Bóng đá Đông Nam Á khổ vì áp lực lương bổng

21/05/2020 07:15 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Trong khi cầu thủ Việt Nam đang rộn ràng chờ ngày giải đấu cạnh tranh trở lại và nếu CĐV không thể đến sân xem họ thi đấu, thì việc bóng được lăn lúc này cũng đáng mừng hơn nhiều đồng nghiệp trong khu vực đang mệt mỏi vì bị "giam lỏn"g và giảm lương.

Lịch thi đấu hôm nay. Lịch thi đấu vòng loại cúp Quốc gia. Nam Định vs HAGL

Lịch thi đấu hôm nay. Lịch thi đấu vòng loại cúp Quốc gia. Nam Định vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu vòng loại cúp Quốc gia 2020. Lịch thi đấu cúp Quốc gia Bamboo Airway 2020.  Trực tiếp Nam Định vs HAGL.

Mới nhất, truyền thông Thái Lan ngày 20/5 tiết lộ CLB Muangthong United của Văn Lâm đã xác nhận giảm lương 30% với tất cả các thành viên. Đội bóng được xem là “nhà giàu” của xứ Chùa Vàng giảm lương như thế vẫn còn nhẹ so với các CLB khác khi trước đó vào giữa tháng 4, LĐBĐ Thái Lan (FAT) đã thông qua nghị quyết cho phép các CLB giảm đến 50% tiền lương toàn đội trong thời gian bóng không lăn vì dịch bệnh Covid-19.

Nhiều CLB khác của Thái Lan đã giảm 50% lương toàn đội như khuyến nghị của FAT và cá biệt, các CLB ở hạng 3, 4 Thai League đã tạm thời giải tán mà không có khoản tiền nào cho HLV, cầu thủ, nhân viên trong đội do không có nguồn thu.

Tình hình cũng tương tự với nhiều CLB ở giải hạng 2 Thái Lan. Chiều 20/5, báo chí nước này cũng thông tin đội bóng Ayutthaya United của Thonglao, cựu cầu thủ HAGL và đội trưởng ĐTQG Thái Lan, đã chính thức giải thể vì không đủ tài chính trả lương nhân viên. Lãnh đạo CLB xác nhận không thể tìm ra kinh phí suốt một thời gian dài để duy trì đội ngũ cho tới tận tháng 9 năm nay (thời gian giải đấu trở lại).

Chú thích ảnh
Muangthong United đã quyết định giảm lương 30% các thành viên của đội bóng. Ảnh: MUTD

Còn tờ Jakarta Post (Indonesia) cho biết các giải bóng đá chuyên nghiệp tại ở xứ vạn đảo sẽ chỉ được trở lại sớm nhất vào đầu tháng 7. Tình hình đó khiến các CLB được LĐBĐ Indonesia (PSSI) cho phép giảm lương HLV, cầu thủ từ tháng 4 đến tháng 6.

Cá biệt, CLB Persita Tangerang ở giải đấu hàng đầu Indonesia chỉ trả 10% lương 3 tháng đó cho các cầu thủ như kiểu tượng trưng. Các cầu thủ cũng chỉ biết bất bình nhưng không có phản ứng nào khác.

Tại Malaysia, dù Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp nước này không đồng ý với đề xuất giảm lương cầu thủ của LĐBĐ Malaysia, nhưng những cầu thủ ở các CLB như Johor Darul Tazim, Melaka và Universiti Kebangsaan Malaysia đã đồng ý giảm lương như biện pháp hỗ trợ CLB.

Tuy nhiên, điều đó cũng không giải quyết được vấn đề chính lúc này của các cầu thủ Malaysia, Indonesia, Thái Lan, bởi là cầu thủ chuyên nghiệp, khát khao lớn nhất của họ là được sớm trở lại sân cỏ như các đồng nghiệp ở Việt Nam.

Trong đó, HLV ĐTQG Malaysia Tan Cheng Hoe đã thừa nhận sẽ thua thiệt Việt Nam nếu giải VĐQG nước này tới tháng 9 mới diễn ra. Tương tự, Thái Lan cũng không dễ giúp các cầu thủ sớm lấy lại phong độ khi tháng 9 họ mới trở lại.

V.H

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm