Thế giới có 313.937.458 ca mắc Covid-19 và 5.520.740 ca tử vong

12/01/2022 10:57 GMT+7 | Tin tức 24h

(Thethaovanhoa.vn) - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng 12/1 (giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 313.937.458  ca mắc COVID-19 và 5.520.740 ca tử vong. Số ca hồi phục là 261.623.374 ca.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19: Thế giới 252 triệu ca, có 5 triệu người đã chết

Cập nhật tình hình dịch Covid-19: Thế giới 252 triệu ca, có 5 triệu người đã chết

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h ngày 11/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 252.083.721 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.087.284 ca tử vong.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch với 63.389.574 ca mắc và 863.895 ca tử vong. Tuy nhiên, ngày 11/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông tin tưởng rằng nước này đang có lộ trình đúng đắn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, dù cho đang phải vật lộn với sự gia tăng số ca mắc bệnh do biến thể Omicron lây lan nhanh chóng. Các quan chức Nhà Trắng cho biết tình hình hiện nay khác với các giai đoạn trước của đại dịch COVID-19 do nhiều người dân đã hoàn tất việc chủng ngừa vaccine phòng COVID-19 cũng như tiêm mũi tăng cường.

Cũng trong ngày 11/1, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador thông báo tình hình sức khỏe của ông vẫn ổn định sau khi tái mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ như không sốt, chỉ bị ho nhẹ và khàn giọng. Ông đồng thời kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp vệ sinh dịch tễ trong bối cảnh các ca nhiễm mới ở Mexico đang gia tăng mạnh trong tuần qua, với số ca nhiễm mới trung bình lên đến 30.000 ca/ngày.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, với số ca nhiễm mới và tử vong tăng trở lại trong vòng một tuần qua do biến thể Omicron, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết quốc gia này sẽ tiếp nhận gần 27 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ nay đến hết tháng 2/2022 nhằm có đủ vaccine tiêm tăng cường cho người dân.

dịch bệnh, dịch Covid-19, cập nhật tình hình dịch bệnh, cập nhật dịch bệnh, Covid-19, ca mắc Covid-19, ca phục hồi, nhiễm bệnh, tình hình dịch bệnh, tình hình dịch Covid
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tarzana, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mexico đã ghi nhận trên 4,1 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 300.000 trường hợp tử vong. Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 82,4 triệu người trên 126 triệu dân Mexico đã được chủng ngừa ít nhất một mũi vaccine, trong đó gần 74 triệu người đã hoàn thành phác đồ tiêm chủng.

Trong khi đó, Bolivia xác nhận Phó Tổng thống David Choquehuanca và 6 bộ trưởng nước này có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Thứ trưởng Truyền thông Gabriela Alcón cho biết tất cả các quan chức nói trên đều đã được tiêm chủng đầy đủ, có người thậm chí đã tiêm liều tăng cường ngừa COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát, Bolivia đã ghi nhận tổng cộng 686.000 ca mắc COVID-19 và 19.999 trường hợp tử vong.

Tại Argentina, Bộ trưởng Y tế Carla Vizzotti đã công bố những thay đổi trong quy trình cách ly đối với những trường hợp tiếp xúc gần với các ca mắc COVID-19, cũng như sự điều chỉnh trong chiến lược xét nghiệm với mục tiêu tập trung vào các trường hợp có triệu chứng rõ ràng trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Nam Mỹ này liên tục tăng mạnh trong những ngày gần đây.

Cụ thể, Hội đồng Y tế liên bang (Cofesa) đã thông qua một quy trình cách ly mới, theo đó những trường hợp tiếp xúc gần nhưng đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 theo quy định, cũng như mũi vaccine tăng cường thì sẽ không phải cách ly cũng như lấy mẫu xét nghiệm.

dịch bệnh, dịch Covid-19, cập nhật tình hình dịch bệnh, cập nhật dịch bệnh, Covid-19, ca mắc Covid-19, ca phục hồi, nhiễm bệnh, tình hình dịch bệnh, tình hình dịch Covid
Nhân viên an ninh kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 của người dân tại một khu chợ ở Lima, Peru, ngày 10/12/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đối với những trường hợp tiếp xúc gần mới hoàn tất phác đồ tiêm vaccine hai mũi và không có triệu chứng sẽ không phải cách ly nhưng sẽ phải xét nghiệm nhanh trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi tiếp xúc với ca nhiễm bệnh. Quy định tương tự sẽ được áp dụng đối với những người đã từng mắc COVID-19 trong 3 tháng gần nhất.

Những trường hợp tiếp xúc gần mà chưa tiêm vaccine hoặc mới chỉ tiêm một mũi sẽ buộc phải thực hiện quy trình cách ly 10 ngày như vẫn được áp dụng đến nay và phải xét nghiệm lại trước khi kết thúc thời gian cách ly. Đối với trường hợp tiếp xúc gần mà có triệu chứng bệnh thì sẽ không cần thiết phải xét nghiệm mà sẽ được khẳng định thông qua mối liên hệ bệnh lý.

Bộ trưởng Vizzotti khẳng định những thay đổi về quy trình cách ly đối với các trường hợp tiếp xúc gần được thông qua trên cơ sở đánh giá tình hình dịch bệnh, số ca nhiễm mới, kết quả của chương trình tiêm chủng đại trà cũng như đặc điểm của biến thể Omicron, được cho là lây lan nhanh nhưng đa phần ở thể nhẹ.

Đây cũng là biện pháp để giảm thiểu sự thiếu hụt nhân lực làm việc tại tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nếu phải thực hiện quy trình cách ly bắt buộc đối với trường hợp tiếp xúc gần như trước đây. Trong 24 giờ qua, Argentina đã ghi nhận 134.439 ca mắc COVID-19 mới, vượt xa con số kỷ lục ghi nhận hôm 7/1 với hơn 110.000 trường hợp. Bộ trưởng Vizzotti khẳng định đây là một giai đoạn hoàn toàn khác so với những làn sóng dịch trước đó bởi phần lớn người dân đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Argentina đã ghi nhận 6,5 triệu ca mắc bệnh, trong đó có gần 117.600 trường hợp tử vong.

dịch bệnh, dịch Covid-19, cập nhật tình hình dịch bệnh, cập nhật dịch bệnh, Covid-19, ca mắc Covid-19, ca phục hồi, nhiễm bệnh, tình hình dịch bệnh, tình hình dịch Covid
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 4/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Tại châu Âu, người dân ở Đức có thể được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại các hiệu thuốc trong vòng hai tuần tới. Đây là lần đầu tiên Đức áp dụng hình thức tiêm chủng này sau khi quy định của chính phủ sửa đổi cho phép các cửa hàng bán thuốc thực hiện tiêm chủng vaccine. Theo quy định mới, các nhân viên nhà thuốc phải có chứng nhận đã được đào tạo về tiêm chủng.

Ngoài ra, các dược sĩ thực hiện tiêm vaccine cũng sẽ được trả tiền công giống như các bác sĩ. Tháng trước, Đức đã sửa đổi luật phòng chống COVID-19 nhằm mở đường cho phép những nơi như hiệu thuốc, nha sĩ và bác sĩ thú y thực hiện tiêm vaccine. Cho đến nay, chỉ có các phòng khám, trung tâm tiêm chủng là những điểm chính để người dân Đức tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Đức ghi nhận 45.690 ca mắc và 322 ca tử vong trong 24 qua. Tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày là 387,9 ca/100.000 người. Đến nay, khoảng 72% dân số được tiêm vaccine phòng đầy đủ và 43,5% được tiêm mũi tăng cường.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người của Nga (Rospotrebnadzor) - bà Anna Popova cho biết người nhiễm biến thể Omicron có thể lây virus ngay từ ngày thứ hai sau khi nhiễm bệnh, thậm chí trước khi xuất hiện các triệu chứng. Theo Rospotrebnadzor, số ca nhiễm Omicron ở Nga đã tăng gấp ba lần trong những ngày nghỉ năm mới.

Hiện nay, biến thể Omicron đã được ghi nhận ở 305 người Nga tại 13 địa phương. Cơ quan này cho biết biến thể Omicron thâm nhập vào Nga từ 25 quốc gia, đứng đầu là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đến sáng 11/1, trong vòng 24 giờ tại Nga đã ghi nhận 17.525 ca mới mắc COVID-19, đưa tổng số người nhiễm bệnh lên 10.684.204 người. Trong ngày cũng có thêm 783 ca tử vong, đưa tổng số người tử vong do COVID-19 lên mức 317.000 người.

dịch bệnh, dịch Covid-19, cập nhật tình hình dịch bệnh, cập nhật dịch bệnh, Covid-19, ca mắc Covid-19, ca phục hồi, nhiễm bệnh, tình hình dịch bệnh, tình hình dịch Covid
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Mexico City , Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chức y tế của Hy Lạp đã phê duyệt việc tiến hành tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ tư cho những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Ủy ban Tiêm chủng quốc gia Hy Lạp đã quyết định rằng nhóm này có thể tiêm liều thứ tư trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sau liều thứ ba. Quyết định này liên quan đến những bệnh nhân mắc bệnh huyết học và ung thư đang được điều trị, những người được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, những người được ghép tạng và những bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp hoặc suy thận.

Hiện Hy Lạp đã bắt buộc tiêm phòng COVID-19 đối với tất cả mọi người trên 60 tuổi. Những ai không đặt lịch hẹn trước ngày 16/1 sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt hằng tháng là 100 euro. Chính phủ đang xem xét việc mở rộng tiêm chủng bắt buộc cho những người từ 50 tuổi trở lên.

Tại châu Á, Bộ Y tế Israel thông báo đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly đối với bệnh nhân COVID-19 xuống còn 7 ngày, thay vì 10 ngày như hiện nay. Thông báo cho biết trong những tuần gần đây, Bộ Y tế đã tiến hành theo dõi 80 bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể Omicron bằng phương pháp xét nghiệm PCR và các xét nghiệm khác để theo dõi mật độ virus SARS-CoV-2, với tần suất hai ngày một lần. Kết quả cho thấy sau 7 ngày nguy cơ tồn tại virus là thấp, chỉ ở mức 6%. Vì vậy, Tổng vụ trưởng Bộ Y tế Israel Nachman Ash đề xuất rút ngắn thời gian cách ly, với điều kiện trong 3 ngày cuối bệnh nhân hết triệu chứng COVID-19. Nếu được thông qua, đề xuất này sẽ có hiệu lực từ ngày 13/1 tới.

    Thanh Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm