V-League ngóng VAR

13/10/2022 05:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

Nếu đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của FIFA, công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (Video Assistant Referee -VAR) sẽ có mặt ở V-League từ mùa giải 2023/2024. Liệu trong 1 năm còn lại, bóng đá Việt Nam có hoàn thiện được những tiêu chí về con người, công nghệ để vận hành VAR hay không?

Lịch thi đấu và trực tiếp V-League 2022 vòng 19

Lịch thi đấu và trực tiếp V-League 2022 vòng 19

Lịch thi đấu và trực tiếp V-League 2022 vòng 19. Lịch thi đấu bóng đá V-League hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam mới nhất.

1. Theo lãnh đạo VFF, quy trình từ lúc thực hiện dự án VAR cho V-League đến khi được FIFA cấp phép triển khai phải kéo dài tối thiểu 13 tháng. Hẳn nhiên, để có thể triển khai, được cấp phép, sở hữu và sử dụng VAR tại Việt Nam, mọi thứ sẽ rất khó khăn. Để có thể được FIFA cấp phép triển khai VAR ở V-League, bóng đá Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyên môn, nhất là nhân lực. Vấn đề quan trọng ở đây chủ yếu nằm ở công tác đào tạo trọng tài VAR và kỹ thuật đáp ứng vận hành xuyên suốt các trận đấu.

Khó khăn lớn nhất là công tác đào tạo trọng tài VAR. Đây là công việc tốn nhiều thời gian và công sức để có được đội ngũ nhân lực đạt chuẩn như yêu cầu từ phía FIFA. Thêm một tiêu chí cần được nhấn mạnh là phải có được chấp thuận của FIFA về mặt công nghệ, bản quyền thì V-League mới có thể ứng dụng VAR.

Ðể FIFA đồng ý áp dụng VAR, Việt Nam cần bảo đảm có được khoảng 100 trọng tài được đi học chuyên sâu. Tuy vậy, không phải đi học là đạt yêu cầu đề ra. Bởi ở khu vực Ðông Nam Á, số trọng tài đạt tiêu chuẩn của FIFA để điều hành phòng VAR rất hiếm. Việc đào tạo trọng tài VAR không đơn giản, phải trải qua nhiều công đoạn và chúng ta cần phải tìm cách để thích ứng càng nhanh càng tốt.

Cho dù việc đào tạo trọng tài VAR sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Nhưng với xúc tiến mạnh mẽ trong thời gần đây có thể được xem như một bước tiến lớn với bóng đá Việt Nam, nhằm đem đến những trận cầu chất lượng, minh bạch hơn cho V-League.

2. Trong những năm gần đây, bóng đá Việt Nam đã có được bước tiến vượt bậc trên nhiều phương diện. Những thành công của bóng đá nước nhà ở khu vực và châu lục đã được ghi nhận xứng đáng. Từ đó, hình ảnh bóng đá Việt Nam càng được nâng tầm trong mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, V-League ngày càng được cải thiện, nâng tầm chất lượng để tạo ra nền tảng cho bóng đá nước nhà. Tuy vậy, các giải đấu trong nước vẫn còn những hạn chế cố hữu mà công tác trọng tài được xem như điểm yếu nhất.

HAGL, kiatisuk, bầu Đức, Vleague, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, hagl vs slna, lịch thi đấu vleague 2022, bxh vleague 2022, lịch thi đấu Vleague vòng 19
Công nghệ VAR trên sân Mỹ Đình tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Ảnh: Hoàng Linh

Rất nhiều sai sót của đội ngũ trọng tài diễn ra ra suốt nhiều mùa giải đã làm ảnh hưởng đến hình, chất lượng của V-League. Nhiều tranh cãi và cả hệ lụy đã xảy ra mặc dù giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam đã chuyên nghiệp hóa và nỗ lực vươn tầm từng ngày. Rõ ràng, V-League đang ngóng VAR hơn lúc hết.

Có VAR, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sai lầm của trọng tài, mang lại công bằng cho các đội bóng và niềm tin của người hâm mộ. Hơn nữa, khi bóng đá Việt Nam đang hướng đến những mục tiêu cao hơn trong quá trình hội nhập quốc tế, dần tiếp cận đẳng cấp, trình độ của châu lục và thế giới, hướng tới việc giành vé tham dự World Cup thì việc áp dụng công nghệ VAR sẽ góp phần nâng chất lượng V-League. Đồng thời đưa các thông lệ, công nghệ của bóng đá quốc tế vào áp dụng trong nước là đòi hỏi cấp bách.

Trong xu thế hiện nay, trước sau hay sớm muộn gì rồi bóng đá Việt Nam cũng phải có VAR. Ở đây, những bài toán về kinh phí, công nghệ, nhân lực phải được các bên chung tay tìm phương án giải quyết. Nhưng mọi thứ còn phải chờ ở tương lai. Vậy nên trong lúc chờ VAR, bóng đá nước nhà vẫn phải đối diện với những câu chuyện cũ trong công tác quản lý, điều hành.

Chẳng hạn, với riêng đội ngũ trọng tài cần được đào tạo một cách bài bản hơn, chuyên sâu hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bóng đá. Đội ngũ trọng tài phải được đào tạo tốt về nghiệp vụ, vững vàng bản lĩnh để vượt qua được áp lực tâm lý. Công tác quản lý, điều hành và phân công trọng tài phải đảm bảo luôn minh bạch, chuyên nghiệp. Chờ VAR và có VAR là chuyện tương lai. Còn chuyện trước mắt, bóng đá Việt Nam phải tiến lên với những bước đi chuyên nghiệp nhất trên nhiều phương diện.

phí cho dự án VAR vào khoảng 70 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn nhưng vấn đề lớn hơn nằm ở ý chí và tầm nhìn của những người làm bóng đá nước nhà.

Trần Tuấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm