Nghệ sĩ Nhật biến tấu nhạc điện tử cùng đàn bầu Việt Nam

09/03/2018 07:52 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Vào lúc 19h30 ngày 10/3 tại Mọt + (1057 Bình Quới, TP.HCM) sẽ diễn ra buổi trình diễn nghệ thuật âm thanh đặc biệt, với sự tham gia của các nghệ sĩ Junichi Usui (Nhật), Scobi Wan (Mỹ), nhóm Rắn cạp đuôi collective (Việt Nam) và Arnont Nongyao (Thái Lan).

Nói đặc biệt vì các nghệ sĩ này sẽ kết hợp âm nhạc quốc tế với âm nhạc Việt Nam trong tinh thần thể nghiệm tối đa về âm thanh. Một trong vài điểm nhấn sẽ là cách nghệ sĩ Junichi Usui (Nhật) dùng kỹ thuật điện tử để tạo hiệu ứng phản hồi lên 3 cây đàn bầu. Nói nôm na, thay vì chơi các cây đàn này, Junichi Usui dùng từ trường âm thanh làm 3 dây đàn “tự” ngân lên.

Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Junichi Usui

Từ năm 2015, Junichi Usui đến Việt Nam để tìm hiểu âm nhạc truyền thống Việt Nam. Anh đã học guitar phím lõm với nghệ sĩ Huỳnh Khải, học đàn bầu với NSND Phương Bảo. Hiện nay Junichi Usui cũng đang trau dồi tiếng Việt để có thể học được ca trù.

Sinh năm 1977 tại Tokyo, Junichi Usui có 15 năm học âm nhạc truyền thống Nhật Bản, song hành đó là học âm nhạc dân gian của Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Ireland và Việt Nam. Mục đích chính của anh là tích hợp âm nhạc truyền thống vào thể nghiệm âm thanh, đồng thời phối kết hợp với nghệ thuật đương đại, phim ảnh, sân khấu, thơ ca, trình diễn.

Như Hà

Khi 'Tây' khai thác chất liệu âm nhạc truyền thống Việt

Khi 'Tây' khai thác chất liệu âm nhạc truyền thống Việt

Tối 10/3 tại Mọt + (TP.HCM), nghệ sĩ Junichi Usui (Nhật) sẽ cho thấy chất liệu âm nhạc truyền thống của Việt Nam hoàn toàn có thể đi vào âm nhạc đương đại.

Đàn bầu - kết tinh của văn hóa Việt: Xứng đáng đề cử Di sản thế giới

Đàn bầu - kết tinh của văn hóa Việt: Xứng đáng đề cử Di sản thế giới

Không chỉ dừng lại ở một nhạc cụ truyền thống, những gì gắn với quá trình phát triển của đàn bầu đã cho thấy: cây đàn này thực sự là một 'nhân chứng' đặc biệt trong dòng chảy lịch sử và văn hóa Việt Nam.

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm