Khánh Hoà​​​​​​​: Nhiều di tích, danh thắng bị xâm hại nghiêm trọng

17/09/2019 08:24 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, trùng tu các di tích, danh thắng quốc gia, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều danh thắng, di tích bị xâm hại nghiêm trọng.

Thừa Thiên - Huế tiếp tục bảo tồn, trùng tu 16 công trình di tích

Thừa Thiên - Huế tiếp tục bảo tồn, trùng tu 16 công trình di tích

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục bảo tồn, trùng tu 16 công trình di tích, với tổng nguồn vốn bố trí 100 tỷ đồng (cho cả năm 2019); trong đó, vốn đã giải ngân là hơn 24,6 tỷ đồng. Hầu hết các công trình đang được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đầu tư, bảo tồn theo kế hoạch, phù hợp với Luật Di sản văn hóa và các Hiến chương, công ước quốc tế về bảo tồn, tu bổ di tích.

Trong số các di tích bị xâm hại phải kể đến Khu di tích lầu Bảo Đại (tên gọi khác là biệt thự Cầu Đá) nằm trên núi Cảnh Long bên vịnh Nha Trang (ở phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa). Tháng 8.2013, UBND tỉnh Khánh Hòa giao hơn 13,6 ha đất, gồm toàn bộ khu di tích lầu Bảo Đại và mặt nước danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang cho Công ty CP đầu tư Khánh Hà (thuộc Tập đoàn Hà Đô) thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại.

Chú thích ảnh
Khẩu thần công một thời được xem là linh hồn của Thành cổ Diên Khánh nay bị bỏ mặc chỏng chơ

Sau khi được giao dự án, Công ty CP đầu tư Khánh Hà cho máy đào, ủi, cạo trọc cả ngọn núi Cảnh Long để xây biệt thự, khách sạn, nhà hàng, quán bar... Việc san gạt, xẻ núi Cảnh Long để tạo mặt bằng thi công các hạng mục móng biệt thự, khách sạn..., trong đó một số vị trí được đào sâu vào lòng đất để xây công trình ngầm sẽ làm kết cấu địa chất nơi đây bị thay đổi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các ngôi biệt thự cổ.

Chú thích ảnh
Di tích lầu Bảo Đại đang bị “băm nát”

Ngoài di tích lầu Bảo Đại, Di tích quốc gia Thành cổ Diên Khánh (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia từ năm 1988 đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng. Theo các tài liệu nghiên cứu, thời Tây Sơn, Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn Diên Khánh để đắp lũy xây thành trấn thủ cả vùng Nam Trung Bộ và chi viện cho Nam Bộ. Một khu di tích chứa đựng giá trị lịch sử lớn lao là thế nhưng hiện nay hầu hết các hạng mục của Thành cổ Diên Khánh hầu như đều đã bị “xóa sổ”. Trong khu vực vùng lõi của Thành cổ Diên Khánh bị nhiều hộ dân xâm lấn xây nhà, nhiều cơ quan hành chính của huyện Diên Khánh cũng xây trong khuôn viên khu di tích.

Ngoài ra, còn nhiều di tích khác bị chính cơ quan quản lý nhà nước cho thuê kinh doanh kiếm lời, trong đó phải kể đến danh thắng quốc gia Hòn Chồng.

Xuân Hướng/Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm