Họa sĩ Nguyễn Tấn Cương làm triển lãm về… ánh sáng

17/12/2019 07:21 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Ánh sáng là tên gọi cuộc triển lãm cá nhân của Nguyễn Tấn Cương, sẽ diễn ra từ 20/12/2019 tới 20/1/2020 tại Cuci Art Studio (25 Hàng Bún, Hà Nội).

Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện 'Tranh dân gian Hàng Trống'

Triển lãm nghệ thuật đa phương tiện 'Tranh dân gian Hàng Trống'

Chiều 20/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khai mạc triển lãm nghệ thuật đa phương tiện “Tranh dân gian Hàng Trống”, nhằm tôn vinh giá trị di sản của tranh dân gian Hàng Trống, cũng như các dòng tranh dân gian Việt Nam khác tại Bảo tàng Hà Nội.

Gồm 20 tác phẩm tranh kích thước vừa và lớn trên toan, đây là triển lãm được Nguyễn Tấn Cương ấp ủ gần một thập kỷ sau 10 năm gián đoạn trong thế giới nghệ thuật. Như lời anh, đây là khoảng thời gian “chìm vào bóng tối” rất cần thiết để cho chúng ta thấy được sự biến hóa trong tâm hồn nghệ sĩ. Và với cái tên Ánh sáng, Nguyễn Tấn Cương đã cho người xem thấy thì ra bóng tối cũng cần thiết như ánh sáng - khi chính bóng tối nâng tầm ánh sáng lên.

Lớn lên tại miền Nam và bắt đầu tiếp xúc với giá vẽ từ năm 12 tuổi, Nguyễn Tấn Cương (SN1953) theo đuổi hội họa và tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1973. Thừa nhận mình tập tành hội họa trừu tượng từ những năm 1980, nhưng đến khi nghệ sĩ Nguyễn Trung từ Pháp trở về năm 1991, Nguyễn Tấn Cương mới chuyên tâm thực hành trừu tượng cùng Nhóm 10 Người lúc bấy giờ. Sau đó, ngôn ngữ nghệ thuật này trở thành trào lưu, lan rộng khắp cộng đồng nghệ thuật từ Nam ra Bắc. Đến hôm nay, khi nhắc đến nghệ sĩ thực hành trừu tượng đã thành danh ở miền Nam, không thể bỏ qua cái tên Nguyễn Tấn Cương, bên cạnh Tạ Tỵ, Nguyễn Phước, Nguyễn Trung, Trần Văn Thảo, Đỗ Hoàng Tường…

Chú thích ảnh
Một tác phẩm tại triển lãm

“Tôi lớn lên trong thời kỳ chiến tranh và chứng kiến không biết bao khổ đau vô tận của con người” - Cương bộc bạch. Những ký ức của các cuộc chiến ám ảnh đến nỗi những con người thuộc thế hệ như Cương chưa bao giờ thoát khỏi nỗi đau mà nó mang lại. Sự chịu đựng ấy hiện hữu trong tác phẩm thông qua kỹ thuật vẽ trừu tượng của Cương, khi chúng mang tính giáo dục về cảm xúc đặc biệt với những ai chưa từng đi qua chiến tranh.

Sơn Tùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm