LHP Việt Nam: Lần đầu tiên chấp nhận phim 'Việt hóa'

16/08/2017 07:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Trong khi giải Cánh diều năm 2017 vừa qua vẫn chối từ phim làm lại (re-make) thì ở LHP Việt Nam lần thứ 20 (sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017), Bộ VH,TT&DL đã “cởi trói” cho dòng phim này.

“Thực tế, xu thế phát triển của điện ảnh nở rộ phim remake. Chúng tôi  không chủ trương "cứ làm phim remake đi" nhưng phải nói rằng phim nào chất lượng thì chúng ta không nên bỏ sót. Ở đó có sự sáng tạo của rất nhiều thành phần: đạo diễn, diễn viên, quay phim... và nó cũng chuyển tải ít nhiều văn hóa Việt” - TS Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh lý giải.

Cú hích mang tên “Em là bà nội của anh”

Quy định về phim tham dự LHP Việt Nam ghi: “Phim làm lại (remake) từ kịch bản, hoặc từ phim nước ngoài có thể đăng ký tham dự tất cả các chương trình của LHP. Trường hợp phim được chọn dự thi sẽ được xét các giải thưởng dành cho các nhân (trừ giải thưởng cho tác giả kịch bản); không được xét giải thưởng dành cho bộ phim (giải Bông Sen)”.

Chú thích ảnh
Phim “Em là bà nội của anh” từng bị loại khỏi giải Cánh diều vì đóng mác “Việt hóa”

Nói rõ thêm về quy định này, bà Ngô Phương Lan cho rằng: “Tại sao phải đưa rành mạch vào quy chế như thế? Vì các nước cũng không có sự phân biệt, không nói đâu xa, Oscar cũng chấm những phim làm lại từ vở kịch, từ một bộ phim có thể làm lại rất nhiều lần và cũng không giới hạn...

Chúng tôi cũng cố gắng làm theo thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp và minh bạch rõ ràng theo tiêu chuẩn, thực tế Việt Nam, đó là lý do BTC quyết định đưa rõ vào quy định”.

Năm 2016, giải Cánh Diều từ chối Em là bà nội của anh - bộ phim sản xuất năm 2015, được làm lại từ bộ phim Hàn Quốc Miss Granny. Phiên bản Việt hóa được tập đoàn CJ Entertainment của Hàn Quốc đầu tư sản xuất và phát hành. Phim lập kỉ lục doanh thu ở Việt Nam (hơn 100 tỉ đồng). Trước đó, phim dự Chương trình toàn cảnh ở LHP Việt Nam lần thứ 19, và không tranh giải.

Lý do Em là bà nội của anh bị từ chối là bởi Hội Điện ảnh đánh giá đó là phim Việt hóa, không nhiều dấu ấn sáng tạo.

Tuy nhiên, LHP lần này, Cục Điện ảnh - Bộ VH,TT&DL đã nhìn thấy sự “oan uổng” của những bộ phim Việt hóa này nên đã để nó tranh giải chính thức. Nhưng tất nhiên, có điều kiện kèm theo: chỉ ở các giải cá nhân.

Việt Nam khởi xướng Giải thưởng phim ASEAN

Năm nay, Việt Nam đăng cai Hoa hậu ASEAN và người đẹp Việt là Yến Nhi giành ngôi Á hậu. Và cuối 2017 này, lần đầu tiên Giải thưởng phim ASEAN sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng cùng với LHP Việt Nam.

Film ASEAN Awards có tiêu chí: Điện ảnh kết nối cộng đồng ASEAN. Theo đó, giải thưởng hướng tới các tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất và các nhà làm phim, nghệ sĩ điện ảnh có sức sáng tạo nổi bật trong khu vực để vinh danh… Mỗi nước sẽ được tuyển chọn 1 phim tham dự giải thưởng. Ban giám khảo gồm 3 thành viên thuộc các quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á.

Công bố hạng mục Toàn cảnh LHP Việt Nam XIX: 100% phim thương mại

Công bố hạng mục Toàn cảnh LHP Việt Nam XIX: 100% phim thương mại

HP Việt Nam XIX sẽ diễn ra từ ngày 1/12/2015 đến 5/12/2015 tại TP Hồ Chí Minh gồm 2 hạng mục Phim dự thi và Phim toàn cảnh. Phim được chọn cho 2 hạng mục này đều là phim được cấp phép phổ biến từ ngày 1/9/2013 đến ngày 10/10/2015.

Trong khu vực, Campuchia từng có nền điện ảnh phát triển rực rỡ từ những năm 1960. Năm 2014, Rithy Panh - đạo diễn người Pháp gốc Campuchia gây bất ngờ khi Những nắm đất sét của ông vào vòng đua Oscar.

Chú thích ảnh
Phim tài liệu "The Missing Picture" của đạo diễn Rithy Panh

Còn Thái Lan thì sao? Giới trẻ Việt cũng từng phát sốt với Tình người duyên ma. Rộng hơn, trên truyền hình, phim Thái gần như món ăn không thể thiếu của khán giả.

Giải thưởng lần đầu tiên được tổ chức này là sáng kiến của chủ nhà Việt Nam, nhân sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhưng ngoài ý nghĩa này, có thể nói, giải thưởng cũng sẽ giúp các nhà làm phim Việt Nam nhìn rộng ra khu vực để biết vị thế mình đang ở đâu?

Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại và nhân văn

LHP Việt Nam lần thứ 20 hướng đến các tác phẩm điện ảnh thể hiện được nội dung tư tưởng nhân văn, có thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, chất lượng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Khẩu hiệu của Liên hoan phim: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại và nhân văn”.

Đối với phim đã đăng ký tham dự Liên hoan Phim, BTC Liên hoan Phim thành lập Hội đồng tuyển chọn để lựa chọn phim dự thi, phim chiếu giới thiệu trong “Chương trình toàn cảnh”, phim tham dự Giải thưởng Phim ASEAN.

Hoàng Lê
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm