sinh có thể tự tiếp tục công việc học tập một cách độc lập, liên tục.

Cùng xem một số tác phẩm và màn trình diễn nghệ thuật của các học sinh:

Thiếu nữ Sapa của Bùi Thị Minh Hạnh
Thiếu nữ Sapa của Bùi Thị Minh Hạnh
Truyền thống của Trịnh Trung Thành
"Truyền thống" của Trịnh Trung Thành
Không gian triển lãm
Không gian triển lãm 
Thiết kế Logo kỉ niệm 26 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc do học sinh trung học Lào Cai thực hiện được in ấn trên cốc và áo phông
Thiết kế Logo kỉ niệm 26 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc do học sinh trung học Lào Cai thực hiện được in ấn trên cốc và áo phông

Trình diễn nghệ thuật bằng công nghệ

Thanh Tú

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm