Tản văn cuối tuần: Ưa nịnh và ưa 'hón'

02/07/2022 07:30 GMT+7

Ở quê tôi có một từ nay gần như đã mất. Nó chỉ còn đọng lại ở lớp người già, đó là từ “hón”.

Tản văn cuối tuần: Con cóc & tai voi

Tản văn cuối tuần: Con cóc & tai voi

Hè rồi. Cả vạn biện pháp chống nóng được triển khai vì thời ấy cái điều hòa nhiệt độ còn chưa có trong truyện khoa học viễn tưởng. Và đẳng cấp giàu nghèo là ở cái quạt.

Tôi chợt nhớ ra là hôm về quê thấy anh em đứa cháu nó đang chí chóe với nhau củ khoai luộc có nguy cơ oánh nhau. Thằng anh giữ rịt củ khoai, giấu ra sau lưng, không chia cho em nó. Thằng em thì bệt mông xuống nền nhà, lè nhè sụt sịt bất lực. Chú em nhìn tôi, chỉ thằng anh cười, bảo cứ từ từ, rồi nó sẽ tình nguyện cho, có khi còn vui vẻ cho hết í! Nó ưa “hón” lắm. “Hón” cho vài câu là xong chứ dùng vũ lực là không được với nó.

“Hón” là khen đối tượng có những phẩm chất tốt, nào là giỏi giang, ngoan ngoãn, hiền lành, tốt bụng, tử tế, gan dạ,... đại loại là những phẩm chất tốt đáng ca ngợi, dù chẳng biết đối tượng có phẩm chất đó hay không. “Hón” tương đồng với nghĩa “nịnh”. “Ưa hón” có nghĩa là ưa nịnh.

Chú thích ảnh
“Bạn già” (1980), tranh khắc gỗ của họa sĩ Đỗ Đức (sưu tập của Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam)

Việc ngay sau đó chú ngồi xuống, dỗ dành thằng bé, khen nó đủ điều tốt. Nó lắng nghe như được ru, và cơn buồn ngủ tới. Rồi nó nó chìa tay đưa cho em củ khoai một cách tự nguyện bao dung. Thôi tao cho mày cả, sướng nhé!

Thì ra “hón” là một phương pháp đàm phán hòa bình tay đôi trong phạm vi hẹp rất lợi hại.

Nhưng “hón” thường chỉ dùng ở trong nhà, giữa người thân với nhau. Bảo nhau “ưa hón”, nghĩa là phê tính cách ưa nịnh, ưa được mơn trớn khen. Mắng nhau là “đồ con hón” cũng nhẹ nhàng như ý chê trách chứ không có ý miệt thị. Dù đều chỉ sự ưa nịnh, nhưng nói “ưa hón” không gây tự ái bằng ưa nịnh. Với lại từ “hón” đứng riêng thì vô nghĩa, nó phải đi với từ ưa, “ưa hón”, chứ chữ “nịnh” thì chỉ cần một từ là người ta cũng hiểu ngay.

Tôi vào google tra thì không thấy từ “hón”. Trong từ điển chắc chưa bao giờ được đưa vào vì có khi nó chỉ là phương ngữ quê tôi. Tuy vậy tôi vẫn quý từ này, coi nó như viên ngọc trong ngôn ngữ mà tiền nhân đã tạo ra, làm cho sự giao tiếp trở nên phong phú.

Bao nhiêu từ mới chồi ra như lộc cây trong thời giao tiếp thị trường. Nhưng cũng có nhiều từ ngữ ở cùng quê âm thầm mất đi như tấm áo cũ không mặc đến, dần bị vứt bỏ. Nhưng tôi nhớ quê, yêu quê cũng chỉ vì quê tôi có từ “hón” là đặc sản của riêng tôi!

Họa sĩ Đỗ Đức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm