Môn phái của Kim Dung giỏi lấn sân phim ảnh và game

26/09/2013 10:09 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Người mê Kim Dung hẳn sẽ nhận ra một số môn phái có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng, thậm chí tạo thành thương hiệu khi lấn sân sang lĩnh vực game online.

Dường như, các nhà làm phim, sản xuất game nhận thấy sức ảnh hưởng tiềm tàng thông qua ngòi bút của tiểu thuyết gia Kim Dung nên đã đưa các môn phái này lấn sân sang hai lĩnh vực nói trên.

Chọn lọc môn phái trên phim

Võ Lâm Trung Nguyên từ thuở sơ khai trong Kim Dung thường có từ 5 - 7, thậm chí là 10 môn phái, chia làm 02 nhánh chính và tà. Các câu chuyện thường xoay quanh sự giành giật bí kíp võ lâm, ngôi minh chủ hoặc phe phái tranh hùng, bá đạo một cõi. Giang hồ dậy sóng cũng bởi những nguyên do đó.

Kim Dung có biệt tài khiến người đọc mê mẩn bởi lối viết bí ẩn mà cuốn hút. Từ cách dẫn dắt chuyện cho đến kết thúc dường như là một xâu chuỗi có thắt, mở rõ rệt và theo từng trường đoạn.

Võ công Võ Đang phái lấy nhu chế cương

Chính điểm nổi bật này mà tiểu thuyết của ông được các nhà sản xuất dựng nên những bộ phim hay như Thần Điêu Đại Hiệp (khoảng 10 phiên bản), Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ,... Tác phẩm của Kim Dung khá ưu ái cho các môn phái như Võ Đang, Thiếu Lâm, Nga Mi, Cái Bang,... Do vậy, trên phim ảnh, chúng ta cũng sẽ thấy các hình tượng nhân vật xuất chúng về võ học hoặc vị thế trên giang hồ, điển hình như Trương Tam Phong (Võ Đang), Tiêu Phong, Hồng Thất Công (Cái Bang), Chu Chỉ Nhược (Nga Mi), Vô Danh Thần Tăng (Thiếu Lâm),... Những nhân vật này nếu không phải là thần công cái thế thì cũng là những bậc thượng thừa võ học của võ lâm thời bấy giờ.

Tận dụng ưu thế lôi cuốn vốn có từ tiểu thuyết, các nhà làm phim đã khiến người xem mê đắm cả tạo hình nhân vật lẫn nội dung của phim. Các môn phái này thường được khai thác ở thể loại phim võ hiệp kinh điển hoặc phim hài.

Môn phái xưng bá trong game

Có rất nhiều tựa game thuộc dòng kiếm hiệp Kim Dung như Võ Lâm Truyền Kỳ, Võ Lâm Ngũ Bá, Thiên Long Bát Bộ, Độc Cô Cầu  Bại, Võ Lâm Chi Mộng... đã tạo nên “thương hiệu” của những môn phái này thông qua các chiêu thức võ học như Giáng Long Thập Bát Chưởng (Cái Bang), Dịch Cân Kinh, Như Lai Thần Chưởng (Thiếu Lâm),... Đây cũng chính là điểm mạnh để các tựa game thu hút đông đảo người chơi.

“Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”, “Thiên Hạ Đệ Nhất Cái  Bang”,... là những danh xưng mà hào kiệt giang hồ dành cho các đệ tử Thiếu Lâm, Võ Đang, Cái Bang. Không phải ngẫu nhiên mà những môn phái này có được thanh thế đó. Tiếng tăm của họ có được bởi quần hùng xưng tụng dựa vào thực lực võ học và chí khí hành tẩu giang hồ. Ví như đối với Thiếu Lâm, ngoài chuyện hiển nhiên môn phái này được xem là cội nguồn võ học thì còn được gọi là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm.

Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm

Nói tới Võ Đang, người ta thường nghĩ đến những nhân vật dáng vẻ đạo mạo, mà uyên thâm về võ học lấy nhu chế cương. Võ công của môn phái này mềm mại, uyển chuyển nhưng tinh tế vô cùng. Đây là môn phái phù hợp với những người chơi thích giành ưu thế bằng trí tuệ và chiến thuật.

Đệ tử phái Nga Mi dịu dàng nhưng khí chất rất kiên cường

Ngoài Thiếu Lâm, Võ Đang thì Nga Mi và Cái Bang cũng là hai môn phái được mô phỏng trong các tựa game online. Những tiểu ni cô nhìn thoáng qua rất e lệ, dịu dàng, thế nhưng họ có khí chất kiên cường và rất kiên định khi phải đối mặt với loạn lạc của võ lâm. Mạng lưới Cái Bang thì trải rộng khắp Trung Nguyên, họ có vẻ ngoài rách rưới  nhưng khi có biến thì khả năng gây chao đảo quần hùng của phái này là điều có thể xảy ra.

Cái Bang đỉnh đỉnh đại danh Võ Lâm Trung Nguyên

Có một môn phái mà rất ít tựa game khai thác, đó chính là Cổ Mộ. Môn phái này thành lập từ mối hận tình của nữ hiệp Lâm Triều Anh đối với sư tổ Toàn Chân Giáo Vương Trùng Dương. Những đại biểu xuất sắc của môn phái như Tiểu Long Nữ, Lý Mạc Sầu dường như cũng chịu chung số kiếp hẩm hiu như vị tổ sư khi vướng vào những cuộc tình đẫm nước mắt đã trở thành kinh điển của tiểu thuyết võ hiệp.

Cổ Mộ phái thoát thục và bí ẩn

Được xem như một phiên bản Võ Đang của nữ giới, Cổ Mộ phái cũng chú trọng tu luyện nội ngoại song tu với hai sở trưởng về kiếm và thần châm. Phiên bản thứ 06 Đại Kiếm Hội của Kiếm Thế ra mắt từ 14/9/2013 đã đem môn phái của Tiểu Long Nữ đến với đông đảo người chơi. Việc đệ tử Cổ Mộ phải bước chân vào giang hồ đoạt lại thần binh Thần Sa của tổ sư sẽ là cơ hội quý hiếm để giang hồ tận mắt chiêm ngưỡng những tuyệt thế thần công mà trước giờ vẫn bị phủ lấp đằng sau lớp sương mù của Chung Nam Sơn.

PV

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm