Sĩ diện là thứ khó buông bỏ nhất, cũng là thứ vô dụng nhất: Muốn giàu sang hơn người, phải loại bỏ 3 tư duy kẻ yếu

29/10/2022 16:19 GMT+7 | Đời sống - Phong cách sống

Chúng ta luôn cho rằng tiền bạc và năng lực là thứ quyết định cuộc sống, mà không nhận ra rằng khoảng cách lớn nhất giữa người với người thực ra chính là cách suy nghĩ.

 Văn hóa giải thưởng của sao Việt: Khí phách hay sĩ diện?

Văn hóa giải thưởng của sao Việt: Khí phách hay sĩ diện?

Không đến tham dự và chúc mừng người thắng cuộc, tức là họ đã trọn vẹn với sĩ diện tót vời của nghệ sĩ chăng?

Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua chuẩn bị đi du ngoạn xa, trước khi đi, ông trao cho ba người hầu của mình mỗi người 1 thỏi bạc và dặn họ hãy lấy bạc để đi làm ăn.

Người hầu thứ nhất với tầm nhìn xa và sự đầu tư táo bạo đã kiếm được 10 thỏi bạc từ 1 thỏi bạc ban đầu, nhà vua hài lòng, ban thưởng cho anh ta 10 tòa thành.

Người đầy tớ thứ hai buôn bán nhỏ kiếm được 5 thỏi bạc từ 1 thỏi bạc ban đầu, nhà vua ban thưởng cho anh ta 5 tòa thành.

Người thứ ba vì sợ làm ăn thua lỗ nên đem cất thỏi bạc vua ban đi, không dám mang đi buôn bán.

Nhà vua tức giận, ban thỏi bạc của người thứ ba cho người thứ nhất.

Đây là "Hiệu ứng Matthew" nổi tiếng, và nó nói cho chúng ta biết một điều rằng:

Những người có tư duy của kẻ mạnh là người can đảm đương đầu với thử thách, dám đổi mới và tạo nên những thành tựu to lớn trong cuộc sống.

Những người có tư duy yếu kém, không chịu thay đổi và dễ dàng bỏ cuộc, và tất nhiên, cũng sẽ không đạt được kết quả lớn lao.

Chúng ta luôn cho rằng tiền bạc và năng lực là thứ quyết định cuộc sống, mà không nhận ra rằng khoảng cách lớn nhất giữa người với người thực ra chính là cách suy nghĩ.

Nếu bạn muốn mở mang cuộc sống và trở thành người dẫn đầu, hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ 3 suy nghĩ của kẻ yếu này.

Chú thích ảnh
Sống ở đời, không ai là suôn sẻ, ai cũng có những trách nhiệm phải gánh vác trên vai - Ảnh: printerest

Chỉ ca thán, không hành động

Một nhà văn trẻ từng chia sẻ một câu chuyện về một người quen của mình.

Cứ mỗi lần gặp nhau, người bạn ấy lại phàn nàn:

Không mua được nhà, tự trách mình xui xẻo, tìm được công ty làm ăn kém hiệu quả, thu nhập thấp.

Thấy đồng nghiệp được thăng chức, anh ấy nói người khác là nịnh hót, rằng mình sẽ không bao giờ làm vậy.

Không được tăng lương, nói lãnh đạo không chu đáo với cấp dưới, làm việc công ty bao nhiêu năm, không có "công lao" thì cũng có "khổ lao"…

Lúc đầu, nhà văn nghĩ rằng người bạn này rất thẳng thắn khi dám nói ra nhiều sự thật như vậy, nhưng sau khi nghe quá nhiều những lời phàn nàn như vậy, anh hỏi người bạn:

"Nếu đã không hài lòng như vậy, tại sao không nghỉ việc, tìm việc mới?"

Người bạn nói mình không có tiền, cũng chẳng có chống lưng, năng lực với học vấn cũng bình thường, thôi thì cứ làm được đến đâu thì đến.

Nhà văn đó lại hỏi:

"Không có tiền, sao không nghĩ cách kiếm thêm tiền? Không có năng lực, tại sao không đầu tư học thêm một kĩ năng nào đó?"

Người bạn tỏ ra buồn bã, làm việc lâu rồi, ngoài việc mình phải làm ra thì chẳng biết làm cái gì, vậy thì kiếm thêm tiền kiểu gì!

Có khoảnh khắc nào bạn thấy bóng dáng của mình ở trong người bạn của nhà văn trẻ đó hay không?

Cuộc sống không như ý, phàn nàn mình sinh ra trong gia đình bình thường.

Sự nghiệp không thuận lợi, oán than mình không gặp được may mắn…

Trong một cuốn sách nước ngoài có tên "Tam Mao thân yêu", có một câu nói như này:

"Thỉnh thoảng phàn nàn về cuộc sống, nó là cảm xúc, nhưng phàn nàn thành thói quen và không tìm kiếm sự thay đổi, thì đó không phải là một người thông minh."

Sống ở đời, không ai là suôn sẻ, ai cũng có những trách nhiệm phải gánh vác trên vai.

Những người yếu đuối, phàn nàn về sự bất công của số phận và nói rằng cuộc sống không hề dễ dàng.

Những người mạnh mẽ sớm đã từ bỏ những lời phàn nàn vô nghĩa và chuyển cuộc sống của họ sang chế độ im lặng.

Đau không nói, khổ không than, âm thầm làm việc chăm chỉ, tự tạo ra vận may cho cuộc sống của mình.

Bướng bỉnh, sĩ diện

Một tác gia từng nói: "Sĩ diện là thứ khó buông bỏ nhất, nhưng nó cũng là thứ vô dụng nhất."

Người càng bất tài, càng sĩ diện, họ sống trong mắt của người khác, sống vì sĩ diện hão của bản thân.

Có một tiểu phẩm hài có tên "Có chuyện gì, cứ nói".

Nhân vật chính, T. là một người vô cùng sĩ diện.

T. thường xuyên bị xem thường ở chỗ làm, vì vậy, anh "chém gió" mình là người rất có năng lực, ai có chuyện gì, cứ nói ra, anh giúp được tất.

Một đồng nghiệp nói mình không mua được vé giường nằm, T. chém gió nói rằng mình có người quen ở ga tàu, nhưng thực tế là anh phải đi xếp hàng cả đêm, rồi phải bù thêm cả tiền ra, mới mua được hai vé giường nằm cho đồng nghiệp.

Lúc đưa vé cho đồng nghiệp, T. nói: "Tôi chỉ cần gọi một cuộc điện thoại, cậu em đó lập tức gửi cho tôi 5 chiếc vé giường nằm, tôi thấy nhiều, không cần thiết nên trả lại 3 vé rồi."

Đồng nghiệp nghe xong, nói rằng đúng lúc mình cũng muốn mua thêm 3 tấm vé đó, nhờ T. liên lạc mua lại giúp.

T. nghe xong chột dạ, nhưng vì sĩ diện, nên vẫn gật đầu đồng ý.

Người vợ biết chuyện, chất vấn hỏi anh vì sao phải như vậy.

T nói: "Thì để người khác xem trọng anh hơn thôi!"

Có một câu nói như này:

"Bi kịch lớn nhất của một người không phải là ở ngoài đời luôn bị xem thường, mà là ở thế giới thực, anh ta là một kẻ yếu đuối, nhưng lại luôn muốn là một kẻ mạnh trong mắt dư luận."

Những người mạnh mẽ luôn khiêm tốn, trong khi những người yếu đuối, lại thường cố để tỏ ra mạnh mẽ.

Càng lớn tuổi, bạn sẽ càng nhận ra được rằng, thể diện, là năng lực của bản thân mang lại, cuộc sống của mình là mình sống cho mình, thực lực của bạn tới đâu, thế giới sẽ nhìn bạn bằng con mắt đó.

Thay vì những thứ hão danh vô thực, chi bằng, làm người, làm việc một cách chân thành nhất, chỉ cần bạn sống tử tế, người khác tự nhiên sẽ tôn trọng bạn.

Đố ki, không thích người khác tốt hơn mình

Nhà văn người Anh, William Somerset Maugham, từng nói: "Khi một người làm điều gì đó khác thường, nổi bật, những người khác sẽ luôn đố kị họ vì một động cơ đáng hổ thẹn nào đó."

Người càng không tài giỏi, càng không muốn chấp nhận người khác ưu tú hơn mình, vì vậy, họ sử dụng nhiều loại ngôn ngữ để công kích người khác.

Cách đây một khoảng thời gian, "nữ sinh Trung Quốc tốt nghiệp Oxford với số điểm cao nhất" đã bị mắng lên cả hot search.

Chú thích ảnh
Khoảng cách lớn nhất giữa người với người chính là cách suy nghĩ - Ảnh: printerest

Chuyện là, một cô gái Trung Quốc tên là Zhu Wenqi đã tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Oxford với hạng nhất chuyên ngành mô hình toán học, và tiếp tục giành được hai học bổng Oxford một lúc để tiếp tục học lên tiến sĩ.

Cô gái đăng video lên mạng xã hội để chia sẻ niềm vui này nhưng không ngờ lại thu hút một nhóm cư dân mạng vào náo loạn.

Một số người đặt nghi ngờ bằng cấp là giả mạo, có người lại nói hay cô đút lót gì đó, có người lại nói liệu cô có mối quan hệ ám muội nào không… rất nhiều lời nói khó nghe.

Một người được mệnh danh là "Tiến sĩ Toán học" sau đó đã công khai thách thức cô bằng một bài toán.

Kết quả là cô gái không chỉ giải bài toán một cách hoàn hảo mà còn chỉ ra những thiếu sót của nó.

Không khó để nhận thấy rằng những người xung quanh chúng ta, những người có tâm lý yếu thường thích ganh ghét và vu khống người khác.

Thấy người khác giỏi giang, sống tốt hơn mình, họ sẽ tìm mọi cách để tấn công đối thủ.

Khi thấy đồng nghiệp được thăng chức, tăng lương, họ bịa ra đủ thứ tin đồn để vu khống nhau...

Giống như những con cua trong "định luật con cua":

Nếu trong giỏ tre chỉ có một con cua thì phải đậy nắp lại, nếu không cua sẽ nhanh chóng bò ra ngoài.

Nhưng nếu có nhiều cua trong rổ, chúng sẽ kéo nhau xuống và không con nào trèo ra được.

Có câu: "Kẻ mạnh giúp nhau, kẻ yếu dẫm lên nhau".

Người càng xuất sắc, càng biết quý trọng và giúp đỡ lẫn nhau, bởi họ hiểu rằng khi mình xây cầu cho người khác, cũng có nghĩa là đang mở đường cho chính mình.

Càng là những kẻ tầm thường, họ càng thích làm xấu mặt nhau, ganh đua lẫn nhau, cản đường người khác, mà không biết rằng tự mình cũng khiến bản thân sa vào vũng lầy, không thể nhích nổi một tấc.

Cuộc sống quá ngắn ngủi, thay vì dành nhiều thời gian và sức lực để làm những việc gây bất lợi cho người khác, tốt hơn hết bạn nên cải thiện tư duy của bản thân, thay vì ngồi đó đố kị, chi bằng tự trở thành kẻ mạnh.

Giám đốc điều hành của Cheetah Mobile, từng nói:

"Sự khác biệt lớn nhất giữa người với người là nhận thức, và thứ kéo giãn khoảng cách giữa người với người là suy nghĩ."

Cách chúng ta nghĩ về thế giới quyết định cách chúng ta sống cuộc sống của mình.

Sống ở đời, con người ta chắc chắn sẽ gặp đủ loại người, sau một thời gian dài hòa vào xã hội, bạn sẽ thấy:

Có người, dù điều kiện vượt trội, năng lực vượt trội, cũng vẫn khó thành công.

Nhưng một số người, ngay cả khi gặp khó khăn, họ vẫn có thể tìm thấy một lối đi khác để đến được với ánh sáng.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm