Gửi các CĐV Việt Nam yêu SEA Games

17/08/2017 06:23 GMT+7 | SEA Games 29

(Thethaovanhoa.vn) - Loạt bài này như những trang kỷ yếu chúng tôi cố gắng cô gọn, hy vọng sẽ bổ ích cho cho cổ động viên Việt Nam khi sang Malaysia cổ vũ cho đoàn TTVN.

1. Hệ thống đường sá tại Kuala Lumpur và Malaysia nói chung khá hiện đại, chất lượng cao. Song với các con đường thường có nhiều làn, chỉ đi sai một làn cũng sẽ dẫn đến việc phải quay lại một chặng đường dài. Cộng với việc Malaysia đi bên trái, ngược với Việt Nam, bạn không nên nghĩ đến việc thuê xe tự lái tại đây. Đi xe máy lại càng nguy hiểm hơn, nhất là đối với những người có thói quen đi xe ẩu. Tất cả các con đường, ngoại trừ đường cao tốc, đều không có làn dành riêng cho xe máy. Người đi xe máy phải di chuyển giữa hai làn xe ô tô. Nếu không phải người bản địa, chắc chắn bạn sẽ thấy run tay và tai nạn là điều khó tránh khỏi.

Thuở mới sang, điều gây ấn tượng mạnh đối với bản thân tôi, mặc dù đường phố nườm nượp xe cộ, nhưng rất ít khi nghe tiếng còi. Người ta chỉ bấm còi trong những trường hợp “chẳng đành”, như có xe phía trước sang đường đột ngột, lấn làn hoặc không để ý nên dừng lại quá lâu khi đèn giao thông đã chuyển sang màu xanh. Người Việt mình sang đây rất sợ xe sau bấm còi, vì bấm còi đồng nghĩa với việc người ta đang “chửi” mình.

Vào đầu giờ làm việc hay lúc tan tầm, tại các con phố chính cũng có cảnh tắc nghẽn giao thông vì lượng xe hơi quá nhiều, giống như xe máy ở ta. Tuy nhiên, khi lái xe ở đây, không có cảm giác sợ hãi và lo lắng như khi ở Việt Nam lúc gặp tắc đường. Xe cộ dù rồng rắn nối đuôi nhau song vẫn ngay ngắn, đường ai người nấy đi, gần như không thấy cảnh lấn làn, cắt làn hay quay đầu xe.

Mặc dù đường đông, song khi xin đường hoặc chuyển làn, bạn sẽ không phải đợi lâu, không cần phải mạo hiểm. Người Mã rất ý thức cao trong chuyện này khi quan niệm rằng, nhường đường chính là văn hóa giao thông và cũng là cách để giúp chính bản thân họ. Làm như vậy sẽ giúp giảm thiểu sự lộn xộn trong di chuyển, có lợi cho cả hai phía.

2. Đến đây trong thời gian xem SEA Games, tốt nhất là bạn nên sử dụng dịch vụ Grab và Uber để di chuyển. Dịch vụ này phát triển rất mạnh tại Malaysia, chất lượng phục vụ khá tốt. Giá cả phụ thuộc vào thời gian di chuyển, chứ không phụ thuộc vào số km. Nhưng nhìn chung, ngoại trừ những lúc vào giờ cao điểm thường có tắc đường, giá cả đi lại không đắt, có thể chấp nhận được nếu không muốn nói là rẻ hơn chút ít so với ở Việt Nam. Thường thì bạn sẽ mất khoảng 15 – 18 ringgit (75.000 – 90.000 đồng) cho quãng đường khoảng 15 km, trong điều kiện đường sá không bị tắc nghẽn. Các tài xế Uber và Grab phục vụ rất nhiệt tình và luôn có thái độ lịch sự. Vì lý do nào đó, có thể họ phải chạy xe chở bạn thêm một quãng đường vài km, nhưng cũng giữ nguyên giá như thông báo lúc đầu. Không có chuyện bạn bị vòi vĩnh trả thêm tiền, ngoại trừ khi bạn rộng rãi “bo” thêm cho họ.

Trưởng đoàn TTVN Trần Đức Phấn: 'Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ'

Trưởng đoàn TTVN Trần Đức Phấn: 'Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ'

14h chiều ngày 16/8, hơn 90 thành viên của đoàn TTVN, trong đó có nhiều cán bộ đã lên đường tới Maylaysia. Trưởng đoàn Trần Đức Phấn cùng các thành viên không giấu được hồi hộp xen lẫn sự phấn chấn.

Ngoài dịch vụ này, du khách chưa khám phá cũng có thể sử dụng xe bus công cộng MRT và tàu điện để di chuyển. Mặc dù chưa thực sự tiện lợi cho những người không thích đi bộ lâu như người Việt chúng ta, song đây cũng là một phương án không tồi.

Nếu không cài Uber/Grab, hoặc vì lý do nào đó bạn phải bắt taxi cho nhanh, tốt nhất bạn nên chọn những tài xế là người gốc Hoa, sau đó là người Mã bản địa. Các tài xế này lịch sự và nghiêm túc hơn nhiều so với các bác tài người gốc Ấn Độ. Tuy không nhiều, nhưng đã có những vụ du khách bị các tài xế này trấn lột, thậm chí là hành hung khi có phản kháng. Cách đây vài tháng, cô bạn tôi người Bắc Giang cũng đã lâm vào trường hợp như vậy và còn sợ đến tận bây giờ. Khi lên xe, bạn cũng không nên lo ngại khi thấy có rất nhiều bác tài đã có tuổi, có người thậm chí đã ở cái tuổi thất thập cổ la hi vẫn ung dung ngồi sau tay lái. Hãy yên tâm, họ lái xe từ trẻ, toàn là những “xế già”!

(Còn nữa)

Dân Mã luôn hiểu rất rõ đường nào là đường ưu tiên. Nếu họ di chuyển từ đường nhánh hay không được ưu tiên sang đường ưu tiên, họ kiên nhẫn chờ đợi, ít khi thấy kiểu dịch dần xe ra để buộc xe ở đường ưu tiên nhường mình. Chỉ khi không có xe hoặc khi được người lái xe ở đường ưu tiên vẫy tay ra hiệu nhường đường, họ mới di chuyển. Kèm theo đó là một cái vẫy tay cảm ơn. Hàng ngày, tôi nhận được khá nhiều cái vẫy tay như vậy. Một cảm giác khá vui và khác lạ, thấy mình dường như trở nên “văn minh” hơn!

Hoàng Nhương (PV TTXVN tại Kuala Lumpur)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm