'Chiến tranh Việt Nam' trong Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Hoa Kỳ

15/11/2021 20:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam sắp tới (23/11), xin giới thiệu một góc của Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Hoa Kỳ tại Thủ đô Washington DC. Đây là 1 trong 19 bảo tàng, viện nghiên cứu và vườn bách thú thuộc sở hữu của Smithsonians, một thiết chế văn hóa đặc thù gắn với công cuộc bảo tồn di sản khổng lồ của nước Mỹ.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 14): 'Văn hóa phải sửa được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ'

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (Kỳ 14): 'Văn hóa phải sửa được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ'

Đó là một ý trong bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc lần thứ Nhất, cách đây 75 năm (24/11/1946). Rất tiếc cho đến nay, chúng ta không được đọc toàn văn bài diễn văn quan trọng này, và cũng không thấy có trong Hồ Chí Minh Toàn tập.

Trong Bảo tàng có giá trị hàng đầu này, lịch sử nước Mỹ được tái hiện một cách sinh động và vô cùng phong phú về nội dung, trong đó không thể thiếu được các cuộc chiến tranh mà quốc gia này đã từng trải qua trong quá trình lập quốc cũng như khi đã trở thành một cường quốc có tham vọng bá chủ hoàn cầu. Trong đó có phần trưng bày về cuộc Chiến tranh Việt Nam mà tôi muốn giới thiệu một cách căn bản về nội dung và phương pháp trưng bày, qua đó chúng ta sẽ hiểu hơn về nước Mỹ đã nhìn nhận lịch sử quốc gia của mình như thế nào.

Căn phòng dành cho cuộc Chiến tranh Việt Nam chỉ rộng chừng 200m2 thể hiện một cách rất cô đọng với 2 mảng trưng bày: Hiện vật và ảnh tư liệu.

Hiện vật thể khối lớn duy nhất là một chiếc trực thăng Huey (HU1) được coi là chiến cụ cơ động biểu trưng cho sức mạnh “tìm để diệt” rất đặc trưng của cuộc chiến tranh mà quân đội Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam .

Chú thích ảnh

Hiện vật này vốn là một chiếc máy bay đã tham chiến trên chiến trường Việt Nam và đã một lần đã bị bắn rơi vào ngày 1/7/1967, sau này được đưa về Mỹ sửa chữa làm dịch vụ cho một bảo tàng hàng không ở Texas rồi được trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sau khi tiến hành đi vòng quanh nước Mỹ để tổ chức quyên góp tài chính và hiện vật.

Bên cạnh chiếc Huey là một nhóm tượng sáp mô tả hình ảnh những gian khó và thương vong của quân Mỹ trên chiến trường; một chiếc xe đạp thồ rất thô sơ của “đối phương” và bộ trang phục Quân giải phóng cùng các vũ khí tự tạo như bàn chông. Tương phản với đạo quân hiện đại của Mỹ đi kèm một nhóm hiện vật nhỏ là những chiếc bật lửa zippo và huy hiệu mang biểu tượng phản chiến. Hiện vật thể khối có thể nói là tối giản, nhưng người xem hình dung được ngay tương quan giữa 2 đối thủ trong cuộc chiến.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Phần nội dung thể hiện bằng tư liệu tập hợp khoảng hơn 100 tấm ảnh được lựa chọn kỹ càng và được chia thành từng giai đoạn, lấy mốc thời gian tương ứng với những lần tăng quân của Mỹ trên chiến trường Việt Nam: 1962 là 11.000 quân; 1966 là 181.000 quân; 1968 là 536.000 quân; 1970 là 334.000 quân và 1972 là 24.000 quân.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Còn nội dung các tấm ảnh được tuyển chọn khá tinh tế nói lên những diễn biến của cuộc chiến, không phải bằng sự so sánh khối lượng bom đạn hay thương vong mà nội dùng quyết định thắng thua lại chính là yếu tố tinh thần.

Mảng ảnh mở đầu là bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nối tiếp là nhiều hình ảnh rất quen thuộc từ Tổng thống Mỹ Johnson trong Tòa Bạch Ốc mệt mỏi nghe tin chiến sự, Bộ trưởng McNamara, Tư lệnh Westmoreland... đến các nhân vật Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh và cả ảnh tướng Loan dí súng bắn vào đầu một “Việt cộng” trên đường phố Sài Gòn, nghệ sĩ Jane Fonda ngồi với các bộ đội miền Bắc, máy bay B52 rải thảm bom, vụ thảm sát Sơn Mỹ, “cô gái napalm”... đến các cuộc biểu tình phản chiến tại Mỹ... Tất cả chỉ dừng lại ở năm 1972 - là năm Mỹ bắt đầu chấm dứt sự can thiệp trực tiếp, rút quân và đầu năm 1973 là ký Hiệp định Paris.

Chú thích ảnh
Tác giả chụp hình bên tượng A.Lincoln tại Bảo tàng trận Gettysburg thời Nội chiến trong chuyến khảo sát 2012 tại Mỹ

Nhìn chung từ cách chọn ảnh đến cách sắp xếp không chỉ tinh tế mà còn tỏ ra sự khách quan và gây ấn tượng rất sâu sắc đối với khách tham quan, trước hết là người dân Mỹ trong đó có nhiều cựu chiến binh tham chiến hoặc những người dân từng bày tỏ quan điểm rất khác nhau về cuộc chiến tranh này.

Kết thúc gian trưng bày là một thông điệp gửi đến khách tham quan, tựa như một câu hỏi từng làm nhức nhối người dân Mỹ và để lại cho đời sau như một bài học của lịch sử: Vì sao nước Mỹ lại làm một cuộc chiến tranh chỉ mang lại sự chia rẽ lòng người và không có anh hùng?!

Bảo tàng này khi mới mở cửa (1964) chỉ là Bảo tàng Lịch sử và Công nghệ, đến năm 1980 thì mang tên Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Hoa Kỳ; năm 2008 có một đợt trùng tu lớn và đến nay vẫn đang tiếp tục điều chỉnh, phát triển. Những bức ảnh này tôi chụp năm 2012 và qua một clip của Đài tiếng nói Hoa Kỳ - VOA phát năm 2017 thì thấy có bổ sung một vài chi tiết, về căn bản vẫn như mô tả trong bài báo này.

(Còn tiếp)

QXN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm