Olympic 2020: Lại chờ 1 năm và vẫn sợ… hoãn

24/07/2020 14:36 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Tokyo từng chứng kiến khoảnh khắc đếm ngược một năm về trước. Đó là trước khi đại dịch Covid-19 khiến Olympic 2020 bị hoãn và đẩy lùi khai mạc sang ngày 23/7/2021.

 

Hoãn Olympic 2020, nhớ về bi kịch năm 1940

Hoãn Olympic 2020, nhớ về bi kịch năm 1940

Việc kỳ Olympic lần thứ 32 tại Tokyo phải dời lại thêm một năm vì dịch Covid-19 tuy bất ngờ, nhưng không phải chuyện quá lạ lẫm. Lịch sử Olympic từng chứng kiến một cú dừng bất ngờ tại kỳ Olympic diễn ra năm 1940, cũng ở Nhật Bản.

 

Vào thời điểm đấy, pháo hoa xếp đầy trên Vịnh Tokyo và những nhân vật nổi tiếng địa phương đã giới thiệu bộ huy chương trong một chương trình được dàn dựng công phu.

Nỗi buồn kéo dài

Vậy là Thế vận hội Tokyo lại trở lại với quá trình đếm ngược 1 năm một lần nữa. Điều đáng nói là không như 12 tháng trước, người Nhật Bản, các quan chức Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) giờ chẳng có tâm trạng nào để ăn mừng. Bởi như đã nói ở trên, không lâu sau khi Olympic 2020 đếm ngược 1 năm, pháo hoa được bắn rực sáng trên Vịnh Tokyo và nhiều nhân vật nổi tiếng Nhật Bản giới thiệu bộ huy chương các môn thi đấu trong một chương trình được dàn dựng công phu, đại dịch Covid-19 xuất hiện. Và không ai nghĩ rằng, loại virus corona có thể khiến thế giới thể thao năm 2020 điêu đứng và đẩy lùi khai mạc Olympic 2020 sang ngày 23/7/2021.

Đương nhiên thì lần này không có pháo hoa, cũng không có bất cứ sự kiện họp báo ầm ĩ nào. Chính xác thì người ta chỉ tổ chức một sự kiện không có người hâm mộ trong 15 phút vào ngày hôm qua, bên trong sân vận động quốc gia mới; chiếu một video quảng bá cho lễ khai mạc trong năm tới. Họ cũng giới thiệu đôi chút ngọn lửa Olympic vốn đã có mặt tại Nhật Bản vào tháng 3 nhưng không được diễu qua các thành phố đi kể từ đó.

Mặc dù vậy, sự kiện quan trọng vào một ngày mưa cũng thu hút sự chú ý của người Nhật Bản.

Nói vậy bởi một cuộc thăm dò vài ngày trước từ hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo đã lặp lại kết quả của các cuộc khảo sát gần đây: Người Nhật hoài nghi về việc Olympic có thể được tổ chức và họ sẽ tiếp tục nghi ngờ. Chẳng gì thì cuộc thăm dò cho thấy chỉ có 23,9% người ủng hộ tổ chức Thế vận hội, 36,4% cho rằng Thế vận hội nên được hoãn lại và 33,7% cho rằng cần hủy bỏ.

Hiển nhiên thì các nhà tổ chức và IOC đều loại trừ việc hoãn Olympic một lần nữa. Vấn đề không phải là họ sẽ quyết tâm tổ chức bằng mọi giá mà là Tokyo 2020 sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn nếu sự kiện không thể tổ chức.

“Tôi không nghĩ rằng mọi người có tâm trạng chờ đợi một cách vui vẻ để ăn mừng sự kiện đếm ngược 1 năm”, Yoshiro Mori, chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic 2020, cho biết mới đây.

Còn trong một cuộc phỏng vấn hồi giữa tuần với đài truyền hình NHK của Nhật Bản, ông thậm chí đã thẳng thừng khi được hỏi rằng: “Nếu tình hình này (với Covid-19) tiếp tục, liệu có thể tổ chức Olympic hay không?”

“Nếu tình hình hiện tại tiếp diễn, chúng tôi không thể”, Mori trả lời, mặc dù ông cho biết rất lạc quan về một loại vaccine chữa trị và tự tin về khả năng đại dịch sẽ suy yếu.

Chú thích ảnh
Olympic 2020 bị hoãn 1 năm, nhưng vẫn có thể lùi tiếp

Nguy cơ bị hoãn

Tokyo đang đặt hy vọng vào việc “đơn giản hóa”. Các nhà tổ chức đã đưa ra khoảng 200 đầu mục có thể được đơn giản hóa, thu nhỏ hoặc cắt bỏ. Sự khắt khe xuất phát bởi chi phí tăng vọt và nguy cơ Thế vận hội trở thành một đĩa petri, đại khái chỉ dùng một lần.

Ước tính tại Nhật Bản, việc hoãn Olympic sẽ có thể mất từ 2 tỷ đến 6 tỷ USD. IOC và các nhà tổ chức thừa nhận “khoản thâm hụt khổng lồ” nhưng nói rằng quá sớm để đưa ra một con số. Trên tất cả, Nhật Bản đã đầu tư khoảng 12,6 tỷ USD cho Thế vận hội. Tuy nhiên, một kiểm toán viên quốc gia cho biết chi phí thực tế cao gấp đôi. Trong số này, 5,6 tỷ USD là tiền xã hội hóa.

CEO Toshiro Muto cho biết 206 Ủy ban Olympic quốc gia, hàng chục liên đoàn thể thao, nhà tài trợ, đài truyền hình, truyền thông và các nhà cung cấp khách sạn, đã được yêu cầu tìm cách giảm quy mô các phái đoàn của họ đến Tokyo.

Thế nhưng, có một điều không thể chạm tới: Hạn ngạch của 11.000 vận động viên và 4.400 vận động viên Paralympic sẽ không bị cắt, lịch thi đấu và 42 địa điểm sẽ vẫn như cũ. Điều này mở đường cho các chương trình phát sóng trên TV tiếp tục được thực hiện khi đây là nguồn thu quan trọng của IOC. Nên nhớ là IOC thu về 5,7 tỷ USD trong chu kỳ Olympic bốn năm và 73% là từ việc bán bản quyền phát sóng. 18% khác là từ các nhà tài trợ hàng đầu.

Hàng tỷ USD doanh thu đó sẽ bị mất nếu Olympic không được tổ chức vào năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính của IOC. Có được Thế vận hội trên truyền hình và các nền tảng khác là ưu tiên hàng đầu, cùng với việc giữ an toàn cho các vận động viên. Được biết, kênh NBC của Mỹ, nguồn thu nhập lớn nhất cho IOC, trả trung bình khoảng 1,2 tỷ USD cho mỗi Thế vận hội.

Tương tự như vậy, với việc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 diễn ra sau Tokyo có 6 tháng, việc hủy bỏ có thể khiến Bắc Kinh chịu nhiều thiệt hại. Có điều, Olympic 2020 sẽ có hàng loạt vấn đề cần giải quyết khi họ phải đứng mũi chịu sào.

Liệu sẽ có người hâm mộ? Nếu có, người hâm mộ sẽ từ nước ngoài hay chỉ người Nhật Bản? Các vận động viên sẽ phải đối mặt với cách li, và sẽ có vaccine? Các vận động viên trẻ có nên được ưu tiên dùng vaccine nếu nó khan hiếm, và tất cả sẽ đồng ý để được tiêm chủng? Làm thế nào để các vận động viên được an toàn trong làng vận động viên đông đúc? Rồi chưa kể Tokyo đã lên kế hoạch sử dụng ít nhất 80.000 tình nguyện viên.

“Chúng tôi cần chuẩn bị cho tất cả các kịch bản nếu cần thiết”, Phó Chủ tịch của IOC, John Coates, người giám sát việc chuẩn bị cho Tokyo, nói. “Chúng tôi không thể biết những gì sẽ cần thiết. Chúng tôi không biết rằng tình hình Covid-19 sẽ như thế nào vào năm tới. Nhưng chúng tôi cần chuẩn bị ngay bây giờ”.

Một số nhà khoa học hoài nghi. Những người khác nói nó có thể, với thực tế là Nhật Bản đã có khoảng 1.000 trường hợp tử vong do Covid-19, với thực tế là Tokyo hầu như không bị ảnh hưởng mặc dù các trường hợp mới gần đây đang gia tăng.

Được biết, hiện Nhật Bản đang đóng cửa biên giới với công dân từ 129 quốc gia.

Theo tiến sĩ Ali Khan, chuyên gia dịch bệnh học tại trường đại học Nebraska, nguy cơ Olympic bị hoãn một lần nữa là rất lớn. Bởi để tổ chức, trước tiên, Nhật Bản cần phải cam kết tăng cường các nỗ lực ngăn chặn và tiến tới các trường hợp không như New Zealand. Sau đó, họ cần phát triển các cấp độ hoạt động dựa trên cơ sở truyền tải toàn cầu để xử lý các vận động viên, nhân viên hỗ trợ, báo chí, nhà cung cấp và người hâm mộ. Yêu cầu cách li quốc gia đối với vận động viên và những người khác trước khi đến Tokyo, và sau đó kiểm tra lại sau đó.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm