Vụ lừa đảo quy mô lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ

14/02/2022 20:37 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Cục điều tra trung ương (CBI) của Ấn Độ ngày 14/2 công bố thông tin về vụ lừa đảo được cho là có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước này.   

Khuyến cáo chiêu trò lừa đảo trên mạng

Khuyến cáo chiêu trò lừa đảo trên mạng

Bên cạnh các thông tin xấu, độc, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng giả mạo website, fanpage của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị... với nhiều chiêu thức tinh vi lừa đảo người sử dụng mạng internet.

Vụ lừa đảo có liên quan đến công ty đóng tàu ABG Shipyard. Ngoài ngân hàng trung ương Ấn Độ (SBI), nạn nhân của vụ lừa đảo này còn có 27 thể chế tài chính khác với tổng số tiền lừa đảo liên tới hơn 3 tỷ USD.

Theo kết quả kiểm toán do Ernst & Young thực hiện và được SBI công bố cuối tuần qua, ICICI Bank là nạn nhân lớn nhất của ABG Shipyard khi bị mất hơn 900 triệu USD. Tiếp sau là công ty bảo hiểm LIC (500 triệu USD) và SBI (gần 400 triệu USD).   

Chú thích ảnh
Ngân hàng trung ương Ấn Độ là một trong những nạn nhân của vụ lừa đảo này. Ảnh: Reuters

CBI cho biết ABG Shipyard đã chuyển hướng hoạt động và biển thủ các khoản quỹ đầu tư trong khoảng thời gian từ 2012-2017, ngay cả khi các ngân hàng cho vay đã nỗ lực giải cứu công ty vỡ nợ này cũng như cứu công ty thoát khỏi nguy cơ phải thanh lý tài sản.

SBI đã thông báo với phía cảnh sát về hành vi lừa đảo của ABG Shipyard cùng các chi nhánh của công ty này tại nước ngoài, 5 giám đốc cùng một số quan chức và cá nhân liên quan. Trước đó, ngày 12/2, CBI đã tiến hành lục soát 13 địa điểm, trong đó có các văn phòng công ty và nhà riêng của các giám đốc, thu thập chứng cứ về hành vi lừa đảo.   

ABG Shipyard lần đầu tiên bị vỡ nợ vào năm 2013. Công ty này sau đó đã được liệt vào danh sách 1 trong 12 công ty vỡ nỡ lớn nhất của Ấn Độ khi nước này ban hành luật phá sản đầu tiên vào năm 2016.

Sau cùng, công ty này vẫn buộc phải tiến hành thanh lý tài sản vào năm 2019 khi không có khả năng trả nợ, tuy nhiên, 4 cuộc bán đấu giá đã không thể tìm được người mua và ABG Shipyard đã tìm cách bán ngầm tài sản trong 2 năm qua.

Lan Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm