Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020: Màn trình diễn công nghệ cao

27/01/2020 06:03 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Taxi tự lái được thiết lập giúp du khách di chuyển giữa sân bay và các địa điểm tổ chức thể thao, kĩ thuật nhận dạng khuôn mặt sẽ làm tăng tốc độ kiểm tra an ninh cho hàng trăm ngàn vận động viên và nhân viên, các thiết bị phiên dịch tự động cũng sẽ được sử dụng để phá vỡ rào cản khác biệt ngôn ngữ. Đó là bức tranh tổng quát đầy sống động của Olympic Tokyo 2020.

Thể thao Việt Nam và thử thách mang tên Olympic 2020

Thể thao Việt Nam và thử thách mang tên Olympic 2020

Hành trình tìm kiếm suất chính thức tham dự Olympic 2020 đã và đang được đoàn Thể thao Việt Nam triển khai thông qua các cuộc thi đấu tuyển chọn kể từ đầu năm 2019 với ít sự chuẩn bị khá tích cực.

Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã là một quốc gia đi đầu về công nghệ và đổi mới. Nhưng với sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa thung lũng Silicon và Trung Quốc, Thế Vận Hội đang được coi là một nền tảng để đất nước xứ sở hoa anh đào chứng tỏ mình không chỉ âm thầm dẫn đầu về công nghệ, mà còn đưa mọi thứ lên một sân khấu lớn mang tính toàn cầu.

Điểm nhấn về công nghệ

“Thế vận hội Olympic đã tạo ra một điểm nhấn cho một chính phủ đang tìm cách thúc đẩy ngành công nghệ và khoa học của họ”, Naoko Iwanaga từ JLL Japan Research phát biểu.

Động lực và cam kết này rất rõ ràng. Theo chính quyền thành phố Tokyo, ước tính có 5,61 nghìn tỷ Yên (51,4 tỷ USD) đang được đầu tư vào các khu vực tái phát triển của Tokyo và các công nghệ cụ thể từ năm 2017 đến 2020. Theo báo cáo của JJL Innovation Geographies, từ năm 2015-2017, nhiều bằng sáng chế đã được công nhận tại Tokyo hơn bất kỳ thành phố nào khác trong thế giới.

Những công nghệ được mong chờ

Công ty NEC có trụ sở tại Tokyo đã phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt mà chỉ mất 0,3 giây để hoàn thành. Mục đích là để tăng tốc độ kiểm tra an ninh cho hơn 300.000 vận động viên và nhân viên dự kiến sẽ tham dự. Đây sẽ là lần đầu tiên công nghệ như vậy được sử dụng tại một kỳ Thế vận hội.

Người khổng lồ công nghệ Nhật Bản Panasonic cũng đang phát triển một thiết bị dịch thuật trực tiếp cho phép mọi người giao tiếp trực tiếp ngay lập tức, giảm rào cản ngôn ngữ mà nhiều khách du lịch gặp phải ở Nhật Bản. “Chính phủ Nhật Bản coi các công nghệ thế này là một phương tiện để tạo ra một thành phố thông minh có thể phục vụ thế giới như một trung tâm tài chính quốc tế ngay cả sau khi Thế vận hội kết thúc”, ông Iwanaga nói.

Xe không người lái cũng sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch này. Chính phủ Nhật Bản muốn chúng có đầy đủ chức năng kịp thời cho Thế vận hội, và được thương mại hóa để sử dụng công cộng thường xuyên vào năm 2022. Công ty robot ZMP của Nhật Bản đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ taxi tự lái tự trị ở Tokyo. Những chiếc xe này đang được thử nghiệm giữa ga Tokyo đến Roppongi, vì vậy chúng có thể được sử dụng cho khán giả và vận động viên khi tới các địa điểm thể thao.

Nippon Airways, một trong những hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, cũng đã tiến hành thử nghiệm dịch vụ xe buýt không người lái trong Sân bay Tokyo Han Haneda với mục tiêu đưa dịch vụ này hoạt động vào năm 2020.

Chú thích ảnh
Olympic Tokyo 2020 sẽ là một kỳ TVH của công nghệ cao

“Ngoài việc hữu dụng tại Thế vận hội, chính phủ và các công ty cũng coi các hệ thống tự quản lý này là một giải pháp cho tắc nghẽn giao thông và tai nạn, làm cho Tokyo trở nên an toàn, hiệu quả và thuận tiện hơn”, Iwanaga nói tiếp.

Xây dựng Đặc khu chiến lược quốc gia

Là một phần của quá trình tái phát triển Olympic, quận Yaesu ở phía nam của ga Tokyo - một trong những trung tâm đường sắt nhộn nhịp nhất Nhật Bản - dự kiến sẽ được tái phát triển thành Đặc khu chiến lược quốc gia.

Khu vực này hiện có nhiều tòa nhà nhỏ nhiều người thuê hơn. Nhưng kế hoạch tái phát triển dành cho chúng sẽ là mở rộng thành các văn phòng cao tầng, cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế của Yaesu và phù hợp với Khu thương mại Marunouchi hiện đại ở phía đối diện nhà ga Tokyo. “Sự phát triển của quận Yaesu sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút nhân tài, doanh nghiệp trên toàn cầu, nhưng cũng nhằm mục đích cải thiện kết nối với ga Tokyo”, Iwanga nhận xét.

Đầu tư dài hạn

Bên cạnh sự đổi mới, đầu tư đã trở thành một điểm nhấn đối với chính phủ và các nhà đầu tư Nhật Bản, cả nước ngoài và trong nước.

Trong những tháng gần đây, các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản như KDDI, Toyota và Softbank Group đã đầu tư mạnh vào các lĩnh vực kinh doanh công nghệ và đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy sự đổi mới. Hơn nữa, các công ty Nhật Bản như JAL và Mizuho Bank đã thành lập các trung tâm đổi mới của riêng họ để thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ.

Khối lượng đầu tư nước ngoài cũng đang tăng lên, với 28,6 nghìn tỷ Yên (tương đương 262 tỷ USD) đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2017, tăng 300 tỷ Yên (2,75 tỷ USD) từ năm 2016. Điều này đã thỏa lòng mục tiêu mà thủ tướng Shinzo từng đề ra, là tăng gấp đôi đầu tư trực tiếp nước ngoài lên ¥ 35 nghìn tỷ (320 tỷ USD) vào năm 2020.

Tất cả những điều này càng mang lại hy vọng vào một Thế Vận Hội có nhiều thay đổi, mang lại những trải nghiệm, hình ảnh, cải tiến chưa từng có trong lịch sử. Bởi chính phủ và các doanh nghiệp công nghệ Nhật Bản càng hiểu rằng đây là cơ hội vàng để “phô diễn” tiềm năng kinh tế, khoa học của mình mà thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư và dòng ngoại tệ đổ về.

Những điều cần biết về Olympic Tokyo 2020

- Đây là lần thứ 2 trong lịch sử, Tokyo giành quyền đăng cai Thế Vận Hội. Trước đó, họ từng tổ chức Thế Vận Hội 1964. Ngoài ra còn có Thế Vận Hội Muà Đông 1972 và 1998. Nhật Bản là nước chủ nhà các loại Thế Vận Hội thường xuyên thứ ba trong lịch sử, chỉ sau Mỹ (9 lần) và Pháp (6 lần).

- Olympic Tokyo 2020 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 24/7 và kết thúc vào ngày 9/8.

- Tokyo đã đánh bại 2 thành phố lớn khác là Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và Madrid (Tây Ban Nha) với 42 phiếu bầu ở vòng 1 và 60 phiếu ở vòng 2.

- Mặc dù vé hiện đã được bán hết, việc bán vé sẽ được mở ra lần nữa vào mùa xuân 2020. Chúng sẽ có giá từ khoảng 60 USD đến 1160 USD, và từ khoảng 220 USD đến 2680 USD cho lễ khai mạc.

- 33 môn thể thao khác nhau sẽ được thi đấu trong suốt thời gian diễn ra Olympic.

- Chi phí ban đầu cho Thế Vận Hội Toyko được ước tính vào khoảng 730 tỷ yên ( 6,8 tỷ đô la). Nhưng cho tới nay, chi phí đã đội lên thành khoảng 2,16 nghìn tỷ Yên (khoảng 20 tỷ đô la).

- Các huy chương tại Thế Vận Hội 2020 sẽ được làm bằng điện thoại. Trong các chiếc điện thoại thông minh chúng ta sử dụng luôn chứa một ít thành phần vàng nguyên chất. Các nhà tổ chức đang lên kế hoạch tái sử dụng điện thoại, máy tính cũ để khai thác kim loại quý này làm nên những chiếc huy chương.

- Các bộ môn thi đấu sẽ được tổ chức tại 42 địa điểm Olympic trong và xung quanh thành phố Tokyo. - Bộ môn trượt ván sẽ lần đầu có mặt tại Thế Vận Hội ở Toyko 2020

Yến Nhi (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm