Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục trẻ em gái dân tộc thiểu số

16/06/2022 17:00 GMT+7 | Tin tức 24h

Sáng 16/6, tại Hà Nội, UNESCO và Tạp chí Ngày Nay đồng tổ chức tọa đàm “Báo chí vì bức tranh tương lai có trẻ em gái: Thúc đẩy sự tham gia của báo chí trong giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.”

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số: Những chuyện cũ đòi hỏi giải pháp mới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số: Những chuyện cũ đòi hỏi giải pháp mới

Tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số” do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, nhiều nhà nghiên cứu, khoa học đã thẳng thắn báo động tình trạng mất dần tiếng nói chữ viết, trang phục, nhạc cụ, kiến trúc nhà ở truyền thống… ở vùng đồng bào DTTS.

Trên toàn cầu, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19 đã khiến các trường học phải đóng cửa trên diện rộng lớn nhất trong lịch sử. Chỉ riêng tại Việt Nam, đại dịch đã khiến khoảng 21 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập. Trong đó, UNESCO nhấn mạnh rằng trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái dân tộc thiểu số, phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức khi việc học là chìa khóa mở cánh cửa tương lai tốt đẹp hơn cho các em.

Tọa đàm thuộc dự án “Chúng tôi Có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn”, thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng dân tộc thiểu số. Dự án được UNESCO triển khai trong khuôn khổ hợp tác giữa UNESCO với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Ủy ban Dân tộc, với sự hỗ trợ tài chính từ tập đoàn CJ của Hàn Quốc, nhằm thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số tại Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

Tham dự tọa đàm do TS. Phan Thị Thùy Trâm - Tổng thư ký Hội nữ trí thức Việt Nam - chủ trì, có diễn giả Nguyễn Bông Mai chia sẻ về Hành trình “99 ngày xuyên Việt cùng Mai”. Suốt thời gian đó, cô đã tự mình rong ruổi khắp các bản làng, buôn xóm để gặp gỡ, ghi lại hình ảnh và các câu chuyện về phụ nữ, đặc biệt là trẻ em. Chuyến đi này đã khiến nhà báo đặt ra câu hỏi: “Báo chí hôm nay có thể làm gì trong việc thúc đẩy nhận thức về giá trị bản thân, về tương lai của chính những đứa trẻ có đôi mắt long lanh mà tôi gặp nơi vùng cao?”

Chú thích ảnh
Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, phát biểu tại tọa đàm

“Trong công cuộc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, chúng tôi ghi nhận sức mạnh không thể chối từ của báo chí trong việc tạo ra ảnh hưởng tới công chúng và kêu gọi hành động cần thiết. UNESCO tin tưởng báo chí trong việc khắc họa những hình ảnh đa chiều tích cực về phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số, cũng như kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy nền giáo dục công bằng, an toàn và không phân biệt đối xử cho trẻ em dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái” – Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam.

Chia sẻ tại hội thảo, nhà báo Bông Mai cho biết: “Tôi mong muốn thấy những bài viết, tác phẩm báo chí social truyền đi thông điệp tích cực, và nỗ lực xây dựng cuộc sống tương lai cho các em nhỏ ngay từ lúc này. Hãy dùng cách lan tỏa nhanh chóng, mạnh mẽ của báo chí hiện đại – thời đại số để đưa đến những câu chuyện mang tính cảm hứng, những thông điệp về cuộc sống tương lai được đến trường, được đi học mỗi ngày để chính các em mới là người quyết định cuộc sống của mình mà không phải sống một tương lai khá mù mịt.”

Chú thích ảnh
Từ trái qua phải: Diễn giả Đinh Đức Hoàng, TS. Phan Thị Thùy Trâm và nhà báo Bông Mai

Diễn giả Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO - Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, cũng mang đến tọa đàm góc nhìn về vai trò can thiệp của báo chí trong vấn đề giáo dục của trẻ em gái dân tộc thiểu số. “Báo chí không nhất thiết phải là người đưa ra lời giải trực tiếp. Nhưng ngay trong cách phản ánh khách quan, cũng có thể có những thứ trở thành đề bài – mà nếu được giải quyết sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực lên xã hội.”

Sau phần trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự cùng thảo luận về những hình ảnh khắc họa thường thấy ở báo chí khi đưa tin về người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời, đưa ra cách tiếp cận tích cực để xây dựng lối hành văn thể hiện sức mạnh của họ. Tọa đàm cũng tập trung trả lời câu hỏi “Báo chí có thể làm gì hơn nữa bên cạnh việc phản ánh thông tin khách quan” để có thể khai thác những cách tiếp cận bền vững hơn giúp phát huy nội lực của trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Tọa đàm diễn ra hướng tới kỷ niệm Ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 như một lời khẳng định sức mạnh của báo chí trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội, trong đó có việc thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái dân tộc thiểu số.

Huyền Trang

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm