Tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới phòng chống dịch COVID-19

29/10/2021 18:17 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo tuyên truyền Nghị quyết số 128/NĐ-CP ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời thực hiện Nghị quyết số 128/NĐ-CP.

Dùng 14,62 nghìn tỷ tiết kiệm chi cho phòng chống dịch Covid-19

Dùng 14,62 nghìn tỷ tiết kiệm chi cho phòng chống dịch Covid-19

Chiều 22/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT được ban hành hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Nghị quyết 128/NQ-CP được người dân, doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội mong đợi, đồng tình ủng hộ; tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới trong phòng, chống dịch; chính sách chống dịch sẽ quy về một mối, thống nhất trong toàn quốc; đặc biệt, giúp cho chính quyền địa phương, những người thực thi nhiệm vụ, người dân thay đổi nhận thức trong công tác phòng, chống dịch, từ đó, hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thấy rõ vai trò quan trọng của từng thành phần tham gia vào công cuộc thích ứng lâu dài, linh hoạt, phòng ngừa và kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, sớm đưa đất nước trở lại cuộc sống bình thường mới.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Tuy nhiên, sau gần 20 ngày thực hiện vẫn còn một số lúng túng ban đầu. Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là truyền thông chủ động đi trước, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Y tế tổ chức hội thảo nhằm giúp báo chí nắm rõ vấn đề của Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT để bảo đảm công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện...

Giới thiệu về các nội dung cần lưu ý khi triển khai Nghị quyết 128/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết: Nghị quyết và Quyết định trên được ban hành nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành. Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong triển khai Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT là vừa bảo đảm thống nhất, thông suốt trên toàn quốc, không chia cắt, tránh mỗi nơi làm một kiểu; đồng thời phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các địa phương.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Bảo đảm an toàn khi tiêm vaccine cho trẻ em

Liên quan đến nội dung tiêm vaccine cho trẻ em, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã tiếp cận được 107 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Hiện đã tiêm được hơn 78 triệu liều vaccine.

Ngày 26/10/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng cho trẻ em. Theo đó, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên địa bàn toàn quốc với vaccine do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước ở trẻ em trong độ tuổi 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi, được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ lây nhiễm cao, mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, trước mắt việc triển khai tiêm ưu tiên nhóm 16-17 tuổi. Hiện, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch và rà soát đối tượng tiêm. Bộ Y tế đã giao cho Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ y tế các tuyến triển khai tiêm chủng vaccien cho trẻ em tại 63 tỉnh thành (chiều 29/10). Việc tiêm cho trẻ chủ yếu thực hiện ở các trường học, tiếp theo là ở các trạm y tế, các trung tâm y tế và các bệnh viện (với trẻ có bệnh nền, béo phì)…, hướng đến công tác tổ chức tiêm chủng nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời đảm bảo an toàn

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm cho trẻ theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao. Hiện, có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ. Việt Nam vẫn đang tích cực nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước và chuyển giao công nghệ. Nanocovax là vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Việt Nam đang thử nghiệm giai đoạn 3.

"Hiện nay, tình hình chung về vaccine trên thế giới rất khó khăn, Lãnh đạo Nhà nước ta đã tích cực đàm phán, ngoại giao vaccine để có thể sớm có được nguồn tiêm cho người dân. Số vaccine về đến Việt Nam đã được phân bổ cho các địa phương. Việc tiếp cận vaccine tuy tích cực nhưng số lượng về chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là vaccine cho trẻ em”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc xét nghiệm người về từ vùng dịch và một số nội dung liên quan đến việc trở lại trạng thái "bình thường mới"...

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm